Hướng tới dịp kỷ niệm một năm được vinh thăng Hồng y trong Giáo hội Hoa Kỳ, Đức TGM Blase Cupich Địa phận Chicago và Đức TGM Joe Tobin Địa phận Newark hiện đang nỗ lực làm việc để xây dựng một “nền văn hóa của sự gặp gỡ” ở một quốc gia đầy chia rẽ. Trong một cuộc phỏng vấn với Crux, hai ĐHY Tobin và Cupich đã thảo luận về những thách thức mà Hoa Kỳ phải đối mặt về vấn đề nhập cư, cuộc chiến trên phương tiện truyền thông xã hội cũng như sự gia tăng sự phân cực trong Giáo hội và quốc gia.
BALTIMORE – Sáng ngày 19 tháng 11 năm 2016, ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm Đức TGM Blase Cupich Địa phận Chicago làm Hồng y. Tối hôm đó, Ngài đã nắm lấy cơ hội đã được ban cho do vị trí mới của mình để tổ chức một bữa tiệc gây quỹ tại Bảo tàng Vatican, để phụ giúp cho những người nhập cư dọc theo biên giới Hoa Kỳ và Mexico.
Khi hướng tới kỉ niệm một năm được bổ nhiệm Hồng y, ĐHY Cupich phát biểu với Crux rằng bữa ăn tối hôm đó chính là một trong những điểm nhấn của năm qua.
“Tôi nghĩ rằng đối với chúng tôi, việc có thể ở trung tâm của Giáo hội và suy nghĩ về những người bị gạt ra bên lề, cho thấy điều mà ĐTC Phanxicô muốn chúng tôi thực hiện”, ĐHY Cupich nói. “Ngài muốn chúng tôi đảm bảo rằng công nghị là nói về chúng tôi”.
Ba năm trước, vào ngày 18 tháng 11 năm 2014, ĐHY Cupich đã thay thế Đức Hồng y Francis George để lãnh đạo Tòa Giám mục quan trọng thứ hai ở Hoa Kỳ sau khi lãnh đạo Giáo phận Spokane, Washington trước đây. Kể từ đó, Ngài trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất ở cả Hoa Kỳ và Giáo hội toàn cầu, được xem như là một trong những đồng minh thân cận nhất của ĐTC Phanxicô tại Hoa Kỳ.
Cùng với ĐHY Cupich, Đức TGM Joseph Tobin đã được vinh thăng Hồng y trong cùng một ngày. ĐHY Tobin từng phục vụ với tư cách là Tổng Giám mục Địa phận Indianapolis khi lần đầu tiên Ngài được công bố sẽ được nhận mũ đỏ, mặc dù chỉ vài tuần sau đó Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Địa phận Newark, New Jersey.
Nhìn lại năm vừa qua, ĐHY Tobin và ĐHY Cupich đã phát biểu với Crux rằng trước hết, họ cam kết đối với lời mời gọi của ĐTC Phanxicô để xây dựng một “nền văn hoá của sự gặp gỡ”, như một phần xác định trong sứ vụ mục vụ của mình. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận rằng một nhiệm vụ như vậy thì việc nói dễ hơn là thực hiện, ở một quốc gia nơi mà – như Đức Hồng Y Danial DiNardo gần đây đã tóm tắt – “dường như chia rẽ hơn bao giờ hết”.
Những thách đố của việc xây dựng một nền văn hoá của sự gặp gỡ
Khi các Giám mục Hoa Kỳ gặp nhau tại Baltimore trong tuần vừa qua để tổ chức hội nghị mùa thu hàng năm của mình, vấn đề nhập cư đã trở thành một vấn đề trọng tâm trong tất cả các cuộc thảo luận của họ. Vào một thời điểm quan trọng, ĐHY Cupich đã tận dụng micrô để lên án những lời lẽ hoa mỹ đầy nguy hại vốn đã được đưa ra để miêu tả các cuộc thảo luận công khai ngày nay.
Sau sự can thiệp đó tại hội nghị, ĐHY Cupich phát biểu với Crux, “Vấn đề thực sự và thách đố mà chúng ta phải đối diện hiện nay đó chính là việc nhiều người … đang phải sống trong các trại tập trung của chúng ta. Chúng ta có một cách tiếp cận theo kiểu bộ lạc đối với lĩnh vực chính trị”.
ĐHY Cupich nhắc lại một hội nghị gần đây của Catholic Extension, một cơ quan gây quỹ hỗ trợ các Giáo phận truyền giáo trên khắp Hoa Kỳ, nơi nhiều Giám mục đã kể về những trận bão và lũ lụt đã đổ bộ vào các Giáo phận của họ.
“Người ta gạt sang một bên những ý thức hệ và những quan điểm chính trị của họ và kể những câu chuyện rất rõ ràng về những người đàn ông và phụ nữ, những người theo Cộng hòa và Dân chủ”. “Bất cứ điều gì chúng ta có thể làm để quy tụ mọi người lại với nhau và gặp gỡ nhau như Đức Thánh Cha đang đề nghị chúng ta thực hiện”.
ĐHY Cupich giải thích: “Chúng ta quy tụ mọi người mỗi tuần thuộc mọi nền tảng xã hội khác nhau và mọi niềm tin tôn giáo khác nhau cũng như cách thức họ tiếp cận cuộc sống theo các ý thức hệ và quan điểm chính trị của họ, nhưng chỉ bằng việc quy tụ họ lại với nhau, tôi thiết nghĩ chúng ta có thể cho thấy rằng có nhiều thứ liên kết chúng ta hơn là chia rẽ chúng ta”.
Việc chiến đấu với những kẻ hung bạo
Hai tháng sau khi đến Newark, ĐHY Tobin đã chiến đấu với một cơn bão tuyết vào đầu tháng ba, đến sát cánh với một người đàn ông 59 tuổi tên Catalino Guerrero, tại một cuộc điều trần với Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) để lên tiếng chống lại việc trục xuất đối với người đàn ông này. Ông Guerrero đã sinh sống tại Hoa Kỳ trong hơn 25 năm, cùng với bốn người con và bốn đứa cháu.
“Điều quan trọng là phải khoác cho mỗi người một diện mạo”, ĐHY Tobin nói. “Tôi không thể đồng hành cùng với 11 triệu người không có giấy tờ ở đất nước này, điều mà tôi hy vọng đó chính là nhìn vào họ, họ có diện mạo riêng, họ có những câu chuyện riêng của mình”.
Khi nhìn lại năm vừa qua, đó là bối cảnh – ĐHY Tobin cho là tình trạng của việc ngược đãi – mà Ngài xem như một điểm thấp kém.
40% trong tổng số 1,6 triệu người Công giáo trong Tổng Giáo phận của Ngài là người Tây Ban Nha.: “Những con người đó đang rất sợ hãi”, ĐHY Tobin phát biểu với Crux.
“Các bậc phụ huynh nói với tôi rằng họ không chắc khi họ hôn những đứa con của mình vào buổi sáng và sau đó chúng đến trường, và họ sẽ có mặt ở nhà vào ban đêm”, ĐHY Tobin nói.
“Sự bất lực và sự thờ ơ rộng khắp của một Giáo hội và xã hội cho phép loại hình ngược đãi này, chúng có những hình thức khác nhau” tiếp tục khiến cho ĐHY Tobin bối rối và chán nản khi Ngài suy nghĩ về năm vừa qua.
“Có những hình thức ngược đãi gây chết người, chẳng hạn như việc phá thai, tôi tin rằng, đơn giản là trong nhiều trường hợp, những người có quyền lực hơn đang gạt bỏ những người mà cuối cùng phải bơ vơ không có ai để nương tựa, và điều đó cũng dẫn đến nhiều hình thức khác nữa”.
Cả hai ĐHY Tobin và ĐHY Cupich đều thừa nhận rằng việc ngược đãi đã diễn ra với một hình thức đặc biệt ghê tởm trong Giáo hội, rõ ràng trên các phương tiện truyền thông xã hội.
“Tôi thiết nghĩ internet, vốn được cho là một thị trường tuyệt vời của những ý tưởng và một quảng trường nơi mà chúng ta có thể nói chuyện với nhau, có nhiều cách thức củng cố và gia tăng sự phân cực”, ĐHY Tobin nói.
ĐHY Tobin phát biểu với Crux rằng Ngài tin rằng mặc dù internet cho thấy những cơ hội phi thường đối với việc truyền giáo, nhưng nó cũng cho thấy những tình huống khó xử đặc biệt đối với các giám mục và linh mục, và Ngài đề nghị Hội đồng Giám mục của Ngài xem xét một chính sách về việc làm thế nào để hướng dẫn các linh mục và Giám mục cách tốt nhất trong việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội của họ.
“Một số người đã lường trước điều này, thét lên ‘Tu chính án Thứ nhất’”, ĐHY Tobin nói. “Không phải là chúng ta hủy bỏ khế ước Tu chính án Thứ nhất của mình khi chúng ta thụ phong linh mục. Thậm chí ngay cả trong luật pháp dân sự, quyền tự do ngôn luận không phải là không giới hạn. Tôi thiết nghĩ với tư cách là những linh mục, có những điều nhất định chúng ta không thể làm. Hoặc không nên làm về phương diện luân lý”.
Sau khi các chiến dịch truyền thông xã hội của Church Militant, một phương tiện truyền thông Công giáo bảo thủ, huỷ bỏ một số bài diễn văn thu hút sự chú ý của linh mục James Martin, một linh mục Dòng Tên nổi tiếng gần đây đã xuất bản cuốn sách về việc xây dựng cây cầu nối giữa cộng đồng LGBT và Giáo hội Công giáo, ĐHY Cupich đã mời linh mục Martin cung cấp một loạt những bài chia sẻ Mùa Chay tại Chicago.
ĐHY Cupich phát biểu với Crux rằng Ngài tin rằng việc kiểm soát chặt chẽ loại hành vi xã hội này không nhất thiết là giải pháp tốt nhất nhưng thay vào đó, nó có đem lại dũng khí để lên tiếng thậm chí ngay cả khi đối mặt với sự đối kháng.
“Tôi không nhất thiết phải theo đuôi dân chúng”, ĐHY Cupich nói. “Tuy nhiên khi tôi chứng kiến một sự bất công, tôi cố gắng lên tiếng chống lại nó. Tôi thiết nghĩ chúng ta phải có khả năng chỉ ra những cách diễn tả khác nhau về những lời nói hoa mỹ đầy nguy hại để nói rằng điều này là sai lầm”.
“Xét về việc nỗ lực quyết tâm ngăn chặn, theo sau, hoặc kiểm duyệt người khác, tôi thiết nghĩ điều đó quả là không hay và nhiều khi cách tiếp cận này chỉ cho thấy một sự yếu đuối”, ĐHY Cupich cho biết thêm. “Tôi thiết nghĩ chúng ta phải thể hiện sức mạnh bằng cách nói lên điều đó”.
Những người bênh vực một nền luân lý nhất quán về sự sống
Trong số những cuộc bầu cử được theo dõi chặt chẽ nhất trong hội nghị mùa thu của HĐGM Hoa Kỳ, có [cuộc bầu cử] người đứng đầu mới của ủy ban về các hoạt động ủng vệ việc bảo vệ sự sống, trong đó ĐHY Cupich đã bị ngăn cản bởi Đức Tổng Giám mục Joseph Naumann thuộc Địa phận Kansas City.
ĐHY Cupich được xem như là đại diện cho cách tiếp cận về luân lý nhất quán đối với sự sống, vốn cố gắng kết nối một loạt những vấn đề chẳng hạn như phá thai, an tử và tử hình, trong khi Đức TGM Naumann phù hợp hơn với một quan điểm truyền thống vốn tập trung vào vấn đề phá thai.
Khi Đức TGM Naumann đánh bại ĐHY Cupich trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 96-82, một số người xem kết quả này như một cuộc bỏ phiếu chống lại cách tiếp cận luân lý nhất quán đối với sự sống. Trong một cuộc phỏng vấn với Crux ngay sau cuộc bỏ phiếu, ĐHY Cupich cho biết Ngài tin rằng cách giải thích này là không chính xác.
“Ủy ban về cổ võ việc bảo vệ sự sống có một số lượng thành viên khổng lồ. Khi vị chủ tịch triệu tập mọi người, Ngài phải phụ thuộc vào toàn bộ ủy ban để tiến lên phía trước và cũng để hòa hợp với phần còn lại của Hội đồng Giám mục”, ĐHY Cupich nói.
“Tôi rất hài lòng với việc mở rộng sự hiểu biết về những vấn đề liên quan đến sự sống mà chúng tôi đã đạt được trong hội nghị, liên quan đến việc đảm bảo rằng chúng tôi nhất quán trong cách tiếp cận”, ĐHY Cupich cho biết thêm.
Sau đó ĐHY Cupich đã chỉ ra hướng dẫn của các Giám mục Hoa Kỳ về những cân nhắc liên quan đến việc bỏ phiếu như là bằng chứng như vậy.
“Chắc chắn, tài liệu mà chúng ta có, “Những công dân trung tín” (Faithful Citizenship), phản ánh điều đó, vì vậy tôi không nhận thấy rằng chúng ta sẽ có bất kỳ một sự thay đổi nào từ đó cả”, ĐHY Cupich nói.
Những vị đại diện của ĐTC Phanxicô tại Hoa Kỳ
Ở độ tuổi 65 và 68, hai ĐHY Tobin và ĐHY Cupich còn khá trẻ theo các tiêu chuẩn Giáo hội, và sẽ vẫn là những nhân vật như là kết quả trong một Giáo hội mà ĐTC Phanxicô đang cố gắng cải cách và làm lại.
Cả hai vị Hồng y đều được chọn từ các Giáo phận tương đối mờ nhạt và đã nhanh chóng trở thành những nhân vật đại diện cho ĐTC Phanxicô ở một đất nước, nơi mà cuộc tranh luận về vị Giáo Hoàng thường là một chủ đề phổ biến trong các chủ đề tán gẫu ở các lớp học.
Tại một sự kiện tại Đại học Chicago, ĐHY Cupich đã được hỏi về cáo buộc rằng ĐTC Phanxicô đang nuôi dưỡng “một sự mập mờ đã kéo dài rất lâu” trong Giáo hội, như linh mục Tom Weinandy, cựu cố vấn của Ủy ban Giáo lý Đức tin của các Giám mục Hoa Kỳ, gần đây đã quả quyết.
“Tôi không nghĩ rằng mọi người đang bị ĐTC Phanxicô làm cho chướng tai gai mắt”, ĐHY Cupich trả lời. “Tôi nghĩ rằng họ đang bị xúc pham đến ý thức luân thường đạo lý. Tôi nghĩ rằng có một sự khác biệt”.
Khi được hỏi về những cáo buộc đó, ĐHY Tobin phát biểu với Crux rằng đối với Ngài thì những cáo buộc như vậy là vô căn cứ.
“Có những người đang mơ hồ về sự nhầm lẫn và không đồng tình”, ĐHY Tobin nói.
“Nếu linh mục Weindandy nói rằng ĐTC Phanxicô đang khiến cho người ta nói tiếng Nga, thì tôi sẽ thấy có nhiều ý nghĩa đối với tôi”.
Minh Tuệ chuyển ngữ