ĐHY Tobin, DCCT - hình ảnh của ĐTC Phanxicô tại Newark

Cho dù chỉ là vị lãnh đạo tôn giáo ở một thành phố đứng thứ hai của Hoa Kỳ, ĐHY Tobin vẫn đang là người đi đầu trong một phong trào mang tầm vóc thế giới – một hiện tượng tôn giáo, nhưng đồng thời cũng là một phong trào thế tục sâu sắc. Không được tự do, có lẽ thế, hơn ĐTC Phanxicô, nhưng ĐHY Tobin vẫn đại diện cho một lựa chọn đầy nhân đạo và cao thượng so với hàng giáo phẩm đang cai trị Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ.

Carroll_Cardinal-Joseph-Tobin

ĐHY Tobin chào đón những người đồng tính luyến ái tại Nhà thờ Newark

“Điều khiến cho các bạo chúa, những kẻ độc tài, thức giấc vào ban đêm, điều lật đổ các hoàng đế gian ác, chính là một người nhỏ bé đi vào quảng trường ở giữa thị trấn trong bóng đêm và viết nguệch ngoạc trên tường: ‘Không!’”, vị Giám mục Công giáo nói với mọi người hiện diện. “Và tôi muốn nói với anh chị em, chúng ta là những ‘con số không!’ mà Thiên Chúa vẽ trên tường”.

Đó chính là những chia sẻ trong một hội nghị liên tôn được tổ chức tại Newark, New Jersey, vào đầu tháng 5 vừa qua, nhằm phản đối chính sách nhập cư và trục xuất của chính quyền Trump. Diễn giả là Đức Hồng y Joseph Tobin, DCCT, cùng với một tham dự viên khác, Đức Giám mục Dwayne Royster, thảo luận về “những người không có giấy tờ”, “những dân đen”, “những người dân nghèo” và “những người cần được chăm sóc sức khoẻ ở đất nước này”.

Donald Trump lên nắm quyền vào mùa thu năm ngoái, và ĐHY Joseph Tobin cũng đã bước vào vai trò mới vào khoảng thời gian này. Ngài đã phục vụ với tư cách là Tổng Giám mục Địa phận Indianapolis từ năm 2012, và nếu như người dân Hoa Kỳ đã từng nghe về ngài trước đây thì có lẽ là vì cuộc chiến của ngài chống lại sắc lệnh của Thống đốc Mike Pence, sau đó đã bị phán quyết là vi hiến – nhằm ngăn chặn việc tiếp nhận những người tị nạn Syria đến Indiana. Sau đó, một ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Tobin làm Tân Tổng Giám mục Địa phận Newark, một Giáo phận có hàng triệu người Công giáo và phải cử hành Thánh lễ bằng 20 ngôn ngữ.  Mười ngày sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, Đức Cha Tobin đã được đội mũ Hồng y, vị Tổng Giám mục đầu tiên của Địa phận Newark được cất nhắc vào vai trò này.

Một tuần lễ sau khi nhậm chức, ĐHY Tobin đã đưa ra một tuyên bố lên án sắc lệnh nhập cư của chính quyền mới là “đi ngược lại với ý nghĩa của việc trở thành một công dân Hoa Kỳ”. Trong khi những phương tiện truyền thông khác nhau đang điên cuồng xung quanh tổng thống, thật dễ dàng bỏ lỡ tầm quan trọng của sự chối bỏ đáng kinh ngạc này về tính trung lập của Giáo hội.

Nhưng phe đối lập của ĐHY Tobin không phải là hiếm hoi, bởi vì ngài đã được đặt vào một vị trí như là một nhà lãnh đạo được mến mộ của ĐTC Phanxicô. Một “số không” của Thiên Chúa? Có lẽ là vậy, mà cũng có lẽ là không.

Dĩ nhiên, ĐTC Phanxicô không phải là một người đang vẽ nguêch ngoạc lên tường dưới bóng tối của đêm đen. Vượt qua căn tính tôn giáo hạn hẹp thường đánh dấu (và giới hạn) vào các hình ảnh như vậy, ĐTC Phanxicô đã nổi lên, gần như bất chấp chính mình, như một người bênh vực các giá trị nhân văn mà Tổng thống rõ ràng đã phỉ báng.

Trump tiêu biểu cho một hướng đi đối với tương lai nhân loại; vị Giáo hoàng đến từ Argentina lại tiêu biểu cho một hướng đi khác. ĐTC Phanxicô và Trump chính là những khuôn mẫu trái ngược của một cuộc tranh đấu về văn hoá rộng lớn hơn bao gồm tất cả mọi thứ kể từ lực lượng quân sự cho đến vấn đề suy thoái môi trường, từ vấn đề bất bình đẳng về kinh tế cho đến tính toàn vẹn của ngôn ngữ.

Đó là lý do tại sao ĐTC Phanxicô chú ý đến ĐHY Tobin. Ngài đích thực là một con người của Giáo hội.

Sau thời gian phục vụ trong tư cách linh mục tại Detroit và Chicago, ngài đã phục vụ tại Rôma hai thập kỷ trong tư cách là nhà lãnh đạo một dòng tu quốc tế, Dòng Chúa Cứu Thế. Tuy nhiên, thậm chí ngay cả trước khi Đức Jorge Mario Bergoglio được bầu vào chức vụ Giáo hoàng, thì ĐHY Tobin đã bắt đầu thể hiện một sự phóng khoáng độc lập. Được bổ nhiệm, vào năm 2010, làm thành viên của một Ủy ban Vatican đang điều tra các nữ tu Hoa Kỳ (và đang sử dụng cụm từ “nữ quyền” như một thuật ngữ chỉ một điều sỉ nhục), ĐHY Tobin đã trở thành một nhà phê bình mạnh mẽ từ bên trong, và điều đó dẫn đến việc ngài đã bị sa thải khỏi Ủy ban này. ĐHY Tobin nổi lên như một người bảo vệ chân thành đối với các nữ tu, một tiền đạo đi trước cho vị Giáo hoàng sắp tới. ĐTC Phanxicô, ý thức về sự cần thiết phải dỡ bỏ các cấu trúc có từ lâu đời của Công giáo trong xu hướng hận thù đối với phụ nữ, ngay lập tức, đã chứng kiến sự bất công của cuộc tấn công theo kiểu của những toà hình án xử dị giáo đối với các nữ tu Hoa Kỳ, và đã nắm lấy một gợi ý từ ĐHY Tobin: hãy chấm dứt nó.

ĐHY Tobin, tất nhiên, cũng đã làm theo sự chỉ dẫn từ ĐTC Phanxicô. Cuối tháng trước, diễn giải ở cấp độ Giáo hội địa phương sự cởi mở mang tính cách mạng của ĐTC Phanxicô – mặc dù là không tuyệt đối –đối với Cộng đồng L.G.B.T, ĐHY Tobin đã chào đón một phái đoàn bao gồm hơn một trăm người Công giáo đồng tính luyến ái đến Nhà thờ Newark. Ngài phát biểu với họ: “Tôi là Joseph, một người anh của anh chị em”. Và, vào tuần trước, tại cuộc họp của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ ở Indianapolis, ĐHY Tobin đã không đứng chung hàng ngũ với các vị Giám mục chiến binh văn hoá của thời kỳ Đức Bênêđictô XVI, để bỏ phiếu chống lại việc thành lập một ủy ban có trách nhiệm “bảo vệ tự do tôn giáo”, một công cụ bị nhiều người coi là nguy hiểm mà quyền bính tôn giáo sử dụng để chống lại mọi thứ, từ việc tránh thai cho đến quyền của người đồng tính, cho đến Obamacare. Nhóm của ĐHY Tobin đã thua, nhưng lá phiếu của ngài đã được chú ý.

Khi Đức Cha Tobin được bổ nhiệm làm Hồng y, vào tháng 11 năm ngoái, cùng với Đức Tân TGM Địa phận Chicago, Đức Cha Blase J. Cupich, họ là hai trong số ba vị Giám mục người Mỹ mà ĐTC Phanxicô đã trao mũ đỏ. Vị thứ ba là Đức Giám mục Kevin Farrell, nguyên Giám mục Địa phận Dallas, hiện giữ chức vụ Tổng Trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống. Khi ĐTC Phanxicô bị các Giám mục bảo thủ Hoa Kỳ rõ ràng chọn vị trí “khác” trong cuộc chiến của ngài ở bên trong cũng như bên ngoài Giáo hội, ngài cũng đã không ngại cho mọi người thấy rõ điều đó. Đức Cha Charles J. Chaput, một nhà phê bình thẳng thắn đối với ĐTC Phanxicô, là vị Tổng Giám mục đầu tiên của Địa phận Philadelphia không được bổ nhiệm làm Hồng y trong gần một thế kỷ, và vị Hồng y của Địa Phận New York, Đức Cha Timothy Dolan, vào năm 2015 đã ký một bức thư ngỏ gửi cho ĐTC Phanxicô, cũng đã thất sủng.

Việc bổ nhiệm làm Hồng y tất nhiên là quan trọng, bởi vì những Hồng y sẽ bầu chọn vị kế nhiệm ĐTC Phanxicô. Cho đến nay, với ba Công nghị Hồng y, ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm 56 Giám mục từ 39 quốc gia làm Hồng y.

Cho dù chỉ là vị lãnh đạo tôn giáo ở một thành phố đứng thứ hai của Hoa Kỳ, ĐHY Tobin vẫn đang là người đi đầu trong một phong trào mang tầm vóc thế giới – một hiện tượng tôn giáo, nhưng đồng thời cũng là một phong trào thế tục sâu sắc. Không được tự do, có lẽ thế, hơn ĐTC Phanxicô, nhưng ĐHY Tobin vẫn đại diện cho một lựa chọn đầy nhân đạo và cao thượng so với hàng giáo phẩm đang cai trị Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ.

Tuần trước, ĐTC Phanxicô, trong Công nghị Hồng y thứ tư của mình, đã bổ nhiệm thêm năm vị Giám mục, bao gồm các vị Giám mục đến từ El Salvador, Mali, Lào và Thụy Điển – vị đầu tiên từ Bắc Âu, làm Hồng y. Những người am hiểu Vatican nói rằng mọi hòn đảo ở Micronesia sẽ sớm có được sự nổi tiếng của riêng mình. Sự khẳng định đặc biệt này đối với các dân tộc và các quốc gia bên lề cũng chính là một sự đột phá đối với các nền chính trị quyền lực coi Châu Âu làm trung tâm, và đối với cực bắc của trục kinh tế vốn đã gắn bó lâu dài với Giáo hội, và đối với việc người giàu chống lại kẻ nghèo.

Trong thực tế, ĐTC Phanxicô đang ủy thác cho hàng chục “con người nhỏ bé” nhiệm vụ đi vào quảng trường toàn cầu và viết những “con số không!”.

B.C. (theo The New Yorker)

 

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết