ĐHY Tauran: ‘Các Kitô hữu và người Hồi giáo cần phải chuyển từ việc đối đầu sang việc cùng nhau hợp tác’

Đức Hồng y Jean-Louis Tauran phát hành thông điệp khi tháng Ramadan bắt đầu

Thái độ cạnh tranh giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo thúc đẩy sự xác tín rằng tôn giáo là một nguồn gây ra sự căng thẳng và bạo lực, chứ không phải là hòa bình,Đức Hồng y Jean-Louis Tauran chia sẻ.

20150520cnsbr9660-800x500

Đức Hồng y Jean-Louis Tauran

“Điều quan trọng là chúng ta các Kitô hữu và những người Hồi giáo nhớ lại các giá trị tôn giáo và luân lý mà chúng ta chia sẻ, trong khi thừa nhận sự khác biệt của chúng ta”, ĐHY Tauran, chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên tôn, cho biết.

“Bằng cách thừa nhận những điều mà chúng ta nắm giữ nói chung và bằng việc tôn trọng những khác biệt hợp pháp của chúng ta, chúng ta có thể thiết lập vĩnh viễn nền tảng vững chắc cho các mối quan hệ hòa bình, chuyển từ việc cạnh tranh và đối đầu sang một sự hợp tác hiệu quả vì lợi ích chung”, ĐHY Tauran cho biết trong một thông điệp gửi người Hồi giáo.

Thông điệp hàng năm được dành cho tháng Ramadan, vốn bắt đầu vào ngày 16 tháng 5, và lễ Eid al-Fitr, dịp lễ đánh dấu kết thúc tháng ăn chay, vốn sẽ diễn ra vào khoảng ngày 15 tháng 6 năm nay. Vatican đã công bố thông điệp này hôm 18 tháng Năm.

Với chủ đề  “Các Kitô hữu và người Hồi giáo: Từ việc cạnh tranh đến cộng tác”, thông điệp bày tỏ sự đánh giá cao đối với “nỗ lực tuyệt vời của người Hồi giáo trên toàn thế giới để ăn chay, cầu nguyện và chia sẻ món quà của Đấng Toàn Năng với người nghèo”.

Tầm quan trọng của tháng đó là một cơ hội để chia sẻ một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo cũng như sự cần thiết phải chuyển từ việc cạnh tranh sang việc cùng hợp tác với nhau, ĐHY Tauran viết.

“Tinh thần cạnh tranh đã thường xuyên đánh dấu các mối quan hệ trong quá khứ giữa các Kitô hữu và những người Hồi giáo”, ĐHY Tauran nói, đồng thời cho biết thêm rằng “những hậu quả tiêu cực theo sau đó là hiển nhiên: sự đố kị, buộc tội lẫn nhau và những căng thẳng”.

“Trong một số trường hợp, những điều này đã dẫn đến những cuộc đối đầu bạo lực, đặc biệt là nơi mà tôn giáo đã bị công cụ hóa, trên hết là do các động cơ chính trị và vụ lợi”, thông điệp cho biết.

Hình thức của việc “cạnh tranh liên tôn” này làm tổn thương hình ảnh của các tôn giáo và tín đồ của họ, và đồng thời “nó thúc đẩy quan điểm rằng tôn giáo không phải là nguyên nhân của hòa bình, mà là nguyên nhân của sự căng thẳng và bạo lực”.

Để ngăn chặn và khắc phục những hậu quả tiêu cực như vậy, ĐHY Tauran viết, đó là chìa khóa để các Kitô hữu và những người Hồi giáo nhận ra những giá trị mà họ chia sẻ và thể hiện sự tôn trọng liên quan đến những khác biệt hợp pháp.

Việc cùng công tác với nhau vì lợi ích chung cần phải bao gồm việc hỗ trợ những người thiếu thốn nhất, cho phép cả hai bên “cung cấp một lời chứng đáng tin cậy về tình yêu của Đấng Toàn Năng đối với toàn thể nhân loại”, thông điệp cho biết.

“Vì vậy, chúng ta có thể tiếp tục các mối quan hệ hòa bình và huynh đệ, chúng ta hãy cùng cộng tác với nhau và tôn trong lẫn nhau”, ĐHY Tauran nói. “Bằng cách này, chúng ta sẽ tôn vinh Đấng Toàn Năng và thúc đẩy sự hòa hợp trong xã hội, vốn ngày càng trở nên đa sắc tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết