ĐHY Schonborn: ‘Giáo hội đang làm mọi thứ để củng cố các gia đình’

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 15-07-2017 | 07:52:29

Giáo hội Công giáo đang làm bất cứ điều gì có thể nhằm củng cố các gia đình, bao gồm cả những gia đình thường được coi là không truyền thống, Đức Hồng y Christoph Schonborn Địa phận Vienna – một nhà thần học đã duyệt lại Tông Huấn của ĐTC Phanxicô về gia đình, cho biết.

Cardinal Christoph Schonborn of Vienna talks to journalists June 13 outside St. John's Cathedral in Limerick, Ireland. The cardinal was attending a conference, "Let’s Talk Family: Let’s Be Family." (CNS photo/Liam Burke courtesy Press 22) See SCHONBORN-IRELAND-FAMILY July 14, 2017.

Cardinal Christoph Schonborn of Vienna talks to journalists June 13 outside St. John’s Cathedral in Limerick, Ireland. The cardinal was attending a conference, “Let’s Talk Family: Let’s Be Family.” (CNS photo/Liam Burke courtesy Press 22) See SCHONBORN-IRELAND-FAMILY July 14, 2017.

“Việc ủng hộ gia đình không có nghĩa là không ủng hộ những hình thức khác của đời sống – thậm chí những người sống trong mối quan hệ đồng giới cũng cần có các gia đình của họ”, Đức Hồng Y Schonborn phát biểu trong chuyến thăm Ireland, quốc gia mà vào năm tới sẽ đăng cai tổ chức Đại Hội Thế Giới về Gia Đình.

Gia đình chính là “mạng lưới sống còn của tương lai” và “sẽ mãi mãi là nền tảng của mọi xã hội”, Đức Hồng y Schonborn phát biểu với các nhà báo hôm 13 tháng 7 vừa qua trước khi phát biểu tại một cuộc hội thảo về chủ đề: “Hãy nói về gia đình: Hãy trở nên những gia đình thực thụ”.

Đức Hồng Y Schonborn phát biểu tại hội nghị được tổ chức tại Đại học Mary Immaculate rằng mọi người không nên nản chí về tương lai của các gia đình, mặc dù có nhiều mối đe doạ và chính sách về kinh tế và xã hội vốn không quan tâm đến gia đình.

“Hiện nay, mọi người có thể kết hôn”, ĐHY Schonborn nói, nhưng phải thừa nhận rằng “rất nhiều người chọn không lập gia đình”. ĐHY Schonborn gợi ý rằng số lượng các tình huống có thể gọi là bất thường đã gia tăng cực kì lớn vì “khuôn khổ của xã hội đã thay đổi rất nhiều”.

“Nhưng chúng ta đừng quên rằng hôn nhân, như chúng ta có được ngày hôm nay, là một đặc ân hiếm thấy trong các thế kỷ trước, (khi mà tối đa) một phần ba dân số có thể kết hôn”.

ĐHY Schonborn cho biết rằng bà cố ngoại của ngài, một góa phụ giàu có, sống trong cái mà thời đại ngày nay gọi là Cộng hòa Séc nhưng trước đó là một phần của đế quốc Áo, có tới sáu người hầu chưa lập gia đình vì luật chống kết hôn đối với những người có địa vị như họ. “Hôn nhân là một đặc quyền”, ĐHY Schonborn cho biết.

ĐHY Schonborn, cựu học viên của Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI, cũng lưu ý rằng bà ngoại người Đức của ngài chính là “đứa con gái ngoài giá thú của một người hầu gái, một người không được phép kết hôn”.

ĐHY Schonborn cho biết nếu như ngài phải tóm tắt trên tài khoản Twitter của mình, ngài sẽ nói, “‘Amoris Laetitia’ cho chúng ta biết rằng hôn nhân và gia đình hoàn toàn có thể tồn tại cũng như có thể thực hiện được ngày hôm nay”. “Amoris Laetitia” chính là Tông Huấn sau hai Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình vào năm 2016 của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Khi được hỏi về việc tiếp nhận “Amoris Laetitia” trong Giáo hội và các “dubia” – một loạt các câu hỏi chất vấn được đưa ra bởi bốn vị Hồng y nhằm làm sáng tỏ những điểm hoài nghi của mình – ĐHY Schonborn cho biết “quá trình tiếp nhận là một quá trình lâu dài” và cần phải có sự thương lượng và thảo luận.

Nhưng đồng thời, ĐHY Schonborn cũng chỉ trích các vị Hồng y đối với cách thức mà họ đã nêu lên mối bận tâm của mình. “Các vị Hồng y đó, những người nên là những người cộng tác gần gũi nhất của Đức Giáo Hoàng, cố đòi buộc và gây sức ép với ĐTC Phanxicô để [Ngài] trả lời công khai bức thư đã được công bố của họ là một hành vi hoàn toàn phiền hà “, ĐHY Schonborn cho biết.

ĐHY Schonborn phát biểu với các nhà báo: “Tôi sợ những người có những câu trả lời nhanh chóng, rõ ràng trong lĩnh vực chính trị và kinh tế, cũng như trong tôn giáo”. 

“Thánh Ghê-gô-ri-ô Cả nói rằng nghệ thuật đồng hành về mục vụ chính là nghệ thuật về việc nhận định. Đó là một nghệ thuật và đòi hỏi cần phải có một sự đào luyện”, ĐHY Schonborn cho biết thêm.

Trong suốt hội nghị, Đức Hồng Y Schonborn, người mà cha mẹ đã ly dị, mô tả chương 8 của “Amoris Laetitia” như một phần “đã gây ra tranh cãi nhiều nhất”.

“Hầu hết chủ đề đã bị giảm xuống để chỉ còn là một câu hỏi – ‘Liệu họ (những người ly dị đã tái hôn mà không được tiêu hôn) có được phép Rước Lễ không? Có hay không!’, ĐTC Phanxicô nói, ‘Đây chính là một cái bẫy!’. Bằng cách thu hẹp vấn đề này để chỉ còn là một câu hỏi, mục đích chính của ‘Amoris Laetitia’ đã bị lãng quên: Hãy cẩn thận và nhận định”, Đức Hồng Y Schonborn nói.

Khen ngợi tầm quan trọng của việc nhận định về mục vụ, Đức Hồng Y Schonborn nói rằng, với sự đa dạng của các tình huống vốn có thể xảy ra cho các cặp vợ chồng đang gặp những khó khăn, “Điều dễ hiểu là cả Thượng Hội đồng cũng như Tông Huấn này không thể được mong đợi để đưa ra hàng loạt những quy tắc chung, có tính chất kinh điển và áp dụng cho tất cả các trường hợp”.

Minh Tuệ chuyển ngữ 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết