GDANSK, Ba Lan – Đức Hồng y Reinhard Marx, Tổng giám mục Munich và Freising, nhấn mạnh rằng Giáo hội phải cổ võ sự thống nhất về mặt xã hội và chính trị ở châu Âu.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 1 tháng Chín với Deutsche Welle, Đức Hồng y Marx đã thảo luận về chuyến viếng thăm gần đây của mình tới Gdnask, Ba Lan, nơi mà ngài đã vinh danh công đoàn Ba Lan, Solidarnosc, hay “Liên đới”, vốn đóng vai trò trung tâm trong việc khôi phục dân chủ cho Ba Lan do Liên Xô kiểm soát.
Đức Hồng y Marx cho biết công đoàn chính là một ví dụ “để chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt. Những thứ đó không nhất thiết phải theo cách của chúng”.
“Chúng ta có một sự cảnh tỉnh về giá trị của tự do, và chúng ta không thể chấp nhận điều đó”, Đức Hồng y Marx cho biết thêm.
“Quả là luôn luôn cần thiết để đứng lên cho tự do cá nhân, cho các nhóm thiểu số, cho việc tôn trọng và cho các nền tảng của dân chủ – cho những điều cần cho một xã hội tự do và cởi mở để hoạt động với sự ổn định”, Đức Hồng y Marx nói.
“Nó là một hình thức của việc cộng sinh vốn đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực làm việc liên tục. Và nếu như chúng ta quay đi chỉ một giây lát, chúng ta sẽ sớm khám phá ra điều đó. Những mối nguy cơ của việc bỏ bê sẽ trở nên rõ ràng một cách nhanh chóng”.
Đức Hồng y Marx cho biết rằng theo quan điểm của ngài, việc bảo vệ các quyền lợi tại Liên minh châu Âu phụ thuộc vào việc “thực hiện những tiến bộ hướng tới một xã hội châu Âu”.
“Chúng ta được kết nối với nhau thông qua các hình thức của sự liên đới khác nhau”, Đức Hồng y Marx nói.
“Thông qua Liên minh châu Âu, chẳng hạn, thông qua các hiệp ước, thông qua quốc hội, thông qua các nguyên tắc hướng dẫn. Chúng ta không thể làm điều này mà không có nhau. Hiện nay chúng ta đang nhìn chằm chằm vào Brexit. Sự liên kết của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải đứng lên cho nhau để một điều gì đó tích cực có thể đạt được”.
Khi được hỏi về các phong trào phổ biến ở Ba Lan và các quốc gia Đông Âu khác vốn dường như đại diện cho một sự thay đổi hướng tới “dân chủ phi tự do”, Đức Hồng y Marx cho biết rằng “đối thoại là cần thiết và diễn ra trong khuôn khổ của EU. Có những nền tảng mà dựa trên đó các tổ chức khác nhau được hình thành. Thế nhưng có những sự khác biệt ở châu Âu. Và chúng là hợp pháp”.
Một yếu tố quan trọng, ĐHY Marx nói, đó chính là “đa số chính trị không phản ánh toàn bộ dân chúng”. “Dân chúng bao gồm tất cả mọi người, kể cả các nhóm thiểu số. Một đảng đương nhiệm không thể nói: Chúng ta là ‘những người’ biện minh cho việc lật ngược mọi thứ và không còn tham gia vào các vị thế và các nhóm thiểu số khác nữa”.
“Tất cả mọi người phải được tự do lựa chọn một đảng chính trị – ủng hộ hoặc phản đối – hoặc một tôn giáo. Trong mọi trường hợp, tôi muốn được sống trong một xã hội mà trong đó quyền được tự do trình bày ý kiến, tự do lương tâm và tôn giáo phải chiếm ưu thế – thậm chí ngay cả một xã hội nơi mà mọi người không đồng ý với tôi hoặc niềm tin tôn giáo của tôi”.
ĐHY Marx cũng đã thảo luận về những thách thức của cuộc khủng hoảng tị nạn của châu Âu.
“Vấn đề di cư chính là một thách thức chung. Đó chính là một lĩnh vực rộng lớn mà chúng ta phải cùng nhau giải quyết, và tôi hy vọng rằng điều này sẽ xảy ra. Hiện nay chúng ta cần phải hướng đến việc triển khai những chỉ dẫn chung cho chính sách tị nạn và di cư ở châu Âu. Đó là về tinh thần liên đới ở châu Âu, nhưng cũng với các quốc gia nơi mà những người tị nạn và những người di cư xuất phát”.
Đức Hồng y Marx cũng cho biết rằng Giáo hội cần phải cùng nhau nỗ lực làm việc chống lại các xu hướng châu Âu hướng tới chủ nghĩa dân tộc, mà ngài gọi là “một trong những nguyên nhân lớn nhất của chiến tranh”.
“Châu Âu không thể tự điều hành. Tôi tin rằng Giáo Hội không bao giờ ngừng dấn thân hoặc làm một điều gì đó hướng đến sự thống nhất của châu Âu”, ĐHY Marx nói.
“Với tư cách là một Giáo hội, chúng ta phải cùng nhau đứng lên vì một xã hội tự do có tinh thần trách nhiệm. Đó cũng chính là lý do tại sao dân chủ lại là phương thức quản trị phải được hướng đến”.
Minh Tuệ chuyển ngữ