ROME – Trong những ngày này, Đức Hồng y John Onaiyekan Địa phận Abuja đã rất do dự đối với việc bị lôi kéo vào việc nói về Giáo phận Ahiara hiện đang đầy hỗn loạn tại Nigeria, đồng thời cho biết rằng vai trò của Ngài với tư cách là Giám quản Tông Tòa đã chấm dứt cách đây một năm trước khi ĐTC Phanxicô rút lại vị trí này khỏi tay Ngài, và không muốn làm trầm trọng thêm những điều có lẽ chính là một tình tiết cực kỳ đau đớn và bất thường của người Công giáo tại châu Phi.
ĐHY Onaiyekan đã miễn cưỡng đồng ý việc thảo luận về tình hình với Crux hôm 9 tháng 1, chủ yếu vì Ngài tin rằng một nguyên tắc cốt lõi hiện đang bị đe dọa, đó là “Đức Giáo Hoàng sẽ bổ nhiệm các Giám mục chứ không phải bất kì ai khác”.
“Chúng ta cần phải giải quyết vấn đề này một cách nghiêm túc bởi vì nó rất quan trọng, không chỉ đối với Ahiara và Nigeria”, ĐHY Onaiyekan nói. “Nó nêu lên những vấn đề về việc chúng ta bổ nhiệm các Giám mục cho toàn thể Giáo Hội như thế nào”.
“Nếu quý vị quyết định thay đổi nó vì trường hợp này, thì hẳn quý vị phải sẵn sàng” để sống với những hệ lụy kèm theo, ĐHY Onaiyekan cảnh báo, Ngài sẽ bước sang tuổi 74 vào cuối tháng này.
ĐHY Onaiyekan đã có buổi nói chuyện với Crux bên lề một hội nghị của Rome về việc đối thoại liên tôn và đại kết, được tài trợ bởi chương trình “Các Tôn giáo Thế giới và Giáo hội Thế giới” của Đại học Notre Dame từ ngày 8 đến 10 tháng Giêng.
Giáo phận Ahiara thuộc miền nam Nigeria, với khoảng 400.000 tín hữu Công giáo trong tổng dân số nửa triệu người, đã trở nên thiếu sinh khí và đầy hỗn loạn kể từ tháng 12 năm 2012, khi Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm Đức Cha Peter Ebere Okpaleke, 49 tuổi lúc đó là thành viên của nhóm dân tộc Ibo vốn từ lâu đã trở thành một thành lũy của Giáo hội Công giáo Nigeria, vào cương vị tân Giám mục Giáo phận Ahiara.
Một cuộc nổi dậy giữa các linh mục của Giáo phận đã xảy ra, được các nhà hoạt động dân sự ủng hộ, không phải là sự chống đối cá nhân đối với Đức Cha Okpaleke – một người thân mật và đoan chính, và ít nhiều là một khan giả ngoài cuộc vô tội – nhưng bởi vì Ngài xuất thân từ bên ngoài nhóm Mbaise vốn thống trị Ahiara, và cảm thấy có ít đại diện trong hàng Giáo phẩm của Nigeria. Mặc dù Đức Cha Okpaleke đã được tấn phong Giám mục vào tháng 5 năm 2013, Ngài chưa bao giờ đặt chân vào Giáo phận, và nhiều khía cạnh của đời sống Giáo Hội vì thế đã không được tiến hành. Chẳng hạn như có nhiều chủng sinh ở Ahiara, những người đã chờ đợi bốn năm để được thụ phong linh mục, không hề có bất cứ ý niệm rõ ràng nào về thời gian khi nào – hoặc là liệu rằng ngày trọng đại đó có xảy ra hay không.
Bắt đầu từ tháng 6 năm 2017, khi ĐTC Phanxicô đã thực hiện bước tiến chưa từng có trong việc yêu cầu tất cả các linh mục Giáo phận Ahiara phải viết thư cam kết trung thành với Ngài trong vòng 30 ngày và đe việc doạ đình chỉ nếu như họ không chấp hành.
ĐHY Onaiyekan và những người khác tin rằng hồi kết của câu chuyện đang đến gần – sự phản đối cứng rắn sẽ được xác định và bị đẩy ra bên ngoài, thắng lợi sẽ trở nên rõ ràng để Đức Cha Okpaleke có thể tiếp quản Giáo phận, và cuộc sống ở Ahiara cuối cùng cũng sẽ trở lại bình thường.
Tuy nhiên, tới nay đã là bảy tháng sau đó, điều đó đã không xảy ra. Không ai bị công khai đình chỉ hoặc bị quy định hình phạt, Đức Cha Okpaleke vẫn chưa thể tiếp quản Giáo phận, và sự thất bại đã đặt ra ở ngay chính nơi mà mọi thứ xuất phát từ đây.
Một số người, chẳng hạn như Đức Giám mục Joseph Bagobiri Địa phận Kafanchan ở miền trung nước này, đã công khai đề nghị rằng vì lợi ích của hòa bình, Đức Cha Okpaleke nên chỉ tránh sang một bên để mọi thứ có thể bắt đầu một cách tốt đẹp.
Tuy nhiên, ĐHY Onaiyekan tin rằng nếu như phe đối lập với Đức Cha Okpaleke đi theo con đường của họ, một tiền lệ nguy hiểm sẽ được thiết lập.
“Nó sẽ không dừng lại ở đây, và điều đó không chỉ là về các tân Giám mục, mà còn là những vị đã được tấn phong Giám mục. Nếu ai đó có thể tạo ra đủ vấn đề theo cách mà chúng ta không còn có thể dựa vào chức vụ Giám mục đáng tín nhiệm của mình, thì chúng ta có thể bắt buộc phải nhờ đến bàn tay của Đức Giáo Hoàng”.
“Điều này đặc biệt hết sức nguy hiểm ở một nơi chẳng hạn như Nigeria, nơi mà chúng ta có rất nhiều sự khác biệt đối với các lập trường của các bộ lạc và còn hơn thế nữa”, ĐHY Onaiyekan nói. “Chúng ta tin rằng chúng ta có một hệ thống nơi mà Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm, và cho dù chúng ta có yêu thích hay không, chúng ta có chấp nhận [các Giám mục] và sau đó có để cho Ngài làm việc hay không. Ngài làm việc tốt hay không, và đó chính là câu chuyện của Giáo Hội”.
ĐHY Onaiyekan cho rằng bởi vì có quá nhiều thời gian đã trôi qua kể từ sắc lệnh của ĐTC Phanxicô, sự tín nhiệm đang bắt đầu lung lay, và một số người đang tự hỏi rằng liệu cuối cùng ĐTC Phanxicô có bị thuyết phục để thoái lui hay không.
Mặc dù ĐHY Onaiyekan nói rằng Ngài đang chờ đợi để xem điều gì sẽ xảy ra cũng như tất cả những người khác, Ngài tin rằng một sự đảo ngược tất nhiên sẽ là hết sức nhẹ dạ.
“Tôi không nghĩ nó sẽ hữu ích. Nó thậm chí không phải là một quyết định đáp ứng niềm vui của đại đa số người dân Nigeria”, ĐHY Onaiyekan nói. “Chúng ta sẽ phải đối mặt với hậu quả của việc đẩy vấn đề đến bất cứ nơi nào mà nó dẫn đến, và khiến cho Ahiara cuối cùng bắt đầu náo loạn”.
Vị Hồng y người Nigeria, người lãnh đạo Tổng Giáo phận Abuja, thủ đô của quốc gia, kể từ năm 1994, đã không kém phần quyết đoán về việc cần giải quyết tình cảnh này xuất phát từ đâu: Rome, và đặc biệt, Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc của Vatican do Đức Hồng Y Fernando Filoni người Ý làm chủ tịch.
“Bởi vì quyết định đã được đưa ra ở đây, nó cần phải được theo dõi ở đây”, ĐHY Onaiyekan cho biết khi đề cập đến Rome. “Với tư cách là các Giám mục Nigeria, chúng tôi đã viết thư cho ĐHY Filoni để trình bày rằng chúng tôi không thể tiếp tục chờ đợi”.
Kể từ tháng 6 năm ngoái, ĐHY Onaiyekan nhấn mạnh, Ngài đã không còn liên quan đến vụ việc này bởi vì Rome đã tiếp quản. Trong số những thứ khác, ĐHY Onaiyekan nói, Ngài đã không còn phải thực hiện chuyến đi khoảng 360 dặm từ Abuja đến Ahiara, và đã cố gắng bước ra khỏi cuộc xung đột.
“Tôi đã coi công việc của tôi với tư cách là Giám quản Tông Tòa đã chấm dứt”, ĐHY Onaiyekan nói. “ĐTC Phanxicô đã lên tiếng, và tôi không thể cải thiện những gì Ngài đã nói. Kể từ đó, tôi đã chờ đợi việc Rome đưa ra bất cứ quyết định nào cần được thực hiện”.
“Cá nhân tôi tin rằng khoảng thời gian đã mất đi trong sáu tháng này chúng ta đã chờ đợi”, ĐHY Onaiyekan nói. “Nó đã trở nên khá lúng túng”.
“Nếu tôi xử lý vấn đề này, tôi sẽ chỉ hành động ngay lập tức”, ĐHY Onayiekan nói. “Tôi có thể nói, đây là những người đã viết một lá thư thích hợp theo như những điều ĐTC Phanxicô đã nói, những người còn lại, hãy tự xem như đã bị đình chỉ cho đến khi quý vị đã viết một điều gì đó tốt hơn. Điều đó sẽ giữ cho tất cả mọi thứ chuyển động”.
Chính xác ĐHY Onaiyekan nghĩ rằng ĐHY Filoni cần phải làm gì?
“Điều đầu tiên là, chúng ta cần có một danh sách đầy đủ các linh mục mà chúng ta có thể tin cậy để chào đón vị Giám mục của họ”, ĐHY Onaiyekan nói, Ngài cho rằng ĐHY Filoni có thể đáp ứng dựa trên những bức thư gửi cho ĐTC Phanxicô.
“Nếu chúng ta có một danh sách bao gồm các linh mục đó, thì chúng ta có thể bắt đầu tổ chức họ. Nếu chúng ta sắp xếp họ, thì vị Giám mục mới có thể bắt đầu tiến hành công việc của”, ĐHY Onaiyekan nói.
ĐHY Oniayekan tranh luận về yêu cầu rằng bất kể những sự việc đúng hay sai của tình hình, đã có quá nhiều sự việc không hay đã xảy ra đến nỗi không thể mong đợi Đức Cha Okpaleke thi hành sứ vụ của mình một cách có hiệu quả.
“Đối với tôi, đó là giả thiết tuyệt vời để nói rằng, như một số người đã nói, với tất cả những gì đã xảy ra, và những điều ác cảm đã được tạo ra, không có cách nào khác để Đức Giám mục Okpaleke có thể điều hành thành công Giáo phận”, ĐHY Oniayekan nói.
“Tôi không biết liệu có ai thực sự có thể nói điều đó, bởi vì rất nhiều điều phụ thuộc vào việc chính Đức Cha Okpaleke thực hiện sứ vụ của mình như thế nào”, ĐHY Onaiyekan nói. “Cá nhân tôi tin rằng nếu như Ngài đến đó, một điều gì đó sẽ bắt đầu được thực hiện. Mọi người sẽ đưa ra quyết định”.
ĐHY Onaiyekan cho biết thêm rằng trong suốt thời kỳ của Ngài với tư cách là Giám quản Tông Tòa, bất cứ nơi nào trong Giáo phận mà Ngài đã đến thăm, Ngài đều luôn cảm nhận được “một sự chào đón nông nhiệt”.
Bất chấp một số dự báo nguy hiểm về sự phản kháng và thậm chí là bạo lực, Đức Cha Okpaleke nên đặt chân đến Ahiara, ĐHY Onaiyekan tin rằng phần lớn những điều đó đã trở nên quá sôi sục.
“Cảm giác của chính tôi đó là nếu như có một quyết định rõ ràng được đưa ra, và Đức cha Okpaleke đến Giáo phận của mình, trường hợp xấu nhất đó là liệu có người nào xuất hiện để gặp Ngài hay không”, ĐHY Onaiyekan nói. “Ý tưởng rằng họ sẽ công kích Ngài về mặt về thể chất, tôi không tin điều đó”.
“Dù sao đi nữa, đây không phải là lần đầu tiên một vị Giám mục bước vào một vùng lãnh thổ đầy hiềm thù”, ĐHY Onaiyekan cho biết thêm.
Cuối cùng, ĐHY Onaiyekan đã bác bỏ ý tưởng rằng ĐTC Phanxicô đã không nắm rõ tình hình tại Ahiara và có rất ít thông tin về vụ việc này. Những người từ chối Đức Cha Okpaleke, ĐHY Onaiyekan nói, thực sự đã viết nhiều lá thư tới Rôma, “và tất cả những lá thư ấy đều đã được chuyển đến ĐTC Phanxicô”.
“ĐTC Phanxicô đã nhận thức rõ tình hình, đó là lý do tại sao Ngài lại cương quyết đến như vậy”, ĐHY Onaiyekan nói. “Việc nói rằng ĐTC Phanxicô không hề biết chuyện gì đang xảy ra là hoàn toàn không đúng. Câu chuyện được kể xung quanh Ahiara, ‘Ồ, nếu vị Giáo Hoàng chỉ nghe câu chuyện của chúng tôi’, thì điều đó quả là không đúng. Tôi đã nói với họ rằng không có điều gì quý vị nói mà ĐTC Phanxicô lại không biết”.
ĐHY Onaiyekan biết rằng mặc dù Ngài không còn giữ bất kì vai trò nào tại Ahiara, một số người dân Nigeria vẫn tiếp tục đổ lỗi cho Ngài về tình trạng hỗn độn, bao gồm một số bình luận mang tính thù địch ở một số cơ quan truyền thông địa phương. Tuy nhiên, ĐHY Onaiyekan nói, những lời chỉ trích không thực sự là một nguyên nhân của bất kỳ sự lo lắng nào.
“Điều đó chẳng hề gây phiền hà cho tôi, vì lý do đơn giản là tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ sự hỗn độn nào, cũng như đối với việc bổ nhiệm Đức Cha Okpaleke và những tuyên bố của ĐTC Phanxicô vào hồi tháng Sáu”, ĐHY Onaiyekan nói.
“Điều tôi hy vọng lúc này đó chính là ai đó ở đây (tại Rôma), hay một nơi nào đó, bằng cách nào đó, sẽ cho chúng tôi biết chúng tôi phải làm gì”, ĐHY Onaiyekan nói. “Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần phải được thực hiện”.
Minh Tuệ chuyển ngữ