ĐHY O'Malley: ‘Hoa Kỳ luôn có một lựa chọn ưu tiên đối với người nghèo’

NEW YORK – Hoa Kỳ – không chỉ Giáo hội Công giáo – luôn có một lựa chọn ưu tiên đối với người nghèo, theo Đức Hồng y Sean O’Malley Đại phận Boston.

“Nói chung, những anh chị em nhập cư của chúng ta là những người hết sức nghèo khổ và thậm chí những diễn tả về Tượng Nữ Thần Tự Do cũng nhắc nhớ rằng có một sự lựa chọn ưu tiên đối với những người nghèo cũng như những người mà chẳng ai mong muốn ngay từ đầu nơi đất nước chúng ta”, ĐHY O’Malley nói.

24824545337_584186d0f8_o-690x450Những nhận xét của ĐHY O’Malley đã được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với Crux trong sự kiện ‘New York Encounter’ vào hồi tuần trước, một sự kiện văn hóa thường niên diễn ra trong ba ngày được tổ chức bởi trong trào giáo giáo dân Công giáo mang tên ‘Hiệp thông và Giải phóng’ (Communion and Liberation).

Mặc dù chủ đề rộng rãi của sự kiện ‘New York Encounter’, “Một sự thống nhất ‘không thể xảy ra’”, tính đến sự phân cực trong nước cũng như trong Giáo hội – nó thường tập trung vào vấn đề nhập cư, vốn đã thúc đẩy cuộc tranh luận mạnh mẽ khi xét đến những tranh cãi gần đây đối với các bình luận của ông Donald Trump liên quan đến Haiti và các quốc gia châu Phi. 

ĐHY O’Malley đã phát biểu với Crux rằng người Công giáo, nói riêng, đã đưa ra một tiếng nói quan trọng trong cuộc tranh luận quốc gia này vốn cần phải được tận dụng để bác bỏ thứ ngôn ngữ chia rẽ, và, với lịch sử của Giáo hội tại Hoa Kỳ, phải thông cảm với hoàn cảnh của những người nhập cư. 

“Chúng ta cần phải nhớ lại rằng chúng ta là một Giáo hội nhập cư. Những người nhập cư đã đến quốc gia chúng ta đã tạo ra một sự đóng góp đáng kinh ngạc cho cuộc sống của đất nước, cũng như cho đời sống của Giáo Hội chúng ta”, ĐHY O’Malley nhấn mạnh.

“Tôi luôn luôn nói rằng Châu Âu muốn có được những vấn đề của chúng ta”, ĐHY O’Malley tiếp tục. “Con cái của những người nhập cư của chúng ta sẽ trở thành những công dân Hoa Kỳ. Chúng ta có khả năng thu hút người dân vào đất nước chúng ta và đó là một trong những thế mạnh của chúng ta”.

“Tôi nhận thấy tinh thần chống nhập cư này thỉnh thoảng xuất hiện trong lịch sử của chúng ta như một điều hoàn toàn sai lầm. Đó là một điều gì đó trái với tinh thần của Hoa Kỳ và nó chắc chắn đi ngược lại với Giáo huấn của Giáo hội Công giáo, và chúng ta cần phải chống lại điều đó … khi nhận biết rằng họ [những người nhập cư] cũng chính là anh chị em của chúng ta và họ có những đóng góp tuyệt vời trong khoảng thời gian dài cho quốc gia của chúng ta”, ĐHY O’Malley phát biểu với Crux.

“Đất nước chúng ta đã được tán dương vì tinh thần hào phóng của chúng ta đối với những người nhập cư, và tôi thiết nghĩ nếu như chúng ta trở thành một đất nước khép kín và không chào đón mọi người, chúng ta sẽ phải ghánh lấy những hậu quả bởi thói ích kỷ của chúng ta”. 

Trong bài giảng Thánh lễ hôm Chúa nhật tại sự kiện ‘New York Encounter’, ĐHY O’Malley đã chia sẻ về khoảng thời gian khi mà các anh em tu sĩ của Ngài đã phát động một sứ mạng mới tại Papua New Guinea để phục vụ những vùng sâu vùng xa, nơi mà một số nhóm người vẫn còn giữ tập tục ăn thịt người. 

Sau nhiều năm dạy dỗ họ trong đức tin, các anh em tu sĩ của Ngài đã đón nhận những người New Guinea vào đời sống đức tin và ngay sau đó, những tín hữu Công Giáo mới này đã gặp gỡ các anh chị em Kitô hữu khác nơi một quốc gia không phải là Công giáo.

“Những anh chị em tân tòng này đã bị sốc cảm thấy bị xúc phạm khi nhận ra rằng các Kitô hữu đã bị chia rẽ”, ĐHY O’Malley nhớ lại. “Họ quay trở lại với các nhà truyền giáo và bày tỏ sự thất vọng và phẫn nộ của họ”. 

Sự vang vọng thông điệp của ĐTC Phanxicô 

Vị tu sĩ Dòng Capuchin 73 tuổi này là một trong những cố vấn thân cận của ĐTC Phanxicô và ngài đã tận dụng bài giảng của mình để nhắc lại lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô nhằm xây dựng một “nền văn hóa gặp gỡ” và đó chính là việc chào đón tất cả mọi người, đặc biệt là những người bị gạt ra bên ngoài lề xã hội.

Trong bài giảng của mình, ĐHY O’Malley đã ca ngợi cuộc đời của Thánh Dorothy Day như một mẫu gương quan trọng về nền văn hoá gặp gỡ, và ngài đã phát biểu với Crux rằng ngài tin rằng đời sống chứng tá của Thánh nhân có thể trở thành một công cụ nối kết những chia rẽ trong Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ.

“Một trong những điều tuyệt vời về hình ảnh của Thánh Dorothy Day đó là làm thế nào để Thánh nhân quy tụ mọi người lại với nhau, những con người rkhông giống nhau – những người trí thức, những ân nhân giàu có, những người vô gia cư, những người bệnh tâm thần, những người nhập cư, những người sống cảnh đầu đường xó chợ”, ĐHY O’Malley nói. 

“Thánh nhân đã có thể nhận ra nhân tính của họ và đồng thời nhấn mạnh điều liên kết chúng ta hơn là chia rẽ chúng ta. Ước muốn phục vụ người nghèo của Thiên Chúa có thể là cầu nối cho những người có những quan điểm về ý thức hệ khác nhau, và họ có thể cùng nhau nỗ lực làm việc và hoàn thành ý muốn của Đức Kitô theo cách mà họ nhận ra Chúa Kitô nơi những người đau khổ, những người nghèo và những người vô gia cư”, ĐHY O’Malley phát biểu với Crux.

ĐHY O’Malley cũng đã tận dụng bài giảng của mình để lặp lại Thông điệp Laudato si’ năm 2015 của ĐTC Phanxicô như một nguồn lực mục vụ thiết yếu để chống lại sự chia rẽ.  Mặc dù tài liệu này được nhiều người coi là tài liệu về môi trường, thế nhưng Laudato si’ cho rằng “tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau”, đưa ra một đạo lý nhất quán về sự sống vốn cổ võ việc chăm sóc đối với cả phôi thai cũng như hệ sinh thái. 

“Trung bình mỗi hộ gia đình tại Hoa Kỳ mỗi năm thải ra môi trường khoảng 50 tấn carbon monoxide. Đối với thế hệ của tôi, khái niệm đó dường như là khá kỳ lạ, nhưng trong tương lai, tôi chắc chắn rằng tài liệu mang tính tiên đoán của ĐTC Phanxicô, Thông điệp Laudato si, sẽ chỉ phục vụ để củng cố tính cấp bách đối với tình hình”, ĐHY O’Malley chia sẻ trong bài giảng Thánh lễ của mình.

“Mỗi cá nhân có thể góp phần vào việc đầu độc bầu khí quyển, mỗi cá nhân cũng đều có, cái mà tôi gọi  là dấu ấn ‘Tikkun Olam’. Tikkun Olam là khái niệm  của người Do Thái về sứ mạng của chúng ta để khôi phục thế giới”, ĐHY O’Malley nói.

ĐHY O’Malley phát biểu với Crux rằng ngài tin rằng lời kêu gọi để khôi phục thế giới như đã được đưa ra trong Thông điệp Laudato si’ vang dội cách đặc biệt tốt với các thế hệ trẻ.

“Sinh ra và lớn lên tại Boston, nơi mà chúng ta có một đội ngũ dân số trẻ nhất tại Hoa Kỳ, tôi nhận thức rõ về việc chủ đề này tạo ra tiếng vang với những người trẻ của chúng ta”, ĐHY O’Malley nói.  “Việc có thể giới thiệu cho họ giáo huấn của Giáo Hội qua một tài liệu như Thông điệp Laudato si’ quả là một điều hết sức tuyệt vời, và tôi thiết nghĩ chúng ta cần phải thúc đẩy điều này”. 

“Tôi nghĩ rằng theo thời gian thì sự quan tâm ngày càng nhiều hơn sẽ tập trung vào Thông điệp tuyệt vời này của Đức Thánh Cha Phanxicô”, ĐHY O’Malley cho biết thêm.

Kết thúc bài giảng của mình, ĐHY O’Malley chia sẻ rằng lời chứng thuyết phục nhất và biểu hiện đức tin mạnh mẽ nhất, quả thực chính là chìa khóa của sự hiệp nhất, được tìm thấy trong những điều mà ĐTC Phanxicô đã gọi là “nghệ thuật sự đồng hành” hay “sự gần gũi” với người khác.

“Tính xác thực của cuộc gặp gỡ của chúng ta với Đức Kitô được xác nhận bởi quyết tâm của chúng ta để dẫn đưa mọi người đến với Thiên Chúa”, ĐHY O’Malley nói. “Chúng ta sẽ không bao giờ có được tinh thần hiệp nhất nếu không có sự gần gũi và những đòi hỏi sẽ được thực hiện nhờ chúng ta”.

 “Chúa Kitô trong buổi cử hành Thánh Thể đầu tiên đã cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa những các môn đệ theo Ngài. Và nếu chúng ta không hiệp nhất trong sứ mạng của chúng ta, sứ mạng của chúng ta sẽ trở nên khó khăn và công cuộc loan báo Tin Mừng sẽ trở thành như một tiếng thì thầm hoặc như một thứ âm thanh lộn xộn chói tai”, ĐHY O’Malley nói.

Minh Tuệ chuyển ngữ

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết