Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Crux, Nguyên Giám mục Hồng Kông, Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân chia sẻ rằng Ngài tin rằng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Parolin, quan tâm nhiều hơn đến vấn đề ngoại giao hơn là đức tin Công Giáo. Đức Hồng Y Zen chỉ trích về tình hình hiện tại của mối quan hệ của Tòa Thánh với Trung Quốc và đồng thời cho biết Ngài tin rằng Giáo hội đang sẵn sàng thỏa hiệp quá nhiều để thiết lập mối quan hệ ngoại giao.
HONG KONG – Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Josep ZEN SDB) được gọi là “lương tâm của Trung Quốc”, được tán dương bởi nhiều người vì sự thúc đẩy không mệt mỏi của Ngái đối với vấn đề dân chủ những ngược lại lại bị những người khác thù ghét vì lập trường cứng rắn của Ngài chống lại chính quyền Bắc Kinh. Ở tuổi 85, Đức hồng y Joseph Zen, Nguyên Giám mục Hồng Kông, hầu như không sống cuộc sống hưu trí trong một sự tĩnh mịch.
Đức Hồng Y Zen đã gặp tôi hôm thứ bảy tại Toà nhà Học viện Salêdiêng của thành phố, một học viện lâu đời, mà theo như Ngài nói với tôi, có cùng tuổi đời với Ngài. Sinh ra ở Thượng Hải vào năm 1932 trong một gia đình Công giáo mộ đạo, ĐHY Zen đã chuyển đến Hồng Kông để thoát khỏi chế độ Cộng sản và chuẩn bị theo học tại chủng viện.
Học viện là nơi Ngài bắt đầu đời sống tu trì của mình với tư cách là một tập sinh vào năm 1948, đó cũng là nơi mà Ngài đã trở lại lần thứ hai vào năm 1970 để giảng dạy tại chủng viện và sau đó phục vụ như là Giám tỉnh Tỉnh Dòng Salêdiêng, và giờ đây là nơi Ngài trở lại lần thứ ba – trong trường hợp này, ĐHY Zen nói, “cho những điều tốt đẹp”.
Trong khi ký túc xá đã chật kín bởi các linh mục và chủng sinh khác, ĐHY Zen đã tự tay mở cửa chính để chào đón tôi. Nó dường như là một ẩn ý thích hợp đối với một người mà sự nghiệp của Ngài đã được đặc trưng bởi tính độc lập, và một sự sẵn lòng để làm điều đó một mình.
Tôi đến Hồng Kông vào thời điểm mà nhiều quốc gia đang tập trung vào châu Á và cuộc khủng hoảng đang gia tăng giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên. Donald Trump và Kim Jong-un dường như không có khả năng để giảm bớt sự căng thẳng về năng lực hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã thống trị các tiêu đề báo chí trong nhiều tuần qua.
Tò mò muốn nghe điều mà ĐHY Zen – một người không ngại việc bày tỏ những ý kiến của mình – phải nói về vấn đề này, tôi đã hỏi Ngài nghĩ gì về toàn bộ điều sẽ diễn ra.
“Tôi không biết ai có thể làm được, tôi đã không tuân theo toàn bộ điều này”, ĐHY Zen chia sẻ.
“Mọi người đều biết rằng Trung Quốc luôn ủng hộ Bắc Triều Tiên, nên hiện nay họ cần phải giữ quyền kiểm soát đồng minh của mình, nhưng dường như điều đó đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát”, ĐHY Zen nói, “nhưng chẳng ai dại như vậy để thực bắt đầu một cuộc chiến tranh”.
Có thể là việc lập lại mối quan hệ hữu nghị?
Về phần mình, ĐHY Zen có một điều trong tâm trí của mình – và đó là điều được cho là đã khiến Ngài trở thành một trong những vị lãnh đạo tự đắc nhất của Giáo hội trong hai thập kỷ qua: mối quan hệ của Vatican với Trung Quốc.
Kể từ cuộc tiếp quản của đảng Cộng sản tại Trung Quốc vào năm 1949, Giáo hội đã được chia thành cái gọi là “Giáo hội hầm trú” và chính phủ chính thức đã phê chuẩn Hiệp hội Công giáo yêu nước Trung Quốc. Tòa Thánh và Trung Quốc không có bất kì mối quan hệ ngoại giao nào kể từ năm 1951, nhưng trong những năm gần đây có nhiều suy đoán rằng điều này sẽ sớm thay đổi.
Năm 2007, Nguyên Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã viết một bức thư, trong đó Ngài nhấn mạnh rằng việc hòa giải hoàn toàn “không thể được hoàn thành một sớm một chiều được”, nhưng đồng thời Ngài cũng cho biết thêm rằng “đối với Giáo hội, việc hoạt động hầm trú không phải là một tình huống bình thường”.
Bức thư nói rằng chỉ có một Giáo hội Công giáo duy nhất ở Trung Quốc và đồng thời khuyến khích tinh thần hiệp nhất trong việc tuyên xưng đức tin của họ, ban hành một số tính hiệu lực đối với Hiệp hội Công giáo yêu nước Trung Quốc cũng như cho phép người Công giáo tham gia vào Giáo hội chính thức.
Kể từ đó, điểm bế tắc chính đối với việc tái thiết lập mối quan hệ ngoại giao đó chính là việc chỉ định các Giám mục. Chính phủ Trung Quốc đã không muốn từ bỏ quyền kiểm soát, muốn tất cả các Giám mục được Rôma bổ nhiệm đều phải được Bắc Kinh phê duyệt. Những tin đồn đoán vào năm 2016 rằng một thỏa thuận lịch sử đã gần như sắp đạt được, nhưng có vẻ như việc lại mối quan hệ hữu nghị đã bị trì hoãn một cách vô hạn định.
Để giúp tôi hiểu vấn đề từ quan điểm của mình, ĐHY Zen đã đưa tôi trở lại với Đức Hồng y Crescenzio Sepe, người được Thánh Gioan Phaolô II bổ nhiệm vào năm 2001 với tư cách là Tổng Trưởng Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các dân tộc (thường được biết đến với tên gọi là “Propaganda Fide”), một vị trí mà Ngài đã nắm giữ cho đến năm 2006. Thánh Bộ này giám sát các vấn đề của Giáo hội trong cái gọi là “sứ mạng tại các lãnh thổ”, trong đó có Trung Quốc.
ĐHY Zen cho biết ĐHY Sepe “chẳng mấy được việc” đối với mối quan hệ Trung Quốc – Vatican.
“Tất cả mọi người đều biết điều đó”, ĐHY Zen nói. “Ngài là một người Ý, không có kinh nghiệm, hãy còn rất trẻ … với ĐHY Sepe, mọi thứ đã dừng lại trong vòng năm năm”.
Nguyên Giáo Hoàng Benedict đã thay thế ĐHY Sepe bằng Đức Hồng y Ivan Dias, người mà ĐHY Zen cho biết rằng với những chứng thư ngoại giao không chê vào đâu được, nhưng là một học trò của cựu Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ĐHY Agostino Casaroli, mà ĐHY Zen tin rằng đã làm tê liệt khả năng hiểu được sự phức tạp của tình hình với Trung Quốc.
Năm 2006, Đức Bênêđíctô XVI đã bổ nhiệm Đức Cha Zen làm Hồng y, “không phải cho Hồng Kông”, ĐHY Zen nói, “nhưng là cho Trung Quốc”.
“Dù sao tôi cũng không thể làm gì được, bởi vì ngay từ đầu, ĐHY Dias nói, Tuy nhiên, tôi không thể làm gì cả, bởi vì ngay từ đầu, Dias đã nói, ‘xin Ngài đừng xen vào'”, ĐHY Zen thuật lại.
Trong khi Nguyên Giáo Hoàng Benedict tiếp tục hướng tới việc cải thiện mối quan hệ, đặc biệt là với bức thư năm 2007 của mình, ĐHY Zen đã cáo buộc Hồng y Dias vì đã thao túng quy trình này – bao gồm việc thay đổi bản dịch lá thư bằng tiếng Trung Quốc bằng cách bỏ qua một cụm từ mà Nguyên Giáo Hoàng Benedict đã đề cập, nói rằng chính phủ “hầu như luôn luôn” đặt ra những điều kiện đối với tín ngưỡng.
ĐHY Zen vừa đập bàn vừa khiển trách thực tế là phải mất hơn một năm để ĐHY Dias thay đổi bản dịch để đưa ra sự phản đối quan trọng này.
Trong cùng thời gian này, Nguyên Giáo Hoàng Benedict đã thành lập một ủy ban làm việc nhằm cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc, với ĐHY Zen là một thành viên, nhưng Ngài cho biết rằng điều này “hầu như cũng vô dụng vì quyền lực nằm trong tay của Hồng y Dias”.
Về mặt lý thuyết, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ĐHY Tarcisio Bertone nên nắm quyền lực, thế nhưng ĐHY Bertone lại không có quyền lực, Ngài chỉ là một người ngoài cuộc.
Thậm chí ngay cả chính Đức Giáo Hoàng cũng là một người ngoài cuộc… những người làm việc tại Vatican đã vâng lệnh ĐHY Dias nhiều hơn là ĐHY Bertone”.
Những cáo buộc này đưa chúng ta đến vấn đề hiện tại với cách tiếp cận của Tòa Thánh đối với Trung Quốc, như ĐHY Zen đã nhận thấy: đó là Thứ trưởng Ngoại giao, hiện này là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh dưới thời ĐTC Phanxicô, Hồng y Pietro Parolin người Ý.
“Tâm trí đã bị nhiễm độc” của Đức Hồng y Pietro Parolin
Trước khi từ nhiệm, Nguyên Giáo Hoàng Benedict đã chấm dứt đàm phán với Trung Quốc, có thể là do các điều kiện nghèo nàn vốn đang được đưa ra.
ĐHY Parolin trước đây đã chịu trách nhiệm thiết lập liên lạc với Bắc Kinh với tư cách là thứ trưởng, và với sự nhiệt tâm của ĐTC Phanxicô với Giáo hội phương Đông, ĐHY Parolin đã một lần nữa bị cáo buộc trong việc cố gắng trung gian cho một thỏa thuận.
“ĐTC Phanxicô không biết Đảng Cộng sản thực sự ở Trung Quốc”, ĐHY Zen nói với tôi, “nhưng ĐHY Parolin chắc chắn biết rõ điều này. Ngài đã ở đó trong cương vị là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong nhiều năm, vì vậy chắc chắn Ngài phải biết rõ điều này. ĐHY Parolin có thể vui mừng khi khuyến khích ĐTC Phanxicô lạc quan về các cuộc đàm phán… nhưng điều đó rất nguy hiểm. Đức Thánh Cha Phanxicô cần một người nào đó để trấn tĩnh Ngài trước sự quá nhiệt tâm ấy”.
Ngay sau khi nhậm chức vào năm 2013, ĐHY Zen cho biết Ngài đã gặp gỡ ĐTC Phanxicô trong khoảng thời gian bốn mươi phút để giải thích về lý do tại sao Giáo hội cần phải hết sức thận trọng đối với Bắc Kinh.
“Tôi không nói về Hồng Kông, chỉ nói về vấn đề đối thoại với Trung Quốc”, ĐHY Zen nói.
ĐHY Zen cho biết Ngài hết sức cảm kích đối với cuộc gặp gỡ này, và ĐTC Phanxicô “rất ân cần đối với tôi”, cho phép tôi được thưa chuyện trong khoảng thời gian đến bốn mươi phút, trong khi đó lại cho phép tôi có thêm năm phút để đặt câu hỏi vào cuối buổi gặp gỡ.
“Tôi đã thưa với ĐTC Phanxicô rằng mọi người đang nghĩ rằng tôi đang chống đối việc đối thoại. Thật là lố bịch, tôi lúc nào cũng luôn muốn cởi mở đối thoại. Điều đó là hết sức cần thiết, nhưng đối thoại cũng cần phải có những hạn chế”, ĐHY Zen chia sẻ với ĐTC Phanxicô.
Để bênh vực cho trường hợp của mình, ĐHY Zen nhắc nhở tôi rằng Ngài hoàn toàn đồng quan điểm với ĐTC Phanxicô.
“Hãy nhớ rằng ở Hàn Quốc, ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh rằng có những điều kiện cho việc đối thoại, trước tiên chúng ta cần phải trung thành với căn tính của chúng ta”, ĐHY Zen nói.
Một lần nữa, ĐHY Zen đập tay xuống bàn khi Ngài nói với tôi, “Chúng ta không thể bắt đầu một cuộc đối thoại với ý tưởng rằng chúng ta phải có một kết quả. Điều đó có thể không khả thi. Nếu bên kia bất hợp lý, thì chúng ta không thể có một giải pháp hợp lý, chúng ta chỉ có thể nói rằng tôi xin lỗi, chúng ta đã thất bại và chúng tôi sẽ trở về”.
Đó là điều mà ĐHY Zen tin rằng ĐHY Parolin đã không sẵn lòng thực hiện.
“Dẫu vậy, dường như Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh muốn có một giải pháp. Ngài rất lạc quan. Điều đó quả thực vô cùng nguy hiểm”.
Tôi đã hỏi rằng liệu ĐHY Zen đã có cơ hội nói chuyện với ĐTC Phanxicô kể từ cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ hay không. “Không, nhưng tôi đã viết rất nhiều lá thư”, ĐHY Zen nói với một nụ cười. “Rất nhiều những lá thư”, ĐHY Zen lặp đi lặp lại.
“Tôi đã thưa với ĐTC Phanxicô rằng ĐHY Parolin dường như tâm trí đã bị đầu độc. Ông ấy rất tử tế, nhưng tôi không tin tưởng vào người này. Ông ấy tin vào vấn đề ngoại giao, chứ không phải vào đức tin của chúng ta”.
ĐTC Phanxicô xem xét lại về vấn đề Trung Quốc
ĐHY Zen tin rằng lập trường của ĐTC Phanxicô đối với Trung Quốc đã được điều chỉnh kể từ khi nhậm chức khi Ngài cho biết rằng Ngài muốn đến thăm Trung Quốc “thậm chí ngay ngày mai”. ĐHY Zen cho biết thêm rằng những nhận xét gần đây kể từ mùa xuân vừa qua, khi ĐTC Phanxicô đề nghị các tín hữu cầu nguyện cho Ngài để Ngài có thể biết điều gì thực sự tốt cho Giáo Hội tại Trung Quốc, cho thấy rằng ĐTC Phanxicô đã trở nên thận trọng hơn.
Khi Ngài ghi chép sự thay đổi này trong suy nghĩ, ĐHY Zen nói, “Hãy xem, ĐTC Phanxicô đã có những nghi ngờ về những lời khuyên đã nhận được, vì vậy tôi đã viết những thư hết sức mạnh mẽ”.
Tôi đã hỏi ĐHY Zen rằng liệu việc tập trung vào một mối quan hệ chính thức giữa Giáo hội và Trung Quốc có làm xao lãng sứ mạng cứu rỗi các linh hồn của Giáo hội hay không. Các nhà thờ Tin Lành ở Trung Quốc đã có những bước phát triển ấn tượng trong những thập kỷ gần đây, trong khi số người Công giáo dường như đang suy giảm.
“Một số người nói rằng chúng ta luôn quan tâm đến mối quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Trung Quốc, và cáo buộc chúng ta khi nói rằng ‘đó không phải là vấn đề, vấn đề chính là việc loan truyền Phúc Âm’. Tôi nói ‘không, điều đó cũng rất quan trọng, nhưng đó là về sự lãnh đạo của Giáo Hội’, ĐHY Zen nói.
“Nhưng tôi luôn nói với người dân Trung Quốc rằng họ không thể giúp Vatican, thậm chí ngay cả tôi với tư cách là một Hồng y, thậm chí không có một phận sự nào, họ không thể không giúp đỡ vấn đề này. Bạn chỉ cần cầu nguyện cho điều đó. Công cuộc Phúc Âm hóa luôn luôn là khả thi, nhưng trong trường hợp của một thoả thuận tồi tệ, thì đó có thể là một trở ngại cho việc loan báo Tin Mừng và nó sẽ gây ấn tượng sai lầm đối với Giáo Hội”.
Mặc dù vẫn còn khỏe mạnh ở độ tuổi ngoài tám mươi, ĐHY Zen vẫn xem mình như là một sinh viên. Mùa hè vừa qua, ĐHY Zen đã trải qua ba tuần lễ ở các quốc gia thuộc khối Đông Âu cũ, cố gắng để hiểu rõ hơn việc tín hữu sống dưới sự cai trị của Cộng sản thế nào. Ngài cũng đã dành thời gian ở Việt Nam, để có được cảm nhận về việc các nhà lãnh đạo Giáo hội ở đó phản ứng thế nào với sự kiểm soát của Nhà nước đối với Giáo hội Công giáo.
Có nhiều vị Giám mục ở Việt Nam hợp tác với chính phủ, nhưng không phản bội lại đức tin, ĐHY Zen cho biết. Có vẻ như Ngài vẫn đang cân nhắc xem điều gì có thể giống như trong bối cảnh Trung Quốc, nhưng không chắc chắn.
“Chúng tôi có những con người rất mạnh mẽ, nhưng họ chỉ là một bộ phận thiểu số nhỏ. Những cũng có rất nhiều kẻ cơ hội”, ĐHY Zen nói. “Họ đang kêu gọi mọi người thỏa hiệp, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc tự sát”.
Một cuộc sống hòa bình và tự do – và chiếc loa phóng thanh
ĐHY Zen nói với tôi rằng Ngài hiện vẫn giữ liên lạc với Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI, người mà Ngài đã có chuyến viếng thăm gần đây nhất vào tháng 6 vừa qua. ĐHY Zen rất vui mừng khi Nguyên Giáo Hoàng Benedict gửi tặng Ngài một bản sao của cuốn sách phỏng vấn với nhà báo Peter Seewald. ĐHY Zen cho biết Ngài đặc biệt thích một trang mà vị Nguyên Giáo Hoàng nói rằng chính sách Ostpolitik của Vatican đã thất bại – mà Ngài tin là một dấu hiệu mạnh mẽ về những suy nghĩ hiện tại của Đức Benedict về tình hình với Trung Quốc.
Khi Nguyên Giáo Hoàng Benedict trao chiếc mũ màu đỏ cho Đức Cha Zen, có vẻ như Ngài cũng trao cho vị Tân Hồng Y này một chiếc loa phóng thanh, và đó cũng là thứ mà vị Hồng y này không muốn đặt xuống.
“Tôi đã rất may mắn, và tôi đã được trải qua rất nhiều năm trong hòa bình và tự do … Tôi biết rất nhiều điều mà không ai biết, cả ở Trung Quốc cũng như Vatican. Rất ít người thực sự hiểu biết về Vatican, và rất ít người thực sự hiểu biết về Trung Quốc… với tất cả những năm tháng kinh nghiệm trực tiếp của tôi, tôi phải nói thẳng ra”, ĐHY Zen nói.
“Không ai có thể khiến tôi phải câm miệng, ngoại trừ Giáo Hoàng”, ĐHY Zen kết luận. “Và dĩ nhiên Ngài chắc chắn sẽ không làm thế, vì vậy tôi có thể thẳng thắn lên tiếng”.
Minh Tuệ chuyển ngữ