ĐHY Jorge Urosa Savino: “Chế độ xã hội chủ nghĩa đã bỏ mặc người dân 'bị đàn áp một cách tàn nhẫn'”

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 09-06-2017 | 07:22:12

Trước cuộc gặp gỡ hôm thứ Năm 8/6 với ĐTC Phanxicô, với tư cách là một thành viên thuộc HĐGM của quốc gia, một trong những vị Hồng Y của Venezuela đã phát biểu với Crux rằng chính quyền xã hội chủ nghĩa của Tổng thống Nicolas Maduro đã bỏ mặc người dân “bị đàn áp một cách tàn nhẫn” và bất cứ cuộc đối thoại nào không nhắm vào việc buộc chính phủ chấp nhận các cuộc bầu cử mới đều là một điều giả dối.

Một trong những vị Hồng Y của Venezuela đã cam kết sẽ gửi đến Đức Thánh Cha Phanxicô “một cái nhìn trực tiếp và thực tế về tình hình mà hiện nay chúng ta đang trải qua” trong một cuộc gặp gỡ với ĐTC Phanxicô hôm thứ Năm 8/6, Ngài nhấn mạnh rằng chính quyền xã hội chủ nghĩa của nước này đã khiến người dân “bị đàn áp một cách tàn nhẫn”.

ĐHY Jorge Urosa Savino – TGM Caracas, thủ đô của đất nước, đã phát biểu với Crux trước một cuộc gặp gỡ đặc biệt của vị lãnh đạo của Hội đồng Giám mục Venezuela với ĐTC Phanxicô. Vị Giáo Hoàng người Argentina đã trở thành một người ủng hộ trực tiếp việc đối thoại nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng, và quan điểm của Vatican về vấn đề này là hết sức rõ ràng: các cuộc bầu cử cần phải xảy ra.

“Tình hình hiện đang hết sức nghiêm trọng”, ĐHY Urosa phát biểu với Crux chiều hôm thứ Ba vừa qua.

“Những gì chúng ta thấy đó là những người đan đang phải chịu đau khổ, những người dân đang bị hạ thấp phẩm giá, và họ đang bị đàn áp một cách hết sức tàn nhẫn”, ĐHY Urosa nói. Khoảng 70 người đã thiệt mạng kể từ khi các cuộc biểu tình lớn bắt đầu vào tháng 4 năm ngoái, và hàng ngàn người khác đã bị thương.

Hiện nay, đất nước này đã sở hữu một hệ thống chính trị hoàn toàn thất bại, những người dân phải chịu cảnh đói khát đến chết, và rất ít người dân được tiếp cận với các nguồn cung cấp y tế.

Bất chấp những nỗ lực được thực hiện bởi Tổng thống Maduro, ĐHY Urosa tin rằng các Giám mục và ĐTC Phanxicô hiện đang rất gần nhau, kêu gọi việc đối thoại và một giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện tại “mà chính phủ đã gây ra”.

Những giải pháp này, theo như ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và là cựu đại diện của ĐTC Phanxicô tại Venezuela đã phát biểu với tờ Crux và La Nación hồi tháng Năm vừa qua, bao gồm việc kêu gọi các cuộc bầu cử quốc gia.

Mặc dù ngài cũng muốn các cuộc bầu cử phải được diễn ra, ĐHY Urosa nói theo một cách khác: “Giải pháp đó chính là chính phủ phải giải quyết những vấn đề mà họ đã gây ra, và không khăng khăng đòi hỏi phải áp đặt một hệ thống xã hội chủ nghĩa, cộng sản, chủ nghĩa Mác, và một hệ thống chuyên chế và quân phiệt như một chế độ cầm quyền của chính phủ”.

Đây không phải là lần đầu tiên ĐTC Phanxicô gặp gỡ các vị đứng đầu Hội đồng Giám mục Venezuela. ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ các Giám mục Venezuela vào hồi tháng 9 năm 2015, khi Ngài yêu cầu các Giám mục đưa ra những ưu tiên mục vụ mang tính chất “đối thoại và hòa giải”. Tuy nhiên, tình hình trong nước đã xấu đi rất nhiều kể từ đó.

ĐTC Phanxicô dự kiến gặp gỡ các Giám mục nước này vào giữa buổi sáng hôm thứ Năm 8/6, trước khi gặp gỡ các Giám mục Panama, hiện đang có mặt tại Rôma để thực hiện chuyến thăm viếng ‘ad limina’ của họ tới Vatican. Các Giám mục Venezuela đã đề nghị cuộc gặp gỡ, và – theo một trong những vị Giám mục đến từ Panama – ĐTC Phanxicô đã đẩy cuộc gặp gỡ của họ thành vào 11 giờ sáng thay vì vào lúc 10 giờ để Ngài có thể gặp gỡ các Giám mục Venezuela.

Crux đã có buổi nói chuyện với ĐHY Urosa tại Rôma, trước cuộc gặp gỡ của các Giám mục với ĐTC Phanxicô. Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa Crux với ĐHY Urosa:

Crux: Điều gì đã đưa Ngài tới Rome?

ĐHY Urosa: Với cương vị là người lãnh đạo của HĐGM để chia sẻ với Đức Thánh Cha Phanxicô về mối bận tâm của chúng tôi về tình hình hiện đang hết sức nghiêm trọng mà người dân Venezuela đang phải trải qua, như ĐTC Phanxicô đã nhiều lần nhắc lại, kể từ khi Ngài được bầu chọn vào chức vụ Giáo Hoàng, bày tỏ mối bận tâm và quan ngại sâu sắc đến đất nước chúng tôi.

Và chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với sự bận tâm mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho sự thịnh vượng của người dân Venezuela.

Liệu chúng ta có thể xem trước những điều ngài định sẽ trình bày với ĐTC Phanxicô khi giải thích về tình hình của đất nước với Ngài?

Chúng tôi sẽ cung cấp cho ĐTC Phanxicô một cái nhìn trực tiếp và thực tế về tình hình mà chúng tôi đang phải trải qua. Chúng tôi, với tư cách là các Giám mục, sống ở nhiều khu vực khác nhau trên khắp mọi miền đất nước, và mỗi người đều có tầm nhìn và rất nhiều thông tin, cũng như rất nhiều những va chạm tiếp xúc.

Tình hình hiện đang hết sức nghiêm trọng. Có một cuộc khủng hoảng chính trị đã xuất hiện kể từ tháng 12 năm 2015, khi chính phủ thua cuộc trong các cuộc bầu cử quốc hội. Phe đối lập giành được hơn 60% số phiếu bầu, và điều này cho thấy rằng người dân Venezuela muốn một sự thay đổi, một sự thay đổi cả trong chính phủ lẫn trong định hướng.

Tuy nhiên, thay vì xem xét vấn đề này, chính phủ quốc gia, trên thực tế, đã thủ tiêu Quốc hội, bỏ qua ý nguyện của người dân.

Tình hình chính trị đầy mâu thuẫn đã trở nên tồi tệ hơn trong những tháng vừa qua, đặc biệt khi chính phủ, thông qua Toà án Tối cao, đã cố gắng chính thức chiếm lấy các cơ quan hiến pháp khỏi tay Quốc hội, đồng thời trao cho tổng thống một loạt “những uyền hạn”.

Điều này đã tạo ra một phản ứng, một sự phẫn nộ rất mạnh mẽ nơi người dân Venezuela, cuộc nổi dậy nổi tiếng mà chúng ta đã thấy trên các ngả đường phố kể từ những ngày đầu tháng Tư vừa qua. Hội đồng Giám mục cũng đã lên tiếng chống lại các biện pháp của chính phủ.

Ngoài ra, cũng có một cuộc khủng hoảng kinh tế: Venezuela có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới. Trong hoàn cảnh chính trị của cuộc khủng hoảng, có một thực tế là lịch tuyển cử cũng đã không được ủng hộ. Chúng tôi nên có các cuộc bầu cử các thống đốc, nhưng hội đồng bầu cử quốc gia đã không kêu gọi họ vì chính phủ biết rằng nếu như họ làm như vậy, họ sẽ đánh mất các thống đốc.

Ngoài ra, họ đã không phóng thích các tù nhân chính trị, cũng không giải quyết được cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng do việc thiếu lương thực, thuốc men cũng như các mặt hàng thiết yếu khác. Có một cuộc khủng hoảng xã hội và nhân đạo rất nghiêm trọng ở đất nước này.

Tôi phải nói rằng chính ĐTC Phanxicô đã lên tiếng phản đối cuộc khủng hoảng này hôm 30 tháng Tư vừa qua, trong bài chia sẻ vào giờ kinh ‘Nữ Vương Thiên Đàng’, khi Ngài kêu gọi việc đưa ra các giải pháp thương lượng cho cuộc khủng hoảng vã hội đang diễn ra tại Venezuela.

Vậy đâu là giải pháp?

Giải pháp đó chính là, trước hết, chính phủ phải thừa nhận Quốc Hội. Sau đó, các cuộc bầu cử phải được ra theo như lịch trình đã định. Các tù nhân chính trị phải được phóng thích.

Giải pháp đó chính là chính phủ giải quyết những vấn đề mà họ đã gây ra, và không được khăng khăng đòi áp đặt một hệ thống xã hội chủ nghĩa, cộng sản, chủ nghĩa Mác, một hệ thống chuyên chế và quân phiệt như một chế độ cầm quyền của chính phủ. Điều đó hoàn toàn trái với tự do và nhân quyền của mọi người dân.

Có một số người cho rằng ĐTC Phanxicô như đang ngờ nghệch khi khăng khăng đòi hỏi đối thoại với chính quyền Maduro và muốn Ngài phải có thái độ cứng rắn hơn. Các Giám mục nhận định thế nào về hành động của Ngài?

Các vị Giám mục Venezuela, cũng giống như ĐTC Phanxicô, kể từ những dấu hiệu đầu tiên của cuộc khủng hoảng với chính phủ này phát sinh, vào tháng 4 năm 2013, đã nhấn mạnh đến nhu cầu của việc đối thoại. Hai bên hoàn toàn trái ngược, hai đối thủ chính trị, để giải quyết vấn đề, phải đạt được một thỏa thuận đối với vấn đề này và vì vậy họ phải đối thoại. Đó là một nguyên tắc cơ bản.

Điều đã xảy ra đó chính là chính phủ đã sử dụng công cụ hợp pháp của việc đối thoại, rõ ràng và đơn giản, để trì hoãn giải quyết các vấn đề, để tránh phải hành động theo những ý định riêng của họ. Và điều đó, tất nhiên, là không thể chấp nhận.

Vì vậy, Quốc VỤ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Parolin, trong một bức thư gửi cho chính phủ và phe đối lập hôm 2 tháng 12 năm 2016, cho biết kết quả đã không mấy khích lệ. Việc cố gắng đối thoại đã hoàn toàn thất bại. Nó đã bị dập tắt và bị chôn vùi.

Mặc dù như một nguyên tắc, chúng ta phải cố gắng đối thoại, những nỗ lực trong quý cuối năm 2016 đã không được thực hiện, bởi vì chính phủ đã không hoàn thành các cam kết. Các thoả thuận và đàm phán sẽ phải đạt được, nhưng phải tính đến những điều kiện và sự đảm bảo rất rõ ràng. Đây là – một lần nữa – điều mà chính ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh, trong buổi họp báo trên đường trở về từ Ai Cập.

Và hiện nay chúng ta đã không có được những điều kiện cũng như những đảm bảo đó. Chính phủ đã muốn đi trước vấn đề, cố gắng tháo dỡ vấn đề về các cuộc bầu cử dự kiến bằng cách đề xuất một hội đồng hợp hiến hiến pháp không cần thiết, bất hợp lý và vô dụng.

Điều họ muốn đó chính là thay đổi một số thứ để có thể hoàn toàn nắm toàn bộ sức mạnh.

Mặt khác, nền tảng của hội đồng lập hiến, theo đề xuất của chính phủ, là không thể chấp nhận, và phần lớn người dân đất nước đồng ý với điều này, bao gồm cả Hội đồng giám mục, đã hoàn toàn bác bỏ.

Liệu Ngài có thể đàm phán với một chính phủ độc đoán?

Chính phủ cuối cùng cũng sẽ phải đàm phán bởi vì họ không thể duy trì không biết đến bao giờ một tình trạng được đánh dấu bởi tình trạng đói nghèo, bởi các cuộc nổi dậy của người dân và bởi sự từ chối vốn đã trở nên phổ biến. Điều này không thể mãi duy trì. Và họ sẽ phải ngồi xuống và đàm phán để giải quyết những vấn đề mà chính phủ đã gây ra.

Kẻ nào đã gây ra cảnh tàn phá nơi đất nước này? Thưa: không ai khác đó chính là chính phủ.

Ngài đã đề cập đến một cuộc nổi dậy của người dân. Liệu nó có mang lại cho Ngài hy vọng được nhìn thấy một đất nước Venezuela vốn rõ ràng đang phải chịu nhiều đau khổ, nhưng vẫn thống nhất?

Đó là một quốc gia Venezuela thống nhất, đầy quyết tâm, không muốn phải chịu đựng cảnh nhân phẩm bị chà đạp cũng như phải chứng kiến những đau khổ hơn nữa. Đó là một quốc gia Venezuela cự tuyệt với việc bị làm cho trở nên tuyệt vọng, bị hủy hoại do những chính sách kinh tế tồi tệ của chính phủ.

Vì vậy, cuộc nổi dậy này là một biểu hiện của phẩm giá con người, và đồng thời với sự hiệp nhất và hy vọng.

Ngài sẽ gặp gỡ ĐTC Phanxicô, cùng với ĐHY Parolin, cũng như với cơ quan từ thiện Caritas. Vậy Ngài mong đợi gì từ các cuộc gặp gỡ này?

Trước tiên, chúng tôi muốn có thể đưa ra một cái nhìn thực tế về điều chúng tôi nghĩ đang xảy ra. Điều chúng tôi chứng kiến đó là một dân tộc đau khổ, đang bị hạ thấp phẩm gia, và đang bị đàn áp một cách tàn nhẫn. Đã có 70 người thiệt mạng bởi cuộc đàn áp đối với các cuộc biểu tình. Một thanh niên đã bị giết hại bởi những người biểu tình đã nhầm lẫn anh ta với một kẻ xâm nhập, vốn đã bị hoàn toàn lên án. Đó là điều không thể biện minh, đó chính là một tội ác.

Nhưng người chết đã bị gây ra bởi sự đàn áp, được tạo ra bởi các lực lượng chính phủ và các nhóm dân sự được trang bị vũ trang bởi chính phủ hành động để tăng cường việc đàn áp của chính phủ, vốn là một điều gì đó như là một tội ác.

Tại Châu Mỹ Latinh, chúng ta đã có kinh nghiệm, chúng ta đã tận mắt chứng kiến điều mà các nhóm dân thường có vũ trang này có thể làm. Vậy Ngài có lo ngại rằng điều này sẽ dẫn đến một cuộc nội chiến?

Tại Venezuela hiện nay không có cơ hội cho một cuộc chiến tranh dân sự: bởi vì chỉ có một bên có vũ khí, phải có hai bên được trang bị vũ khí, và ở Venezuela hiện nay, chỉ có chính phủ và các nhóm vũ trang bất hợp pháp được chính phủ hỗ trợ mới có vũ khí.

Dân chúng đi đến các cuộc biểu tình với những lá cờ và biểu ngữ. Một số đã phản ứng với hơi cay, những làn đạn được bắn ra bằng gạch đá. Nhưng không thể có khả năng xảy ra một cuộc nội chiến.

Cách đây không lâu, Tổng thống Maduro đã cáo buộc các Giám mục Venezuela vì đã mâu thuẫn với ĐTC Phanxicô …

Không phải vậy. Ông ta đã thao túng những điều mà ĐTC Phanxicô đã nói. Ông tự giới thiệu mình là một người bạn tuyệt vời của ĐTC Phanxicô, như một kẻ sùng đạo và hết sức nhiệt tâm. Điều mà ông ta đang làm đó là thao túng cảm xúc tôn giáo của người dân Venezuela. Chúng tôi hoàn toàn hiệp nhất với ĐTC Phanxicô. Ngài đã gửi cho chúng tôi một bức thư đầy ý nghĩa hôm 5 tháng 5 vừa qua, trong đó ĐTC Phanxicô khuyến khích chúng tôi tiếp tục nỗ lực không ngừng dấn thân cho người dân và đồng thời cũng bày tỏ sự hiệp nhất với chúng tôi.

Điều đó hoàn toàn trái với sự thật, đó là một sự thao túng mà Tổng thống Maduro muốn thực hiện: đối với cả ĐTC Phanxicô cũng như những cảm xúc tôn giáo của người dân Venezuela.

Một số người đã nói về việc chính phủ đã bách hại các linh mục và Giám mục, bởi vì nhiều người đã công khai tuyên bố như vậy nhân danh người dân. Có chính xác khi nói về điều này không?

Chúng ta phải hết sức cẩn thận với những cụm từ mà chúng ta sử dụng. Chúng ta không thể nói về việc bách hại. Chúng ta có thể nói về một sự thù hằn, những hành động quấy rối, ngược đãi, và một số trường hợp cá biệt đã thực hiện việc tấn công như những gì họ đã làm với tôi tại Vương Cung Thánh Đường Santa Têrêsa hôm Thứ Tư Tuần Thánh.

Một cuộc bách hại – như điều mà Giáo hội đã biết đến và hiện nay đang diễn ra ở nhiều nơi – là hoàn toàn không có.

Thế nhưng, lại có một sự thù hằn, việc ngược đãi đối với Giáo hội của một số người có liên quan đến chính phủ quốc gia. Nhưng điều đó không phải xuất phát từ tất cả bọn họ, bởi vì, tạ ơn Chúa, Giáo Hội là một trong những thể chế được tôn trọng nhất tại nước này.

Các tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới có thể làm gì cho Venezuela?

Tôi hy vọng họ sẽ cùng đồng hành với chúng tôi trong lời cầu nguyện. Chúng ta phải nguyện xin Thiên Chúa soi sáng cho những người trong chính phủ để họ nhận ra rằng con đường họ đang theo đuổi sẽ dẫn đến dẫn đến thảm họa tổng thể và họ cần phải thay đổi. Đồng thời, phải cầu nguyện để củng cố mọi người dân để đấu tranh cho tự do. Và để rồi các vấn đề cũng sẽ được giải quyết.

Nhưng các chính phủ trên thế giới, và điều này là rất quan trọng, phải nhận ra rằng chính phủ Venezuela là một chính phủ ngoài vòng luật pháp. Chính phủ Venezuela không còn là một chính phủ dân chủ, mà đó là một chính phủ độc tài. Và họ không xứng đáng nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ của các chính phủ dân chủ trên toàn thế giới.

Về vấn đề này, chính quyền Donald Trump đã nói về việc đưa ra các lệnh trừng phạt đối với Venezuela. Liệu đó có phải là vấn đề đối với xã hội không?

Các hành động trừng phạt không bao giờ nên dành cho những người dân hay cho một quốc gia nào, nhưng là đối với những kẻ đã lạm dụng vai trò của các nhà cai trị.

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết