ĐHY Jorge Urosa: Giáo hội Venezuela phản đối các cuộc bầu cử, đồng thời cảnh báo về 'thảm họa không có tiền lệ'

Trong một cuộc phỏng vấn, ĐHY Jorge Urosa đã phát biểu: “Chúng tôi, Hội đồng giám mục Venezuela, đã nêu lên tiếng nói của mình nhằm lên án cuộc khủng hoảng khẩn cấp xã hội và cuộc khủng hoảng nhân đạo tồn tại ở nước ta”.

AppleMark

Đức Hồng Y Jorge Urosa

Theo báo cáo mới nhất của Caritas Venezuela, lạm phát giá lương thực đã vượt quá 1.300% trong năm 2017. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính rằng lạm phát ở Venezuela sẽ đạt 13.000% vào năm 2018, tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Ngày 1 tháng 5 năm 2018 mức lương tối thiểu hàng tháng đã được tăng từ 1,3 triệu bolivars lên 2,5 triệu bolivars, tăng lần thứ chín kể từ tháng 1 năm 2017 và thứ ba trong năm nay — và việc mua sắm mỗi ngày đã ngoài tầm với của các công dân bình thường. Hiện nay cuộc khủng hoảng kinh tế này đã trở nên trầm trọng hơn bởi một cuộc khủng hoảng chính trị, chính phủ đột nhiên quyết định tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 20 tháng 5 năm 2018, thay vì vào tháng 10 hoặc tháng 12 như kế hoạch ban đầu.

Trong thông cáo gần đây nhất của mình, Hội đồng giám mục Venezuela đã tuyên bố rằng các cuộc bầu cử này thiếu tính hợp pháp, “và không có sự bảo đảm cần thiết chung cho mọi quy trình bầu cử tự do, đáng tin cậy và minh bạch, và với vô số những kẻ vô tư cách đối với các ứng cử viên tiềm năng, một cuộc bầu cử như vậy, vốn không thể đưa ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng mà đất nước hiện đang phải đối mặt, thậm chí có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng này và dẫn đến một thảm họa nhân đạo mà không có tiền lệ”. Tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội Đau khổ đã phát biểu với Đức Hồng Y Jorge Urosa, Tổng giám mục Caracas, về tình hình.

Các thành viên của phe đối lập, lập luận rằng không có thời gian để tổ chức một chiến dịch đối với thông báo vội vàng như vậy, đã kêu gọi mọi người tẩy chay các cuộc bầu cử.

Điều này đã dẫn tới việc các cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 20 tháng 5 như là một sự sỉ nhục đối với các quyền chính trị của người dân Venezuela. Chúng tôi có quyền bầu ra các nhà lãnh đạo của chúng tôi một cách tự do và theo một cách thức thích hợp, với khả năng đạt được một kết quả dân chủ khả thi. Điều này giống như việc chơi trò chơi bóng đá, nơi mà một đội chuyển ngày diễn ra trận đấu lên trước 10 ngày so với ngày đã được thỏa thuận, mà không cho đội kia có cơ hội để tuyển mộ những cầu thủ tốt nhất của mình. Những cuộc bầu cử này nên được tổ chức vào quý cuối cùng của năm, như đã được quy định trong Hiến pháp.

Thông cáo báo chí của Hội đồng giám mục cũng nói về các cuộc bầu cử là không có tính hợp pháp.

Các cuộc bầu cử này sẽ không giải quyết được vấn đề của cuộc khủng hoảng xã hội, và vì lý do đó mà chúng không có tính hợp pháp. Các cuộc bầu cử này nên được trì hoãn, bởi vì trên thực tế chúng không hợp pháp mà cũng không mang tính dân chủ.

Dường như phe đối lập không mấy tích tích cực. Dường như không có một sự huy động thực sự trước các cuộc bầu cử. Có vẻ như Venezuela đang chịu một cú sốc. Liệu có phải như vậy không?

Năm ngoái, 140 người đã thiệt mạng trong cuộc đàn áp các cuộc biểu tình phản đối. Một số nạn nhân hoàn toàn không liên quan gì tới các cuộc biểu tình. Tôi chứng kiến một đoạn video về một người phụ nữ đang đi trên phố; cô ấy không phải là thành phần tham gia cuộc tuần hành, thực ra cô ấy đang bước ra khỏi đám đông, và rồi “một tiếng nổ đùng” – một phát sung vang lên và cô gái ngã xuống, bỏ mạng. Điều đó thực sự làm tôi kinh hoàng. Tất cả chúng ta đều không khỏi bàng hoàng. Dường như tà ác đang chiếm ưu thế, và không quan trọng nếu như trẻ em thiệt mạng hoặc nếu ai đó đầu hàng và vẫn bị giết. Khi đối mặt với quá nhiều đau khổ và không có câu trả lời, tất cả mọi người dân đều tuyệt vọng và chán nản.

Giáo hội có phải là tổ chức duy nhất ở Venezuela nêu cao tiếng nói của mình để phản đối?

Không phải vậy. Còn có nhiều nhóm khác không có trong thỏa thuận, cũng đang lên tiếng, chẳng hạn như các nhóm chính trị, Quốc hội. Nhưng tất cả các nhóm này đều hết sức mỏng manh và suy yếu, và tất cả họ đều bị đe dọa nghiêm trọng. Giáo hội không phải là tiếng nói duy nhất, nhưng có lẽ chúng ta có nhiều tác động hơn bởi vì sự tín nhiệm đối với các giám mục trong xã hội Venezuela là rất cao. Và không chỉ hiện nay; điều này đã diễn ra trong nhiều năm rồi.

Một số người cho rằng các cuộc bầu cử đã được dời lên sớm hơn dự định do tình hình kinh tế nghiêm trọng của đất nước. Đó có phải là một trong những lý do?

Tôi không dám chắc.  Điều tôi biết là thực tại của cuộc sống người dân ở Venezuela là hết sức thảm hại. Sự thiếu hụt thuốc men và các vật tư y tế là vô cùng nghiêm trọng, bao gồm việc chăm sóc y tế trong các bệnh viện; tình trạng thiếu lương thực cơ bản và chi phí thức ăn cao, vấn đề giao thông và việc thiếu hụt tiền mặt có sẵn. Một kilogram [2.2 pounds] thịt có giá tương đương bằng lương tối thiểu hàng tháng; tương đương với 1 kg sữa bột. Ai có thể mua được? Làm thế nào để có thể có được những thứ ấy khi không có tiền mặt có sẵn trong một quốc gia?  Điều đó đủ để giết chết bất kỳ nền kinh tế nào. Chúng tôi, Hội đồng giám mục Venezuela, đã nêu lên tiếng nói của chúng tôi nhằm lên án cuộc khủng hoảng xã hội và cuộc khủng hoảng nhân đạo tồn tại ở nước ta. Thiếu thốn điện và nước sinh hoạt. Không ai bận tâm đến việc chăm sóc các cấu trúc này hoặc duy trì hệ thống cung cấp. Quả là hết sức tuyệt vọng; quả thực vô cùng khủng khiếp khi chứng kiến đất nước bị tàn phá.

Venezuela dường như chảy máu đến chết. Tổ chức Caritas Quốc tế đã nói về hơn 4 triệu người đã rời khỏi đất nước. Con số 10% dân số!

Có một cuộc di cư đã xảy ra bởi vì không có tương laic ho họ ở nước này. Có những người đã đi bộ xuyên suốt biên giới để vào Cúcuta (Colombia). Tình hình quả thực vô cùng nghiêm trọng. Tại thời điểm hiện tại, thực tế mỗi gia đình người dân Venezuela đều có một thành viên đã rời khỏi đất nước. Cuộc di cư này cũng ảnh hưởng đến Giáo Hội; chẳng hạn như, ở đây tại Tổng Giáo Phận Caracas, chúng ta đã mất đi bốn trong số các Phó tế vĩnh viễn của chúng ta. Và cũng có nhiều Dòng tu đang đưa các nữ tu ra khỏi đất nước bởi vì họ không có các nguồn lực để nuôi dưỡng hoặc chăm sóc y tế cho họ.

Cần phải làm gì để đưa Venezuela ra khỏi cuộc khủng hoảng này?

Tình hình quả thực khó mà thay đổi. Làm thế nào có thể có được sự thay đổi khi chính phủ đã xâm chiếm tất cả mọi vị trí trong các tổ chức công? Không có ai để bàn giao. Chúng tôi có Quốc hội, nhưng thực tế nó đã bị tê liệt, cũng giống như các đảng chính trị đã bị loại bỏ một cách hiệu quả. Đồng thời, có thể nói rằng Venezuela đã bị “thế chấp” trong trò chơi địa chính trị quốc tế lớn. Nước này đã từ bỏ hợp tác với một số quốc gia và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với những nước khác, ví dụ như trong việc khai thác dầu mỏ và trữ lượng khoáng sản.

Ở phía nam Venezuela có các mỏ kim cương, trữ lượng vàng và coltan. Nó cũng giống như Eldorado nổi tiếng. Chắc chắn, những thiệt hại đối với môi trường là kết quả của việc khai thác khoáng sản không kiểm soát đã đặt ra các vấn đề đáng lo ngại khác. Hôm nay chúng ta có thể nói rằng bất kỳ xung đột nào ở Venezuela không chỉ là một cuộc xung đột giữa những người dân Venezuela. Đất nước này chính là một con tốt trong trò chơi kinh tế và chính trị địa lý quốc tế. Điều này khiến mọi thứ đều trở nên khó khăn hơn. Nhưng chúng ta đừng bao giờ thôi cầu nguyện cho đất nước chúng ta hoặc hy vọng về một giải pháp hòa bình.

 Maria Lozano

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết