ĐHY Filoni: ĐTC Phanxicô hoan nghênh đề xuất "tháng truyền giáo"

Sự kiện sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm 2019, kỉ niệm 100 năm Tông Thư “Maximum Illud” của Đức Benedict XV. Tuyên bố được đưa ra bởi Tổng Trưởng của ‘Propaganda Fide’ (Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin) gửi các vị Chủ tịch các Uỷ ban Giám mục về Truyền giáo thuộc Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo tại Rome tại Đại Hội Hồng thường niên của các Giám mục.

ĐTC Phanxicô đã “hoan nghênh lời kêu gọi của chúng ta đối với Giáo hội và đồng thời công bố một tháng ngoại thường đặc biệt dành cho việc cầu nguyện, bác ái, chia sẻ giáo lý cũng như những suy tư thần học về sứ mạng Truyền giáo của Giáo hội”. ĐHY Fernando Filoni – Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin cho các dân tộc, đã thông cáo ý định của vị Giám mục thành Roma nhằm tuyên bố một dịp đặc biệt dành cho sứ mạng Truyền giáo “nhằm làm tái sinh giữa dân của Thiên Chúa ý thức về việc dự phần vào phép Thánh Tẩy của mọi tín hữu “đối lời mời gọi truyền giáo của Giáo Hội.

filoni-R4JvEG9aeu8WBuKh3tOA7hO-568x320@LaStampa.itSự chấp thuận của ĐTC Phanxicô để dành “tháng đặc biệt cho việc truyền giáo” đã được Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin thông báo trong một bài phát biểu trước hơn một trăm thành viên của Uỷ ban Giám mục về Truyền giáo trực thuộc Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo đến từ khắp 5 châu lục quy tụ tại Rôma trong Đại Hội Hồng thường niên của các Giám mục. Tháng được lựa chọn cho một sự kiện kéo dài trong vòng 30 ngày đặc biệt này là tháng Mười, mà theo truyền thống đã được dành cho ‘Missio ad Gentes’ (sứ vụ truyền giáo).  Hơn nữa, năm được chọn cho sự kiện này có nhiều ý kiến liên quan đến sứ vụ truyền giáo khi toàn thể Giáo hội sẽ cử hành “tháng truyền giáo” vào tháng 10 năm 2019,  kỉ niệm 10 năm Tông Thư Maximum Illud – một Tông Huấn cổ võ việc “Truyền giáo” do Đức Bênêđíctô XV công bố vào ngày 30 tháng 11 năm 1919.

“Việc kỷ niệm sự kiện này” – ĐHY Filoni trích dẫn Tông Huấn ‘Evangelii Gaudium’, “sẽ là một dịp không chỉ nhằm tưởng nhớ lại Huấn Quyền của Đức Bênêđíctô XV”, vốn rất quan trọng đối với bản chất truyền giáo của toàn thể Giáo Hội, nhưng trên hết là để thắp lại nơi tất cả mọi người một sự hoán cải truyền giáo đích thực và một sự nhận định mục vụ đích thực để rồi tất cả mọi người, kể cả các tín hữu cũng như các mục tử, thể hiện một tinh thần kiên vững với sứ mạng truyền giáo”.

Mạng lưới toàn cầu của Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền giáo được hình thành giữa thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX với tư cách là các hiệp hội của giáo dân và sau đó được tháp nhập vào các tổ chức trực thuộc Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin, nhằm mục đích hỗ trợ công việc truyền giáo trên toàn thế giới thông qua các phương tiện về vật chất và tinh thần , biểu lộ bằng sự quan tâm sâu sắc của Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội Rôma đối với các Giáo Hội địa phương.

“Trong nhiều năm qua” – ĐHY Filoni nhắc lại trong bài phát biểu của mình – “ĐTC Phanxicô đã khuyến khích Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo làm hồi sinh nhiệt huyết và tình yêu say mê của các Thánh cũng như các anh hùng tử đạo, mà nếu như không có các Ngài, chúng ta  dường như đã bỏ quên nhiệm vụ phải trở thành một tổ chức phi chính phủ nhằm kêu gọi quyên góp và phân phát những viện trợ về vật chất cũng như tiền bạc”. Vị Tổng trưởng của Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin đã kêu gọi  việc thúc đẩy con đường của các Giáo hội non trẻ, đồng thời Ngài cũng cho biết thêm vào rằng sự khao khát nhằm tái khởi động sức mạnh truyền giáo của việc loan báo Tin Mừng “chia sẻ mối bận tâm mục vụ của Đức Benedict XV đã được diễn tả trong Tông Thư ‘Maximum Illud’ và sứ vụ truyền Giáo được đề cập trong Tông Huấn ‘Evangelii Gaudium’”.

Thật vậy, Tông Thư đã được công bố cách đây một thế kỷ bởi Đức Giacomo dalla Chiesa ngày nay vẫn còn chịu trách nhiệm đối với ý nghĩa của sứ vụ tiên tri đối với những động lực cũng như những hình thức của hoạt động truyền giáo phục vụ cho công cuộc loan báo Tin Mừng. Trong Tông Thư này, các nhà truyền giáo tại Trung Quốc đã nhận thấy những diễn tả trong một loạt các ghi chép được gửi đến Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin trong những năm trước. Họ đã mô tả những lợi ích dân tộc chủ nghĩa đang lan rộng thế nào trong lòng các tín hữu Trung Quốc khi nhận thức về một Giáo Hội cũng tương tự như một thực tại thực dân bị nô lệ bởi quyền lợi của các thế lực nước ngoài cũng như sự tham lam của các cá nhân. Trong Tông Thư ‘Maxim Illud’, Đức Bênêđíctô XV đã tố cáo “một bệnh dịch có khả năng gây chết người nhất” đối với sứ mạng truyền giáo “khi đặt nặng về quê hương trần thế của họ hơn là quê hương đích thực trên trời, và đã quá lệ thuộc vào khuynh hướng khuyếch trương vinh quang và quyền lực trần thế của mình”, Đức Bênêđíctô XV đồng thời cũng nhắc lại rằng các nhà truyền giáo cần phải quan tâm đến “những lợi ích của Chúa Kitô và không còn cách nào đó là những lợi ích cho đất nước của họ”.

Trong phần mở đầu, Đức Benedict XV nhấn mạnh rằng: “Bất cứ ai làm việc trong vườn nho của Thiên Chúa, cho dù khả năng của họ có ra sao đi nữa, sứ mạng này cần phải được thực hiện để có thể nhận thấy rằng nó được hướng dẫn bởi một người cha, luôn thao thức, tận tụy và đầy lòng nhân ái, hết lòng bận tâm đến tất cả mọi công việc, vui mừng vì thành công của những người thợ làm vườn nho, đồng cảm với những gian nan của họ, luôn cổ võ và hữu ích đối với những nỗ lực cũng như những cam kết tốt lành của họ, và xem mọi thứ liên quan đến họ cũng như  là liên quan đến chính mình”.

Lời mời gọi đối với mối bận tâm như một người cha đối với những ai hướng dẫn sứ vụ truyền giáo cũng được đưa ra bởi những lý do ngẫu nhiên liên quan đến những biến cố của “sứ mạng truyền giáo tại nước ngoài” của thời đại. Tuy nhiên, nó là một sự hiện diện đặc biệt trong tình hình hiện tại. Giờ đây, những cách diễn tả của Đức Bergoglio chẳng hạn như là “Một Giáo hội bước ra bên ngoài và tiến về phía trước”, “vị thế không ngừng truyền giáo của Giáo hội”, “một sự hoán cải truyền giáo đối với các cơ cấu mục vụ”, có thể sẽ bị suy giảm để chỉ còn là những thứ vũ khí của những chủ nghĩa tuân thủ mới và tuân theo đúng luân thường đạo lý, nên nhớ rằng lời mời gọi để trở thành một “nhà truyền giáo không ngừng” có thể đè bẹp các tín hữu đơn sơ, nếu như những người mẹ cũng như những người cha đích thực của họ không giúp đỡ họ với tấm lòng nhân ái của một người cha để có thể đương đầu với đời sống thường ngày – một cơ hội và một lối thoát mang tính quyết định và không thể tránh được đối với sứ mạng Kitô giáo.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết