ĐHY Filoni: "Chúng ta là một Giáo Hội với sứ mạng luôn luôn phải truyền giáo"

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 22-10-2017 | 23:43:22

Tin Mừng luôn giống nhau và tình yêu của Đức Kitô đối với nhân loại là không hề thay đổi. Nhưng sứ mạng của Giáo hội thì luôn thay đổi. Giáo hội hiện đang phải đối mặt với những bối cảnh và thách thức mới chưa bao giờ có, từ sự tục hóa vốn đang làm cho các quốc gia phương Tây phải đối mặt với sự thù địch mà người Kitô hữu gặp phải ở các quốc gia đa số là Hồi giáo; từ các khu vực địa lý như Amazon, nơi mà những sự thay đổi khó có thể được giải quyết, cho tới nguy cơ tuyệt chủng lũy tiến đối với đức tin do sự lão hóa của các quan chức Giáo hội. Trước những thách đố sâu sắc đặt ra những vấn đề đối với hành động của Giáo Hội, Đức Hồng y Fernando Filoni, Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các dân tộc – người giám sát hơn một nghìn khu vực địa hạt Công giáo ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh – có một sự xác quyết chắc chắn, “Truyền giáo trước hết đó chính là công việc của ân sủng, chúng ta cần phải nói, đó là công việc của chính Thiên Chúa” và là kết quả của việc các môn đệ, những người đã “bị đập tan” cái gọi là “phi trung tâm”, vì họ đã đặt Đức Kitô, chứ không phải là chính bản thân họ, trở thành cốt lõi đời sống của mình”. Sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội không phải là kết quả của một tổ chức chiến lược hoàn hảo, nhưng “theo logic của Chúa Kitô, logic của việc chết đi để được phục sinh, của việc từ bỏ chính mình vì tình yêu vốn đem lại sự hân hoan”.

Nhân dịp Ngày Thế giới Truyền giáo, được cử hành vào Chúa nhật 22 tháng 10, Vatican Insider đã đặt ra cho Đức Hồng y Filoni một số câu hỏi. 

cardinalefiloni-kBED-U1101609431438Nc-1024x576@LaStampa.it-R65On4HldM4ptvJ2jZdZVeM-568x320@LaStampa.itThưa Đức Hồng y, Sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ ba là gì? Và nó đã thay đổi như thế nào?

Ngày nay, chúng ta có thể nói về một Giáo hội với sứ mạng luôn luôn phải truyền giáo. Hơn 50 năm sau khi công bố Sắc lệnh Ad gentes (1965), khái niệm về hoạt động truyền giáo đã thay đổi rất nhiều: nó đã mở rộng theo các thuật ngữ xã hội học và không còn chỉ ám chỉ đến một số linh mục, tu sĩ và giáo dân, những người được mời gọi để đi đến những vùng đất xa xôi. Mỗi tín hữu đã được rửa tội đều trở thành một sứ giả truyền giáo nhờ Phép Thanh Tẩy. Ngoài ra, ĐTC Phanxicô, trong Tồn Huấn Evangelii Gaudium của mình, đã sử dụng thuật ngữ “truyền giáo” theo một ý nghĩa rộng mở, vượt qua những cách thức diễn đạt được sử dụng trong các tài liệu Giáo Hoàng trước đây về “sứ mạng ad gentes” hoặc “Tân Phúc Âm Hóa”. Những người tiếp nhận tính mới mẻ này là tất cả các Kitô hữu, những người mà, nhờ căn tính của họ chính là con cái Thiên Chúa, được đón nhận nhờ ân sủng của Phép Thanh Tẩy, là những sứ giả truyền giáo. Trong khi trong hoạt động truyền giáo trong quá khứ đã được nối kết với sự quảng đại của một số “sứ thần”, trong Evangelii Gaudium, nó được nhấn mạnh rằng toàn thể Giáo Hội của Thiên Chúa “luôn luôn ở trong tư thế của việc truyền giáo”. Và hoạt động truyền giáo ngày nay trở thành nhiệt kế của cùng một sức sống và việc sinh hoa trái với tư cách là một Giáo Hội”.

Cách tiếp cận thì khác nhau nhưng nội dung vẫn giữ nguyên: ĐHY có thể khai triển điều đó không?

 “Nội dung của sứ mạng truyền giáo đó chính là tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại, được mặc khải nơi Đức Kitô cho tới sự điên rồ thập giá. Vì thế, chúng ta là những người rao truyền Tin Mừng nếu chúng ta không ngừng hoán cải, nếu chúng ta trở thành những môn đệ Chúa Kitô, nếu chúng ta xây dựng một Giáo Hội “trong tình trạng luôn luôn di chuyển”, không tập trung vào chính mình, không tự cho mình là điểm quy chiếu, nhưng đã sẵn sàng để tìm kiếm, như vị Mục Tử Nhân Lành đã làm, không phải là một con chiên bị lạc nhưng là 99 con chiên nằm bên ngoài chuồng chiên. Truyền giáo cũng trở nên mới mẻ đối với diễn đàn mới (tribunals ed.), đối với viễn tượng mới mà một Giáo hội “bước ra bên ngoài” gặp gỡ trên hành trình của mình. Môn đệ là một người “đập tan cái gọi là phi trung tâm “, những người không tự đặt mình những đặt Đức Kitô là trung tâm của cuộc đời mình cũng như trung tâm của hoạt động truyền giáo. Nếu không, chúng ta rơi vào cám dỗ của một Giáo Hội theo đuổi những thành công và thắng lợi, theo logic của thế giới. Nếu không, chúng ta rơi vào cám dỗ của một Giáo Hội vốn chỉ theo đuổi sự thành công và thắng lợi, theo logic của trần tục. Đức Kitô có sự logic của Ngài, logic của việc chết đi để được phục sinh, của việc thất bại để được vinh thắng, của cách thức bắt buộc phải từ bỏ chính mình cho tình yêu vốn đem lại niềm vui”.

Ngày nay chúng ta cũng đang chứng kiến một phong trào truyền giáo theo hướng ngược lại, từ các quốc gia truyền giáo sang châu Âu: nó có ý nghĩa gì và chúng ta sẽ hiểu nó như thế nào?

“Để hiểu được phong trào này, trước tiên tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng không ai được sai đi với sứ mạng truyền giáo ngoại trừ chỉ một mình Thiên Chúa, mời gọi chúng ta tham gia vào Lễ Vượt Qua của Con Ngài. Không ai đón nhận sứ mạng truyền giáo ngoại trừ những người, trong đức tin, đã tự nhận thấy mình được sai đi, tham gia vào tình yêu thương xót vốn đem lại sự cứu rỗi và biến đổi. Việc vượt qua sự khác biệt về địa lý giữa “các Giáo hội được sai đi” và “các Giáo hội đón nhận” đòi hỏi phải vượt qua sự phân biệt không tương xứng giữa “hành động mục vụ” và “sứ mạng truyền giáo”. Phải nói rằng không có cộng đoàn Kitô hữu nào được thành lập một cách chắc chắn. Không một Giáo hội địa phương nào được thiết lập một cách hoàn hảo. Tin Mừng chưa bao giờ được rao giảng một cách trọn vẹn và đầy đủ. Tâm hồn chúng ta sẽ không bao giờ được cải hóa và cứu rỗi hoàn toàn ngoại trừ nơi sự trọn vẹn của sự Phục Sinh. Chính vì lẽ ấy, truyền giáo chính là trung tâm của đời sống đức tin bởi vì hoạt động của tình yêu cứu chuộc của Thiên Chúa không bao giờ kết thúc. Mỗi Giáo Hội luôn cần sự đổi mới, để trẻ hóa nơi tâm hồn của mình, bởi vì con cái Giáo hội sẽ luôn cần sự cải hóa và ơn cứu rỗi. Việc làm chứng cho Tin Mừng của mỗi cá nhân vẫn còn là nền tảng đối với sứ mạng truyền giáo. Nếu đức tin tồn tại trong cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô, cuộc gặp gỡ sống động với các nhân chứng của Chúa Kitô là điều cốt yếu cho sứ mạng truyền giáo. Và hoạt động truyền giáo phải tạo điều kiện cho sự hiểu biết và sự gặp gỡ với những nhân chứng của việc truyền giáo này, những người đôi khi có thể trở thành những anh hùng tử đạo”.

Nếu như Ngài nghĩ đến một số “nhân chứng” tiêu biểu, như một hình mẫu để thức tỉnh lương tâm truyền giáo, Ngài sẽ nghĩ đến ai?

“Trong số nhiều vị Thánh và các vị Chân Phước, hôm nay tôi muốn trích dẫn một người đàn ông và một phụ nữ vào thế kỷ XIX, Cha Sở họ Ars và Đấng Đáng Kính Pauline-Maria Jaricot: một linh mục, và một nữ giáo dân. Linh mục Giovanni Maria Vianney là một mục tử tại một ngôi làng nhỏ, trong khi Pauline-Maria Jaricot liên quan đến thế giới của tầng lớp công nhân. Về Thánh Giovanni Maria Vianney, chúng ta cảm kích ý thức về hoạt động truyền giáo trong đời sống giáo xứ của Ngài. Ngày hôm nay người ta có thể nói, theo những lời thân mật của ĐTC Phanxicô, rằng Ngài chính là một Cha Sở “luôn luôn thăng tiến đời sống của mình”, không khép mình trong các bức tường của nhà thờ giáo xứ riêng của Ngài. Còn về Đấng Đáng Kính Paolina-Maria Jaricot, người sáng lập Hội Truyền Bá Đức tin, tôi muốn nhắc lại sự nhiệt thành tông đồ đầy sáng kiến và sáng tạo, với tư cách là một nữ giáo dân nhiệt thành và do đó là tiền thân của thời đại Giáo Hội cũng như sự tôn trọng đối với Giáo Hội: công cuộc Phúc Âm hóa đã được dự định cho những vùng đất xa xôi như Trung Quốc, Thái Bình Dương và Caribê, nơi mà bà đã đóng góp cho Tin Mừng cũng nhờ những sáng kiến như viện trợ nhân đạo và trao đổi thư từ với các nhà truyền giáo”.

Gần đây Ngài đã đến thăm Nhật Bản, một bối cảnh mà trong đó công việc truyền giáo của Giáo hội dường như đang gặp phải những thách đố đầy khó khăn. Xin ĐHY vui lòng chia sẻ về chuyến Tông du đó?

“Nhật Bản là một trong những nơi và các quốc gia nơi mà, vì những lý do lịch sử và văn hoá khác nhau, đã tạo ra những thách đố đầy khó khăn đối với sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội: ở Nhật Bản có rất ít người Công giáo và ơn gọi linh mục hiện đang có chiều hướng suy giảm. Do đó, người ta có thể nghĩ đến những quốc gia đa số là Hồi giáo chiếm, nơi mà sứ mạng truyền giáo chỉ có thể thực hiện được ở các bộ lạc; và ai có thể nói rằng, trong chế độ dân chủ vĩ đại vốn chính là Ấn Độ hiện đại, thật khó để một nhà truyền giáo có thể bước vào với tư cách là một vị khách? Hoặc chúng ta không thể không quên, trong số các khu vực khác, Amazon, quý vị chỉ có thể tiếp cận khu vực này bằng những chiếc phi cơ nhỏ và băng qua các con sông. Đức Thánh Cha Phanxicô vừa công bố một Thượng Hội Đồng giám mục đặc biệt dành riêng cho khu vực Pan-Amazon, sẽ được tổ chức tại Rome vào tháng 10 năm 2019. Đây chính là bí quyết nối kết những khu vực này: trong tất cả các bối cảnh như vậy, cần có các linh mục, nam nữ tu sĩ và những người giáo dân, những người đã khiến cho những ai không phải Kitô hữu nhận biết Chúa Giêsu qua chính đời sống của mình, qua việc tiếp cận với tất cả mọi người với sự kiên nhẫn và tình thân hữu; và những người sẽ luôn luôn cảm nghiệm với lòng biết ơn rằng trong công việc tông đồ này, công việc thiết yếu được thực hiện nhờ Ơn Chúa, đó chính là do Thiên Chúa. Chúng ta không thể kiểm soát nó, nó đòi hỏi chúng ta phải dấn thân với tất cả đời sống của mình. Không có lý trí nào có thể làm nguội đi hoặc giết chết lòng nhiệt thành truyền giáo, bởi vì chính tình yêu Thiên Chúa luôn rực nóng thiêu đốt tất cả mọi tín hữu”. 

“Tháng Truyền giáo”, được công bố bởi ĐTC Phanxicô vào tháng 10 năm 2019 là gì?

Điểm khởi đầu là để kỷ niệm 100 năm Thông điệp Maximum Illud của Đức Benedict XV, Thông điệp về sứ mạng truyền giáo đầu tiên của thế kỷ 20. Đây chính là một văn bản cơ bản để hiểu về việc Phúc Âm hóa ngày nay: vào thời điểm đó Đức Giáo Hoàng lần đầu tiên đã kêu gọi toàn thể cộng đồng tín hữu cảm thấy có tinh thần trách nhiệm với sứ mạng truyền giáo, và đồng thời công nhận những giá trị hiện có trong các tôn giáo thế giới, từ bỏ mọi ý tưởng của việc chinh phục và nói về những nơi và những người mà qua đó chúng ta có thể đưa ra những lời rao giảng Tin Mừng. Huấn Quyền của Giáo Hội sau đó đã đưa ra các đóng góp mới như Sắc lệnh  Ad gentes, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi của Đức Phaolô VI, Thông điệp Redemptoris Missio của Đức Gioan Phaolô II, cho đến Tông Huấn Evangelii Gaudium của ĐTC Phanxicô. Bắt đầu từ lương tâm và trách nhiệm truyền giáo của tất cả những người đã được rửa tội, Tháng Truyền giáo sẽ được chia thành nhiều tuần theo chủ đề, và ở nhiều nơi trên toàn thế giới, các tín hữu sẽ được mời gọi để khám phá ra một cách thức đặc biệt để cử hành sự kiện này, với tinh thần sáng tạo tông đồ. Đó chắc chắn sẽ là một khoảnh khắc của việc kỉ niệm một biến cố quan trọng và của niềm vui Tin Mừng đối với toàn thể Giáo hội trên toàn thế giới”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết