ĐHY D'Rozario: "Chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô là ‘một cuộc hành hương của Đức Thánh Cha đến linh hồn của dân tộc Bangladesh’"

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 08-10-2017 | 16:33:16

ĐTC Phanxicô dự kiến sẽ viếng thăm nước này từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 sắp tới. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên sau chuyến thăm của Đức Gioan Phaolô II vào năm 1986. Đây chính là chuyến viếng thăm cấp nhà nước cũng như chuyến thăm viếng mục vụ đối với các Kitô hữu và những người Hồi giáo vốn sẽ thúc đẩy việc đối thoại giữa các cộng đồng tôn giáo. Dưới đây là cuộc phỏng vấn với Đức Tổng Giám mục Địa phận Dhaka.

Sự hiện diện của ĐTC Phanxicô giữa những người dân Bangladesh sẽ mang lại “niềm vui lớn lao cho tất cả mọi người”, ĐHY Patrick D’Rozario, Tổng Giám mục Địa phận Dhaka, và là vị Hồng y đầu tiên của nước này, cho biết. Ngài đã phát biểu với AsiaNews về chuyến tông du sắp tới của ĐTC Phanxicô tại Dhaka từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12. Chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô, theo như ĐHY D’Rozario ghi nhận, chính là “sự chúc lành của Thiên Chúa”, và đồng thời sẽ được xem như là một “cuộc hành hương của ĐTC Phanxicô đến linh hồn của dân tộc”.

Đối với người dân Bangladesh, chuyến viếng thăm sẽ là một ‘trải nghiệm’ thực sự của ĐTC Phanxicô, ĐHY D’Rozario người đã nhấn mạnh về cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa ĐTC Phanxicô và người dân nước này, cho biết. Đồng thời, nó sẽ đem lại một cơ hội để được chạm vào Ngài, được cận kề với Ngài, được cùng đứng chung với Ngài. Nó cũng giống như mong muốn được trải nghiệm việc ĐTC Phanxicô trực tiếp đáp lại nhu cầu cấp thiết đối với “một nhóm nhỏ các Kitô hữu” tại đất nước này khi tiếp đón một con người thánh thiện, đại diện của Thiên Chúa trên trần gian. Vì lý do này, mọi người dân vui mừng khi ĐTC Phanxicô tuyên bố quyết định thực hiện chuyến viếng thăm Dhaka, và do đó Ngài đã thực hiện ước muốn của mình để “đi đến những vùng ngoại vi” của thế giới.

Đối với cuộc di cư của những người Hồi giáo Rohingya từ Myanmar, chủ đề nóng nhất trong vài tuần qua, “Ý kiến cá nhân của tôi là nếu như Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến vấn đề này, Ngài sẽ đánh giá cao vai trò của Bangladesh”, ĐHY D’Rozario nhấn mạnh. Tuy nhiên, “Về việc gặp gỡ những người tị nạn đến từ Myanmar, vẫn chưa quyết định nào được đưa ra”.

Thưa Đức Hồng Y, Ngài đã phản ứng thế nào với những tin tức về chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô tới Bangladesh?

Vào đầu năm 2016, ngài Thủ tướng và Hội đồng Giám mục Công giáo Bangladesh đã mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Bangladesh. Chuyến thăm dự định của ĐTC Phanxicô đã được đề cập cách đây một năm. Kể từ đó chúng tôi đã chờ đợi thông báo chính thức vốn đã được đưa ra vào ngày 28 tháng 8 vừa qua. Với tin ĐTC Phanxicô dự định sẽ thực hiện chuyến viếng thăm Bangladesh từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2017, tất cả mọi người dân Bangladesh và cộng đồng Kitô hữu đều rất đỗi vui mừng. Với lòng biết ơn chân thành, đối với cả các Kitô hữu cũng như các tín hữu thuộc các tôn giáo khác đều đón nhận sự xuất hiện của ĐTC Phanxicô như là một sự chúc lành của Thiên Chúa và đồng thời là dấu chỉ đặc biệt của tình cảm yêu thương từ Đức Thánh Cha Phanxicô.

Sau 31 năm, kể từ chuyến viếng thăm trước đây của Đức Gioan Phaolô II vào năm 1986, mọi người dân Bangladesh lại một lần nữa có thể được tiếp đón một vị Giáo Hoàng giữa họ. Điều này đã mang lại niềm vui lớn lao đối với tất cả mọi người chúng tôi.

Điều này có ý nghĩa gì đối với cộng đồng Công giáo tại Bangladesh?

Đối với cộng đồng Công giáo ở Bangladesh, chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô được coi như một cuộc hành hương của Đức Thánh Cha đến linh hồn của dân tộc; người dân sẽ chứng kiến sự kiện như là một cuộc hành hương của một con người thánh thiện đến với họ: họ sẽ được nhìn thấy Ngài, được lắng nghe Ngài, được gần gũi và tiếp xúc với Ngài, được cùng với Ngài tham dự Thánh Lễ được cử hành cách trang trọng.

Đối với cộng đồng Công giáo ở Bangladesh, chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là một biểu hiện của sự ưu tiên mà Đức Thánh Cha dành cho những người ở những vùng ngoại vi cũng như các đoàn chiên nhỏ bé của các Kitô hữu nơi đây. Các Kitô hữu sẽ coi chuyến thăm của ĐTC Phanxicô như là việc công nhận đức tin cũng như việc làm chứng của họ cho Tin Mừng trong đại đa số những người thuộc các tôn giáo khác. Các Kitô hữu sẽ trải nghiệm chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha như là một sự khẳng định đối với đời sống đức tin của họ, đồng thời đây cũng chính là một sự khích lệ và cảm hứng cho việc làm chứng cho đức tin cho thế hệ tương lai.

Điều này có ý nghĩa gì đối với người dân Bangladesh?

Với cương vị là người đứng đầu của Vatican, chuyến thăm của ĐTC Phanxicô tại Bangladesh cũng sẽ là chuyến thăm cấp nhà nước. Bằng thái độ biết ơn, trong vòng một năm sau khi Bangladesh giành được độc lập vào năm 1971, quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được thiết lập. Kể từ đó, mối quan hệ đặc biệt và hiếm có đã tồn tại liên tục giữa Vatican và Bangladesh, chủ yếu dựa vào các giá trị chung về con người và tinh thần.

Chuyến viếng thăm Bangladesh của ĐTC Phanxicô đếnBangladesh sẽ là một biểu hiện của sự ưu tiên và tình yêu mà Ngài luôn trân trọng trong trái tim mình. Chuyến thăm của ĐTC Phanxicô sẽ là dịp tán dương sự hòa hợp về văn hoá và tôn giáo, tán dương di sản của các giá trị nhân văn và đạo đức, tán dương tình yêu nhân loại vốn luôn mở ra cho tất cả mọi người mà không có giới hạn và ranh giới, tán dương các giá trị Tin Mừng cũng như các giá trị nhân văn mà những người nghèo trong xã hội có được. Người ta cũng mong đợi rằng các cộng đồng quốc tế sẽ lắng nghe tiếng nói của những người không có tiếng nói thông qua Đức Thánh Cha Phanxicô.

Chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô có ý nghĩa gì đối với người Hồi giáo cũng như việc đối thoại liên tôn và mối quan hệ giữa hai cộng đồng?

Ý nghĩa của chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô có thể được nhìn thấy trước hết dưới ánh sáng của di sản văn hoá, tôn giáo và tinh thần của quốc gia cũng như người dân Bangladesh. Bất kỳ một nhân vật nào là lãnh đạo tinh thần đều được tôn trọng và yêu mến bởi mọi người dân thuộc mọi tôn giáo tại Bangladesh: Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo cũng như Kitô giáo. Trên cơ sở đó, ĐTC Phanxicô được đón nhận như một nhà lãnh đạo tinh thần của thế giới, và sẽ được mọi người thuộc mọi tôn giáo chấp nhận, kể cả những người Hồi giáo. Mọi người dân đều muốn gặp gỡ ĐTC Phanxicô, để lắng nghe Ngài, để được chạm đến Ngài nếu có thể, và đồng thời để được gần gũi với Ngài. Đây sẽ được coi là một chúc phúc cho tất cả mọi người dân.

Thứ hai, hầu hết các vị Giáo Hoàng, kể cả ĐTC Phanxicô, cũng được công nhận như là một tiếng nói lương tâm cho thế giới. Do đó, tất cả mọi người dân Bangladesh, không phân biệt tôn giáo, sẽ sẵn sàng lắng nghe Ngài.

Thứ ba, Đức Thánh Cha Phanxicô được mọi người yêu mến bởi vì nhiều lần Ngài đã bày tỏ tình yêu thương và lòng trắc ẩn của mình đối với các nạn nhân thiên tai cũng như những thảm hoạ do con người gây ra và đồng thời Ngài cũng đã lên tiếng thay cho công lý và nhân loại mà những người có học thức vẫn còn nhớ rất rõ.

Cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô sẽ là một cuộc đối thoại liên tôn và mối quan hệ giữa chúng ta với nhau, được xây dựng dựa trên các giá trị văn hoá, tôn giáo và tinh thần cũng như những di sản của người dân thuộc mọi tôn giáo tại Bangladesh. Việc tán dương các mối quan hệ liên tôn sẽ là một sự khẳng định về những điều mà chúng ta đã thực hiện được. Thông báo này sẽ được chuyến đến nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Ngài có mong đợi ĐTC Phanxicô sẽ gặp gỡ hay đề cập đến những người tị nạn Hồi giáo Rohingya, mà Ngài đã từng lên tiếng không?

Bởi vì chủ đề chính của chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô năm nay đó là sự hòa hợp và hòa bình, cho nên ĐTC Phanxicô sẽ nói chuyện thiên về sự hòa hợp và hòa bình trong các lãnh vực khác nhau của đời sống quốc gia. Tôi không chắc ĐTC Phanxicô sẽ đề cập trực tiếp đến vấn đề hiện đang hết sức nóng bỏng của những người tị nạn đến từ Myanmar. Về vấn đề này, Ngài đã nhiều lần lên tiếng trước đây. Ý kiến cá nhân của tôi đó là nếu như Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến vấn đề này, thì Ngài sẽ đánh giá cao vai trò của Bangladesh bởi vì Bangladesh đã công khai tiếp nhận và tiếp tay với những người dân đau khổ. Giáo hội tại Bangladesh cũng đang phản ứng lại các nhu cầu nhân đạo của những người tị nạn. Tuy nhiên, về cuộc gặp gỡ với những người tị nạn đến từ Myanmar, hiện vẫn chưa có quyết định gì liến quan đến vấn đề này.

Vậy Ngài mong đợi gì từ chuyến viếng thăm này?

Chúng tôi hy vọng rằng việc thức tỉnh tinh thần sẽ được thực hiện cùng với chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô tới Bangladesh. Nó sẽ tạo ra một tác động tích cực trong nước. Là một phần của việc chuẩn bị tinh thần, những lời cầu nguyện đặc biệt cho chuyến viếng thăm này đang được thực hiện, về phương diện cá nhân cũng như các gia đình và các  trong cộng đồng giáo hội. Tôi chắc chắn rằng những điều này sẽ mang lại sức mạnh nội tâm cũng như sự canh tân cho Giáo hội Công giáo tại Bangladesh.

Chủ đề chính của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đó là “Hoà Bình và Hoà hợp” đã được Giáo hội thực hiện nhằm hiện thực hóa tinh thần đó. Mọi người dân trong nước, chúng tôi tin, sẽ được khuyến khích để cùng nhau nỗ lực hơn nữa nhằm hướng tới sự hòa hợp và hòa bình. Sứ vụ của yêu thương và tinh thần phục vụ, vốn mang đậm bản sắc của Giáo hội, sẽ được thể hiện rõ nét hơn qua chuyến viếng thăm lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô. Sự hiện diện hài hòa của các tín hữu thuộc nhiều tôn giáo khác nhau, sự phong phú của nền văn hoá cũng như tinh thần mến khách của người dân nước này sẽ được thể hiện rõ nét trong chuyến viếng thăm sắp tới của ĐTC Phanxicô. Đức tin và tinh thần bác ái Kitô giáo của chúng ta sẽ được củng cố và cam kết phục vụ đất nước cũng như con người của họ sẽ được đổi mới.

Tóm lại, những kỳ vọng của chúng ta từ chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô sắp tới đó chính là: củng cố và thừa nhận những điều tốt đẹp mà chúng ta đã có, đánh giá cao những gì chúng ta đang có, kêu gọi việc chăm sóc người nghèo và các thanh thiếu niên vốn chính là ước mơ và hy vọng của chúng ta, khuyến khích nỗ lực làm việc cho sự phát triển con người toàn diện và đối diện với những thách đố của vấn đề biến đổi khí hậu, và sự hòa hợp sâu sắc hơn để xây dựng hòa bình trong xã hội (ACF).

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết