ĐHY D’Rozario cho biết Giáo hội đang giúp đỡ những người tị nạn Rohingya

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 21-06-2018 | 15:27:59

MUMBAI, Ấn Độ – Tại Bangladesh, các nhà chức trách hy vọng Ngày Tị nạn Thế giới sẽ giúp mang lại sự chú ý đối với hàng trăm ngàn người Rohingya đã trốn sang đất nước này từ quốc gia Myanmar láng giềng.

Năm ngoái, các lực lượng an ninh của Myanmar đã bắt đầu “hoạt động giải phóng mặt bằng” ở nước này sau khi các chiến binh Rohingya tấn công một số đồn cảnh sát. Cả LHQ và Hoa Kỳ đều mô tả chiến dịch quân sự này là hành động “thanh trừng sắc tộc”.

Người Rohingya – một nhóm Hồi giáo thiểu số nơi một quốc gia đa số là Phật giáo – đã phải đối mặt với cuộc bức hại trong nhiều thập kỷ và đã bị từ chối quyền công dân theo luật quốc tịch do chế độ quân sự của Myanmar thông qua vào năm 1982. Họ đã chính thức – và, trong mắt nhiều chuyên gia, dễ làm cho bị nhầm lẫn, bị coi là “những kẻ xâm phạm người Bengali”.

800-1-4-690x450“Có khoảng 693.000 người tị nạn Rohingya ở Bangladesh”, Đức Hồng y Patrick D’Rozario, Tổng giám mục Dhaka, thủ đô Bangladesh, cho biết.

Mặc dù chỉ có khoảng 350.000 người Công giáo ở Bangladesh – hay 0,2% dân số, phần lớn trong số đó là người Hồi giáo – tổ chức từ thiện Công giáo Caritas là một trong những tổ chức hàng đầu trong việc giúp đỡ những người tị nạn Rohingya.

“Mối bận tâm chính của Giáo hội Bangladesh đó chính là việc chăm sóc và quan tâm đến những người Rohingyas”, ĐHY D’Rozario nói.

“Theo danh sách của chính phủ, Caritas là tổ chức phi chính phủ lớn thứ tư trong lĩnh vực tiền tệ”, Đức Hồng y D’Rozario phát biểu với Crux.

ĐHY D’Rozario cho biết rằng trẻ em chiếm 52% những người tị nạn Rohingya, và phụ nữ và trẻ em chiếm 70%.

“Giáo hội ở Bangladesh có một chương trình mang tên SFC (Safe Space for Children): ‘Không gian an toàn cho trẻ em’. Chúng tôi có chín trung tâm an toàn, nằm bên trong các trại, tị nạn”, ĐHY D’Rozario tiếp tục.

ĐHY D’Rozario cho biết các trung tâm này phục vụ “cùng nhau các chương trình”.

“Trong những không gian an toàn này, trẻ em cùng nhau vui chơi, cùng nhau ca hát và cùng nhau học hỏi. Chúng tôi thậm chí còn tuyển dụng những người tị nạn để chăm sóc cho những trẻ em này”, ĐHY D’Rozario nói, đồng thời cho biết thêm rằng các trung tâm này được xây dựng bởi Caritas, nhưng được tài trợ bởi Giáo hội Công giáo Bangladesh.

ĐHY D’Rozario cho biết trong chuyến viếng thăm Rome gần đây của các Giám mục Bangladesh, ĐTC Phanxicô đã chia sẻ rằng Ngài đã “bị đánh động” bởi cuộc gặp gỡ với những người Rohingyas ở Bangladesh vào ngày 1 tháng 12 năm 2017, trong chuyến thăm mục vụ tới quốc gia Nam Á vào hồi năm ngoái.

“Đức Thánh Cha đã được đánh giá cao vì Ngài gần gũi với mọi người”, ĐHY D’Rozario nói. “Điều đó đã khiến cho tất cả mọi người cảm động khi Đức Thánh Cha đã yêu cầu sự tha thứ từ những người Rohingyas”.

Caritas và các cơ quan khác hiện đang cố gắng chuẩn bị các trại tị nạn cho những đợt gió mùa sắp tới.

Hầu hết các trại tị nạn này đều nằm gần thị trấn Cox’s Bazar, nằm trên Vịnh Bengal, nơi dễ bị lốc xoáy.

Các cơ quan liên kết để giúp thay đổi chỗ ở cho những người có nguy cơ cao nhất, đặc biệt là cho người già và những người dễ bị tổn thương khác.

Caritas Bangladesh và Catholic Relief Services – cơ quan hải ngoại của các giám mục Hoa Kỳ – đã hoàn thành một dự án thí điểm, với sự tài trợ của LHQ, sử dụng dữ liệu địa hình trên không để xác định các khu vực thấp và dốc tiếp xúc với lũ lụt và sạt lở đất.

Cộng đồng Rohingya ở những khu vực này sau đó đã được cung cấp sự giúp đỡ để xây dựng nơi trú ẩn kiên cố hơn, các hệ thống thoát nước được gia cố bằng xi măng, tường chắn và đường đi được xép bằng những bao cát.

“Các cộng đồng lân cận hiện đang yêu cầu sự hỗ trợ tương tự, và du khách ngay lập tức đều nhận ra sự khác biệt”, Mazharul Islam, giám đốc chương trình địa phương của Caritas tại Cox’s Bazaar, cho biết.

“Cảm giác về sự tự hào có thể nhận thấy rõ, và nhiều thành viên cộng đồng đã bắt đầu những cải thiện bổ sung, chẳng hạn như những khu vườn quanh nhà, nơi mà những khoảng đất trồng nhiều loại cây như ổi, ớt, cà chua và cà tím đang đơm bông kết trái”, ông Mazharul Islam nói.

Myanmar và các cơ quan LHQ đã ký một thỏa thuận vào ngày 6 tháng 6 hứa hẹn sẽ thiết lập một “khuôn khổ hợp tác” nhằm tạo điều kiện cho việc “hồi hương tự nguyện, an toàn, phù hợp với phẩm giá con người và bền vững” của những người tị nạn Rohingya nhưng lại không giải quyết việc từ chối quyền công dân của Myanmar đối với những người thuộc nhóm thiểu số.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết