Trên tờ New York Times gần đây, một bài báo đã phân tích rõ sự tương phản giữa ĐHY Timothy Dolan Giáo phận New York và ĐHY Joseph Tobin Giáo phận Newark. Chắc chắn có một vài bài viết khác nhưng điều đã không hề được nhắc đến trong những cách diễn tả mập mờ đó là cả hai vị Hồng y này đều tôn trọng những người khác ý tưởng của họ. Theo nghĩa ấy, đây thực sự là hành động ẩn dụ tương phản nhằm phản bác vấn đề trên trong một thời kỳ phân cực sâu sắc tại Hoa Kỳ.
Hôm Chúa nhật vừa qua, tờ New York Times đã tăng tải một bài báo về hai nhân vật Công giáo có tầm ảnh hướng lớn tại khu vực Big Apple: ĐHY Timothy Dolan Giáo phận New York và ĐHY Joseph Tobin Giáo phận Newark, New Jersey. Bài báo có tựa đề: “Các vị Hồng y ở hai phía đối diện của dòng sông Hudson suy tư về đường lối của Giáo hội Công giáo”.
Thứ nhất, tôi đã dẫn chứng trong bài báo, vì vậy tôi không tiếp cận điều này như là một người tham dự không mấy quan tâm. Thứ hai, tôi đã quen biết cả ĐHY Dolan và ĐHY Tobin trong nhiều năm, tôi xem hai vị như những người bằng hữu cũng như những nhà làm báo, và do đó cũng không thể ngụy tạo đối với tính khách quan theo nghĩa đó.
Ở một mức độ nào đó, bài viết này muốn đưa ra một điều chắc chắn để khẳng định rằng hai vị Hồng y Dolan và Tobin “đã đưa ra lời kêu gọi đối với hai cử tri đoàn rất khác nhau”. Không thể chối cãi rằng ĐHY Tobin đã thể hiện tốt hơn so với nhiều người theo chủ nghĩa tự do, và ĐHY Dolan cũng thể hiện tốt hơn so với nhiều người theo chủ nghĩa bảo thủ (dù chắc chắn là không phải tất cả). Hơn nữa, thiên hướng của hai vị Hồng y này đôi khi dẫn dắt họ theo những hướng ngược lại, như trong cuộc thảo luận gần đây trong Hội đồng các Giám mục Hoa Kỳ về việc thành lập một ủy ban thường trực đặc biệt về tự do tôn giáo.
Cũng có một số tương phản cá nhân, chẳng hạn như thực tế rằng ĐHY Tobin là một nhà quản lý có đôi chút thực tế hơn, trong khi ĐHY Dolan là người ưu tiên sứ mạng của mình đối với việc duy trì và thường sẵn sàng trao lại những chi tiết về công việc quản lý cho người khác.
Tuy nhiên, dưới đây là những gì chưa được nhấn mạnh đủ, ít nhất như tôi có thể nhận thấy: Về cơ bản, hai vị Hồng y này có nhiều điểm tương đồng hơn bất kỳ điều gì gây ra sự chia rẽ giữa họ, và cả hai đều thường có khuynh hướng nhấn mạnh điều thứ nhất hơn so với điều thứ hai mỗi ngày trong tuần và hai lần vào mỗi Chúa nhật.
Trên thực tế, tôi cho rằng hai vị Hồng y Dolan và Tobin có thể nắm bắt được trong thế giới vi mô – mặc dù, thành thực mà nói, không phải tất cả thế giới vi mô đó, vì cả hai đều thực sự là những nhân vật nổi tiếng – một sự thật cơ bản về Giáo hội Hoa Kỳ vốn không mấy công khai, đó chính là, vâng, chúng tôi đã sở hữu sự khác biệt của chúng tôi, nhưng những người có lý trí không phải lúc nào cũng có khuynh hướng nhận thấy sự khác biệt đó như những chia rẽ.
Chẳng hạn như, bài viết bắt đầu bằng cách cho thấy sự tương phản mạnh mẽ về cách mà hai vị Hồng y Dolan và Tobin tiếp cận với những vấn đề về LGBTQ thế nào, và sau đó mô tả quyết định của ĐHY Tobin trong việc đón tiếp chuyến hành hương của một nhóm LGBTQ đến Nhà thờ Thánh Tâm thuộc Giáo phận Newark và sự vang dội mà nó tạo ra.
Điều còn thiếu sót trong bài tường thuật đó chính là hai điểm chính yếu.
Trước tiên, ĐHY Dolan đã nhận được ít nhất là những sự chỉ trích cũng như ĐHY Tobin, cũng chẳng khá gì hơn, từ những yếu tố bảo thủ của Giáo hội trước quyết định của ngài để tham gia các cuộc diễu hành nhân dịp Lễ Thánh Patrick tại New York vốn bao gồm các nhóm đồng tính công khai, phù hợp với triết lý căn bản của ngài trong việc cố gắng giữ cho mối dây liên lạc công khai với tất cả mọi người hết sức có thể.
Thứ hai, ĐHY Tobin không còn “mờ nhạt” đối với Giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân hơn là ĐHY Dolan, và đã không xem sự lựa chọn của mình trong việc chào đón cuộc hành hương như một hành động mở đầu cho cuộc cách mạng về Giáo huấn của Giáo hội.
“Nếu có ai đó liên hệ với tôi, tôi sẽ rao giảng những điều mà Giáo hội rao giảng, và đồng thời giảng dạy điều mà Giáo hội truyền dạy, và tôi tin tưởng điều đó với một sự bình an sâu thẳm”, ĐHY Tobin phát biểu với Crux trong một cuộc phỏng vấn gần đây, đồng thời ngài cũng cho biết thêm rằng: “Tôi không cho rằng tất cả những người tự xác định mình là LGBTQ đều hoạt động tình dục. Nếu như họ cố gắng sống một đời sống thanh khiết, thì họ chắc chắn cần nhận được sự ủng hộ của cộng đồng tín hữu, một cơ hội để cầu nguyện và biết rằng họ được hoan nghênh trong thân thể Chúa Kitô”.
Nếu như điều ấy một cách nào đó có tính chất đổi mới sáng tạo, thì hẳn quý vị cũng có thể nhuận sắc ĐHY Dolan giống như hầu hết mọi Giám mục Công giáo khác trong nước cũng như những nhà cách mạng.
Về cơ bản, nói chung đây là những gì quý vị cần biết về hai vị Hồng y Dolan và Tobin: Trong hầu hết những phương diện thực sự quan trọng, chúng về cơ bản là hai phiên bản của cùng một nhân vật.
Cả hai vị Hồng y này đều là những người theo chủ nghĩa dân túy, cảm thấy dễ chịu xung quanh những người bình thường, không say sưa với việc tự cho mình quan trọng, và sử dụng sự hài hước của mình một cách linh hoạt. (Cứ giả dụ như, ĐHY Tobin có những lời lẽ hết sức thuyết phục, trong khi ĐHY Dolan đại loại cũng giống như danh hài Henny Youngman – ông hoàng của những lời pha trò vui nhộn, nhưng trên hết, cả hai vị đều vô cùng hài hước).
Cả hai đều xuất thân từ giới lao động chân tay, ĐHY Dolan sinh trưởng và lớn lên tại St. Louis và ĐHY Tobin tại Detroit. Cả hai vị Hồng y này, nhờ vào bản năng và kinh nghiệm, đã được đào tạo trong việc quy tụ nhiều loại người khác nhau lại với nhau – ĐHY Dolan nguyên là Giám đốc Chủng viện, ĐHY Tobin từng là Bề Trên Tổng Quyền Dòng Chúa Cứu Thế.
Cả hai vị Hồng y Dolan và Tobin đều có quan điểm riêng của mình về tất cả mọi thứ, nhưng họ cũng có khả năng duy trì quan điểm của mình và thực sự quan tâm đến người khác. Đối với trường hợp của ĐHY Dolan, đó là một phần nhờ có bằng tiến sĩ lịch sử Giáo Hội dưới thời Đức Cha John Tracy Ellis, đã thúc đẩy kỷ luật của việc tìm hiểu nơi mà mọi người sẽ gắn bó từ trước khi đưa ra quyết định. Đối với ĐHY Tobin, đó chính là kinh nghiệm của việc quản trị Dòng Chúa Cứu Thế trên toàn thế giới, học hỏi nhanh chóng kinh nghiệm rằng quan điểm của người Mỹ hầu như không phải là cách duy nhất để đo lường mọi thứ.
Cả hai vị Hồng y đều bận tâm sâu sắc về những người xung quanh mình. Chẳng hạn như, tôi đã trích dẫn khi nói rằng ĐHY Dolan hầu như “không có chút bận tâm nào” về những chi tiết cần thiết cho việc các linh mục được bài sai thế nào, vốn là một phương cách không công bằng trong việc phân công mọi công việc, bởi vì ngài dành rất nhiều thời gian vào việc các linh mục sẽ phục vụ nơi đâu, kể cả nếu như ngài cũng tôn trọng các quyết định của những người xung quanh và dưới quyền ngài về việc những yêu cầu đó nên được thực hiện thế nào.
Trong bất kỳ trường hợp nào, điều này dứt khoát không có nghĩa là ngài không quan tâm đến các linh mục của mình. Ngược lại, tôi nhớ lại như in khi đang ở cùng với ngài trong một chiếc SUV vào cuối ngày, sau một ngày mệt mỏi ngay khi ngài đến New York, khi ngài đang trên đường đến gặp gỡ với các giáo dân tại Westchester County. Khoảng một giờ đồng hồ trong xe hơi thực sự là thời điểm duy nhất mà ngài có được sau cả ngày một mỏi, và tôi nghĩ có thể ngài muốn ngủ trưa, hoặc dành thời gian để đọc sách, hoặc làm bất cứ điều gì mà một người bình thường làm. Thay vào đó, ngài dành thời gian để gọi điện thoại nói chuyện với các linh mục trong Tổng Giáo phận có ngày sinh nhật hôm đó, để họ biết rằng vị Tổng Giám mục Giáo phận đang nghĩ về mình.
Cả hai Hồng y Dolan và Tobin tự bản chất đều là những nhà hoà giải, những loại nhân cách không tìm kiếm những sự xung đột. ĐHY Dolan ảnh hưởng từ yếu tố hình thành nên con người của cha ngài, một người có thói quen mời tất cả mọi người trong khu phố St. Louis của ngài, bất kể nguồn gốc xuất thân hay quan điểm chính trị của họ, tới thăm sân sau khu sân BBQ của ngài.
“Tôi đã lớn lên trong một môi trường mà trong đó quý vị có thể hình dung ra rằng không có quá nhiều thứ trong cuộc đời mà không thể giải quyết, hoặc ít nhất là bình tĩnh, thưởng thức một vài cốc bia cùng với chiếc bánh phô mai bên hành lang nhà”, ĐHY Dolan phát biểu với tôi trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2011.
“Chúng ta cần không ngừng vươn ra bên ngoài, không ngừng sẵn sàng đối thoại, không ngừng phấn đấu để làm cho ngôn ngữ tuyệt vời của chúng ta về một Giáo hội như là một gia đình thực sự”, ĐHY Dolan nói. Đồng thời ngài cho biết thêm rằng nếu như ngài phải chọn lựa, ngài sẽ ưu tiên mở rộng tầm tay tới những người bị bỏ rơi, bởi vì, ĐHY Dolan nói, đó chính là điều mà Tin Mừng mời gọi ngài dấn thân.
Hãy nhắm mắt lại, và quý vị cũng sẽ dễ dàng nghĩ như đang lắng nghe ĐHY Tobin.
Trên thực tế, đây chính xác là điều mà ĐHY Tobin đã phát biểu với Crux: “Tôi cảm thấy rằng công việc của tôi là phải chào đón tất cả mọi người. Khi tôi nhận gậy Giám mục tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma, tôi lấy làm tâm đắc một lời nguyện rằng: “Anh em phải chú ý đến tâm hồn của những người đã được ủy thác cho anh em”.
Cuối cùng, cả hai vị Hồng y Dolan và Tobin rất tôn trọng những người khác, và không muốn bị đặt trong một tình huống mà trong đó họ đạt được điều gì đó khiến người khác phải bị ảnh hưởng.
Có thể nói rằng khi ĐHY Dolan lần đầu tiên đến Giáo phận New York, trong một số khu phố có khuynh hướng so sánh ngài với vị tiền nhiệm, ĐHY Edward Egan. ĐHY Dolan đã bỏ ra nhiều thời gian để thích nghi với việc này. Tương tự như vậy, ĐHY Tobin đã phát biểu với chúng tôi gần đây rằng Ngài không muốn được đưa ra để so sánh với ĐHY Dolan, và sẽ không đồng ý với bất kỳ nỗ lực nào để làm như vậy. (Lưu ý rằng ngài đã từ chối phỏng vấn với tờ Times).
Điều chúng ta có ở đây, nói cách khác, đó là hai giáo sĩ cam kết với Giáo huấn và truyền thống Công giáo, một người có khuynh hướng thiên về phía cánh hữu đôi chút và người kia lại có khuynh hướng nghiêng về phái cánh tả, nhưng cả hai đều cam kết với tầm nhìn về “một căn lều khổng lồ” của Giáo Hội, mà trong đó có rất nhiều chỗ cho người kia, và những người luôn cam kết để tận dụng sự khác biệt với sự công bằng và đồng thời chấp nhận rằng những điều người khác nói hoặc làm là đúng vì ta không thể chứng minh là họ sai.
Minh Tuệ (theo CRUX)