ĐHY Charles Maung Bo: "ĐTC Phanxicô sẽ đến để hàn gắn những vết thương của đất nước"

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 21-10-2017 | 06:21:40

Chuyến viếng thăm Miến Điện của ĐTC Phanxicô sẽ giúp hàn gắn những vết thương của đất nước này, đặc biệt là đối với các nhóm thiểu bị tấn công, vị Hồng y duy nhất của quốc gia nhấn mạnh.

Cardinal_Charles_Maung_Bo_of_Yangon_Credit_AD_of_YangonĐức Hồng y Charles Maung Bo Địa phận Yangon là vị Hồng y đầu tiên của Miến Điện trong lịch sử Giáo hội. Ngài đã được ĐTC Phanxicô tấn phong Hồng y vào năm 2015.

Phát biểu với CNA về chuyến tông du sắp tới của ĐTC Phanxicô, Đức Hồng Y Bo nhấn mạnh rằng “Vatican và các quốc gia khác cần phải cùng nhau nỗ lực làm việc để hàn gắn những vết thương của đất nước chúng ta, bằng cách cho thấy một tương lai vốn có thể đem lại những kết quả tích cực cho tất cả các cộng đồng”.

Miến Điện, còn được gọi là Myanmar, đã thu hút sự chú ý của quốc tế ngày càng gia tăng trong những năm gần đây vì cuộc bách hại leo thang đối với những người Rohingya, một nhóm sắc tộc chủ yếu là Hồi giáo trong một quốc gia mà Phật giáo chiếm đa số.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra hàng loạt những lời kêu gọi bảo vệ những người Rohingya, ít nhất kể từ tháng 5 năm 2015.

Kể từ cuối tháng 8, Liên Hợp Quốc ước tính có tới 582.000 người Rohingya đã trốn khỏi bang Rakhine của Miến Điện sang quốc gia láng giềng Bangladesh.

Đức Hồng y Bo phát biểu với CNA rằng Ngài hy vọng rằng ĐTC Phanxicô sẽ giải quyết những vấn đề nóng bỏng liên quan đến cuộc bách hại đối với những người Rohingya trong một cuộc họp đã được lên kế hoạch với vị lãnh đạo thực tế của đất nước, bà Aung San Suu Kyi, trong chuyến công du vào tháng Mười Một sắp tới.

Ngài cũng cho biết rằng ĐTC Phanxicô có thể sẽ “khuyến khích những bước đi tốt đẹp” và đồng thời nhấn mạnh rằng “với tư cách là một Giáo hội, chúng tôi muốn khẳng định tính dữ dội của sự đau khổ của con người” mà những người Rohingya đã phải trải qua bởi vì “vấn đề này đã tồn tại trong 60 năm qua, và mạnh mẽ nhất kể từ năm 1982, khi một đạo luật liên quan đến vấn đề quốc tịch không công bằng đã được thông qua”.

Đức Hồng Y Bo cũng lưu ý rằng “có một khả năng tiềm tàng mới đã bị thả lỏng do làn sóng chống Hồi giáo toàn cầu. Các quy định bài ngoại ở các nước giàu chống Hồi giáo khuyến khích điều này. Bất công ở bất cứ đâu cũng là mối đe dọa cho công lý ở khắp mọi nơi. Người Hồi giáo không chỉ phải chịu đau khổ ở Miến Điện”.

Đức Hồng Y Bo giải thích rằng cuộc đàn áp gần đây của chính phủ  đối với những người Rohingya là một phản ứng đối với các vụ tấn công nhằm vào các đồn cảnh sát bởi các nhóm chiến binh Rohingya. “Tuy nhiên”, Đức Hồng Y Bo nói, “không có gì có thể biện minh cho những gì đã xảy ra sau đó”.

Đức Hồng Y Bo cũng giải quyết cuộc tranh cãi xung quanh bà Aung San Suu Kyi, người đã đoạt giải Nobel Hoà bình, và Hội đồng Nhà nước Miến Điện, người đứng đầu chính phủ của quốc gia này. Là một nhà hoạt động vì nhân quyền lâu năm, bà đã bị chỉ trích vì đã thất bại trong việc thừa nhận hoặc chấm dứt hành động tàn bạo của quân đội đối với những người Rohingya, và vì việc đổ lỗi cho cả hai phía trong cuộc xung đột.

Đức Hồng y Bo cho biết rằng “Bà Aung San Suu Kyi có thể đã làm tốt hơn, nhưng để làm nổi rõ tính cách của bà như thể bà đã không làm gì cả là một lý thuyết cường điệu và gượng gạo”.

Đức Hồng Y Bo nhắc lại rằng bà Aung San Suu Kyi đã thành lập Ủy ban Kofi Annan, một ủy ban tư vấn về vấn đề bang Rakhine do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đứng đầu và gồm sáu thành viên của Miến Điện và ba thành viên quốc tế.

Ủy ban đã ban hành một báo cáo cuối cùng vào tháng Tám, yêu cầu luật quốc tịch của Miến Điện năm 1982 đã phân loại những người Rohingya là những người nhập cư bất hợp pháp. Là một khuyến nghị ngắn hạn, ủy ban đã yêu cầu Miến Điện phải làm rõ các quyền của những người không được thừa nhận quyền công dân đầy đủ, bao gồm cả những người Rohingya.

Đức Hồng Y Bo lưu ý rằng bà Aung San Suu Kyi “đã đồng ý thực hiện các khuyến nghị” của Ủy ban Annan.

Đức Hồng Y Bo lưu ý rằng, thật không may “ngay ngày báo cáo của Ủy ban đã được công bố, đã có một cuộc tấn công quân sự và việc trả thù bắt đầu”. Điều này, Đức Hồng Y Bo giải thích, đã ngăn cản việc thực hiện các khuyến nghị.

Thế nhưng, Đức Hồng Y Bo nói, “bằng cách tấn công bà Suu Kyi, chẳng ai thắng cả. Bà ấy vẫn là một niềm hy vọng cho nền dân chủ”.

Đức Hồng y Bo nhấn mạnh rằng “Miến Điện là một trong những nước nghèo nhất thế giới, và tiểu bang Rakhine là một tiểu bang nghèo nhất: 70% người dân sống trong cảnh nghèo đói cùng cực”.

Cuối cùng, Myanmar “có rất nhiều nguồn tài nguyên, nhưng những điều này không đến tay những người nghèo. ĐTC Phanxicô là một vị tiên tri vĩ đại về công bằng kinh tế và công bằng về môi trường. Ngài cần phải mạnh mẽ lên tiếng chống lại hai điều bất công này”.

Đức Tổng Giám mục Địa phận Yangon cũng nhấn mạnh rằng ĐTC Phanxicô cần phải “làm sáng tỏ những xung đột và sự thay đổi chưa được giải quyết”.

Đức Hồng y Bo cũng đã đề cập đến các tình huống ở các bang Karen, Kachin, và Shan. Những cuộc bách hại chống lại Kitô giáo ở Myanmar đã được nhấn mạnh trong một báo cáo vào năm 2016 của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế.

Bản báo cáo nói rằng ở ba tiểu bang của Miến Điện, các Kitô hữu là nạn nhân của việc bị buộc phải di dời, nạn nhân của các tấn công vào những nơi thờ tự và một chiến dịch cải đạo cưỡng bức và tẩy não trong các trường học do chính phủ tài trợ.

Theo Báo cáo năm 2016 về Tự do Tôn giáo được thực hiện bởi Tổ chức Viện trợ các Giáo hội Đau khổ, các nhóm thiểu số thường bị nhắm mục tiêu ở Miến Điện trong một hình thức xung đột liên tục diễn ra ở các tiểu bang của những người dân tộc thiểu số.

Báo cáo đề cập đến tiểu bang Kachin, nơi có ít nhất 66 nhà thờ đã bị phá hủy trong các cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra từ năm 2011.

Bản báo cáo cũng nhấn mạnh rằng “tại các tiểu bang Chin và Kachin nơi mà Kitô giáo phổ biến, quân đội Miến Điện đã thúc đẩy một chính sách bắt buộc các Kitô hữu phải tháo dỡ Thánh giá khỏi các ngọn đồi cũng như các đỉnh núi, đôi khi buộc họ phải xây dựng những ngôi chùa Phật giáo để thay thế những nơi thờ phượng như vậy”.

Thực tế này, Báo cáo nhấn mạnh, đã “suy giảm dần từ năm 2012, nhưng không bao giờ có hồi kết”. tại tiểu bang Chin, một Kitô hữu đã bị bắt giam vì tội dựng nên một cây Thánh giá.

Đức Hồng Y Bo nhấn mạnh rằng “tình hình của những người Rohingya là hết sức bi thảm”, nhưng đồng thời cũng cho biết thêm rằng “đất nước cần được chữa lành trên nhiều trận tuyến”.

“Đức Thánh Cha Phanxicô”, ĐHY Bo kết luận, “đã đứng lên chống lại những lời chỉ trích và đồng thời xót xa trước những đau khổ của những người Hồi giáo và những người Rohingyas. Những gì xảy ra nơi đây chính là một sự lan tràn và việc nhận thấy thảm kịch này bị tách ra khỏi những bi kịch của những người khác sẽ là một sự thật đã bị phân mảnh”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết