ĐHY Bo của Myanmar: ‘Giữa bối cảnh của chủ nghĩa cực đoan, Giáo hội Công giáo mang lại tiếng nói cho những người không có tiếng nói’

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 11-05-2018 | 16:15:33

Đức Tổng Giám mục Địa phận Yangon thuộc Dòng Salêdiêng đã phát biểu với Zenit sau chuyến viếng thăm Ad Limina của mình với ĐTC Phanxicô  tại Vatican

Đức Hồng y Charles Bo, Tổng giám mục Yangon, Myanmar, nhấn mạnh rằng nơi nào có chủ nghĩa cực đoan và bách hại, nơi đó Giáo hội Công giáo giúp đỡ cho các tôn giáo bị bách hại khác, bao gồm cả những người Hồi giáo, được trở nên có tiếng nói và được tôn trọng.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Zenit, vị Hồng y người Miến Điện thuộc Dòng Salêdiêng đã bày tỏ điều này. Đức Hồng y Bo đã có mặt tại Vatican sau chuyến thăm Ad limina với ĐTC Phanxicô vào tuần này. Trong cuộc phỏng vấn, Zenit đã có cơ hội nói chuyện với Đức Hồng y Bo về chuyến viếng thăm với ĐTC Phanxicô, những thành quả của chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô vào năm 2017, tình trạng đối thoại liên tôn trong nước và nhiều vấn đề khác nữa.

Myanmar đang nổi lên từ nhiều thập kỷ cai trị quân sự sau khi đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015 và giữ vị trí lãnh đạo.

Cộng đồng thiểu số Hồi giáo người Rohingyas được LHQ xem là một trong những cộng đồng bị bách hại nhiều nhất. Theo dữ liệu từ Arakan Project, một tổ chức nhân đạo bảo vệ quyền của những người Rohingyas, kể từ năm 2010, khoảng 100.000 thành viên của cộng đồng thiểu số này đã rời khỏi Miến Điện (Myanmar) bằng đường biển. Bạo lực giữa những người Phật giáo cực đoan và những người Rohingyas đã khiến cho hơn 200 người thiệt mạng và 140.000 người phải di tản kể từ năm 2012.

***

OSSROM79965_ArticoloZENIT: Kính thưa Đức Hồng y, chuyến viếng thăm Ad limina của các giám mục Myanmar tại Vatican đã xảy ra chỉ vài tháng sau chuyến viếng thăm lịch sử của ĐTC Phanxicô đến Myanmar. Ngài có đề cập đến chuyến viếng thăm đó trong các cuộc thảo luận của các Giám mục?

Đức Hồng y Bo: Chúng tôi đã đề cập rất nhiều đến chuyến viếng thăm này. Chúng tôi đã cảm ơn Đức Thánh Cha vì chuyến viếng thăm của Ngài, vì sự chú ý đặc biệt của Ngài dành cho tất cả mọi người không loại trừ một ai. ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ tướng cấp cao, chính quyền và các nhà chức trách đặc biệt là bà Aung San San Suu Kyi, các nhà sư, các nhà lãnh đạo tôn giáo, những người trẻ và tất cả mọi người, để lại thông điệp hòa bình, tình yêu và hoà giải. ĐTC Phanxicô đã cảm ơn chúng tôi vì sự tiếp đón nồng hậu và tinh thần hiếu khách của đất nước.

ZENIT: Đâu là những thành quả mà ĐTC Phanxicô đã để lại cho Giáo hội Myanmar, mà trong những năm qua, đã phải chịu đựng những đau khổ to lớn?

Những thành quả trước mắt mà chúng ta có thể gặt hái được đó là giờ đây chúng ta có được sự nối kết trực tiếp và liên hệ với chính quyền và quân đội. Nó đem lại một con đường rộng mở cho việc đối thoại. Chuyến viếng thăm này quả là một sự thành công hoàn toàn. Đức Thánh Cha đã để lại cho chúng ta rất nhiều công việc cần phải thực hiện: hòa bình và hoà giải. Mặc dù tình hình vẫn còn hết sức phức tạp, chúng tôi tin rằng chúng ta đang hướng tới hòa bình.

ZENIT: Ngày hôm nay, cách sau đó một vài tháng, hình tượng về ĐTC Phanxicô được người dân Miến Điện nhìn nhận thế nào?

Trước chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô, nhiều người không Công giáo không biết Đức Giáo Hoàng là ai. Giờ đây thì ngược lại. Người dân Myanmar hết sức kính trọng và yêu mến ĐTC Phanxicô cũng như yêu mến và tôn trọng Giáo hội Công giáo. Họ ngưỡng mộ những công việc được thực hiện vì hòa bình và việc xây dựng quốc gia.

ZENIT: Ở đất nước của Ngài, không thiếu những sự căng thẳng liên quan đến việc cùng nhau tồn tại giữa các tôn giáo khác nhau, đặc biệt liên quan các Phật tử chiếm đa số và các tôn giáo khác. Tình hình đối thoại liên tôn ở Myanmar hiện nay thế nào?

Một người Hồi giáo đã từng nói rằng họ không còn là một tiếng nói nữa, Giáo hội Công giáo mới chính là tiếng nói của họ. Tiếng nói về chủ nghĩa cực đoan là vô cùng mạnh mẽ và tiếng nói của chúng ta cũng đầy mạnh mẽ.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết