Đảng Cộng sản Trung Quốc mong muốn thắt chặt sự kềm kẹp đối với tôn giáo

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 16-09-2017 | 04:54:20

Hàng giáo sĩ không mấy lạc quan về sự phát triển của các vấn đề tôn giáo sau Đại hội Đảng vào Tháng Mười.

Các chuyên gia Công giáo đã nhất trí dự đoán rằng chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục thắt chặt những hạn chế đối với tôn giáo dưới danh nghĩa “luật pháp” sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 19 của Trung Quốc sẽ được tổ chức từ ngày 18 tháng Mười.

Mùa hè vừa qua, chính quyền cộng sản đã tiếp tục thắt chặt sự kềm kẹp đối với việc thực hành Kitô giáo với việc ít nhất bốn chính quyền khu vực trên khắp Trung Quốc đã ban hành các thông báo hạn chế trẻ em đến các nhà thờ Kitô giáo hoặc tham dự các hoạt động tôn giáo.

1505322605Hàng giáo sĩ Trung Quốc không mấy lạc quan về sự phát triển của các vấn đề tôn giáo sau hội nghị đảng vì chính sách tôn giáo của chính phủ là nhất quán và các quan chức mới được bổ nhiệm sẽ quan tâm đến việc thể hiện các kỹ năng của họ trong việc giữ cho tôn giáo được kiểm soát theo đường lối của Đảng.

“Ngay cả khi chính sách trong nước thay đổi, thì chính sách tôn giáo không bao giờ thay đổi, nó sẽ chỉ trở nên chặt chẽ hơn”, một linh mục nói.

Antôn Lam Sui-ki, thư ký điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Thánh Linh tại Hồng Kông, đã mô tả hiện trạng ở Trung Quốc là vô cùng “kỳ dị”.

“Chính phủ Trung Quốc hiện nay dường như mắc hội chứng sợ hãi nghiêm trọng. Nó không cho phép người dân có được sự phát triển cá nhân, mọi suy nghĩ và hành vi của họ phải tuân theo sự dẫn dắt của chính phủ. Nói cách khác, 1,3 tỷ người đang bị ép buộc vào cùng một khuôn mẫu”, ông Lam Sui-ki cho biết.

 “Trong quá khứ, các quan chức tôn giáo đã chẳng mảy may để ý đến các công việc không đáng kể trong Giáo hội, nhưng giờ đây họ đang được giám sát một cách rất chặt chẽ, thậm chí những điều rất nhỏ cũng không được buông bỏ, do đó sự phát triển hiện tại đối với các vấn đề tôn giáo ở Trung Quốc thực sự quả là đáng lo ngại”, ông Lam Sui-ki phát biểu với ucanews.com.

Ông Lam lưu ý thêm rằng việc tham dự Thánh lễ, việc in ấn các sách vở tôn giáo, việc phát triển tinh thần, và các chương trình khác đối với chính phủ Trung Quốc, không chỉ là những vấn đề cá nhân mà còn là những vấn đề của nhà nước.

Ông đã so sánh điều này với khái niệm “quốc gia đầu tiên” được Đảng Cộng sản sáng lập từ năm 1949: Đó là một người hoàn toàn phải tuân theo đất nước bởi vì chế độ cộng sản tin tưởng chỉ khi đất nước trở nên mạnh mẽ hơn, thì các công dân của họ sẽ có giá trị riêng của họ.

Theo cách suy nghĩ này, ông Lam tin rằng các vấn đề tôn giáo sẽ chỉ được thắt chặt hơn dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Tập Cận Bình.

“Đặc biệt, khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn, chính phủ có thể sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến để theo dõi mọi động thái của người dân. Như trước kia, sau chiến dịch phá hủy Thánh giá, các nhà chức trách đã trở nên tự kiềm chế và thực hiện việc lắp đặt các camera quan sát để theo dõi các nhà thờ và tín hữu. Những người Công giáo địa phương sẽ không dám hành động “một cách thiếu suy nghĩ”, ông Lam cho biết.

Một vấn đề khác sẽ được giải quyết bởi Đại hội Đảng đó là việc bổ nhiệm lãnh đạo mới.

Ông Lam đồng tình với quan điểm nhất trí của các nhà quan sát Trung Quốc rằng việc tái bổ nhiệm Tập Cận Bình trong cương vị chủ tịch là điều không thể tránh khỏi và bộ phận lãnh đạo mới phải theo sát sự chỉ huy của ông. 

Bà Or Yan Yan, một quan chức dự án của Ủy ban Công lý và Hoà bình của Địa phận Công giáo Hồng Kông, không mong đợi các vấn đề tôn giáo của Trung Quốc có thể đi lệch ra khỏi khuôn khổ của cái gọi là Hán hóa, được chính thức thúc đẩy bởi chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị Quốc gia về công tác Tôn giáo, một hội nghị thượng đỉnh hiếm khi được tổ chức, vào năm 2016.

“Chúng tôi cũng nhận thấy rằng không gian công cộng (cho việc tranh luận) chẳng hạn như internet đã được chính phủ kiểm soát chặt chẽ”, bà Or nói.

“Nó liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo và đồng thời phản ánh rằng tự do tôn giáo luôn bị uốn nắn thành nếp”, bà Or cho biết. “Với việc bổ nhiệm lãnh đạo mới, tôi không lạc quan về sự phát triển của tôn giáo ở Trung Quốc”. 

Bên cạnh hội nghị vào năm 2016 về công tác tôn giáo, Hội nghị Mặt trận Thống nhất Trung ương vào năm 2015 cũng đã thảo luận về các vấn đề tôn giáo.

Ông Ying Fuk-tsang, giám đốc trường Thần học tại Đại học Hồng Kông Trung Quốc, lưu ý rằng chính phủ Trung Quốc đã soạn thảo một tài liệu tư vấn về các vấn đề tôn giáo vào thời điểm đó. 

Một trong những thuật ngữ làm dấy lên mối quan tâm rộng lớn đó chính là bộ phận các vấn đề tôn giáo của đất nước đã chỉ định địa điểm hoạt động tạm thời cho cái gọi là Giáo hội – chưa đăng kí, hầm trú, cánh tay của các giáo phái Tin Lành, vốn được coi là bất hợp pháp.

“Có phải đơn giản chỉ là chỉ định một nơi hoặc là có một điều gì đó khác hơn vấn đề này? Mục đích đằng sau của biện pháp này là gì? Điều này quả là rất đáng lo ngại”, ông Ying phát biểu với ucanews.com

 “Vẫn chưa rõ liệu tài liệu tham khảo có được thực hiện sau Đại hội hay không nhưng nếu nó được giới thiệu trong tương lai, mọi người nên chú ý đến các chi tiết – vì sự ác luôn luôn hàm chứa trong các chi tiết đó”, ông Ying nói.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết