Đại sứ Vatican: ‘Chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô tới Congo sẽ không xảy ra cho đến sau các cuộc bầu cử’

Đức Tổng Giám mục Luis Mariano Montemayor, Khâm Sứ Tòa Thánh tại Cộng hòa Dân chủ Congo, cho biết rằng có một nguy cơ là nếu ĐTC Phanxicô đến thăm đất nước này trước khi các cuộc bầu cử được tổ chức, các chính trị gia có thể tận dụng chuyến viếng thăm này để ghi điểm chính trị. Đức TGM Montemayor cũng gọi Congo là “quốc gia chuyên cướp bóc người dân”, nơi mà các chính trị gia chỉ quan tâm đến việc tích lũy tài sản hơn là việc chăm sóc đối với các nhu cầu của người dân.

YAOUNDÉ, Cameroon – Chuyến viếng thăm dự kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Cộng hòa Dân chủ Congo sẽ không xảy ra cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống vốn đã được cam kết từ lâu diễn ra.

Theo một thỏa thuận hòa bình được tổ chức với sự trợ giúp của các Giám mục quốc gia, Tổng thống Joseph Kabila được cho là sẽ phải rời khỏi văn phòng vào ngày 19 tháng 12, nhưng cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy ông dự định làm như vậy. Ngày bầu cử vẫn chưa được thiết lập.

“ĐTC Phanxicô đã có ý định muốn đến thăm nước này. Tòa Thánh đã phát biểu rõ rang với các nhà chức trách của Cộng hòa Congo rằng chuyến viếng thăm của Ngài tạo điều kiện cho việc tổ chức các cuộc bầu cử vốn được củng cố bởi hiến pháp nước này”, Đức Tổng Giám mục Luis Mariano Montemayor, người Argentina – Đại sứ Vatican tại Cộng hòa Congo – phát biểu với UN Radio.

Đức TGM Montemayor cho biết rằng có một nguy cơ là nếu ĐTC Phanxicô đến thăm Cộng hòa Congo trước khi các cuộc bầu cử được tổ chức, các chính trị gia có thể tận dụng chuyến viếng thăm này để ghi điểm chính trị.

“Khi nào có một cuộc bầu cử, chúng ta sẽ chắc chắn rằng sẽ có những điều kiện đối với việc ổn định đất nước. Trước đó, tồn tại nguy cơ thao túng và lợi dụng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô, hoặc để hỗ trợ việc tiếp tục một chính phủ bất hợp pháp hoặc đối với những người hy vọng trục xuất chế độ theo các phong trào phổ biến”, Đức TGM Mariano Montemayor nói.

ĐTC Phanxicô đã hủy một chuyến viếng thăm dự định vào hồi tháng 3 vì những lo ngại về tình trạng bất ổn chính trị. Đây là quốc gia lớn nhất châu Phi với 40 triệu người Công giáo – chiếm khoảng một nửa dân số – và Giáo hội là một trong những thể chế được kính trọng nhất trong nước.

Vào tháng 12 năm 2016, các Giám mục Công giáo đã làm trung gian hòa giải một thỏa thuận hòa bình giữa chế độ Kabila và phe đối lập. Sáng kiến này yêu cầu chính phủ của ông Joseph Kabila đồng ý với một số đề nghị của phe đối lập, bao gồm: việc phóng thích tất cả tù nhân chính trị; trả lại các hoạt động truyền thông đã bị thâu tóm; và đồng thời chấm dứt việc sách nhiễu đối với các chính trị gia phe đối lập.

Thỏa thuận yêu cầu ông Kabila phải từ chức vào ngày 19 tháng 12 năm 2017. Các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 12 năm 2017, với việc ông Kabila không đủ điều kiện để tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ ba. Sẽ không có cuộc trưng cầu dân ý đối với những thay đổi hiệu lực đối với hiến pháp (do ông Kabila đề nghị nhằm tìm kiếm việc tái đắc cử). Thỏa thuận cũng yêu cầu các cuộc bầu cử cấp tỉnh và lập pháp trong năm nay, với việc một thủ tướng chuyển tiếp sẽ được chỉ định bởi phe đối lập.

02-24-2017DRCongo-690x450Các Giám mục cho hay vào thời điểm khi mà hiệp ước phản ánh một “thỏa hiệp chính trị toàn diện vốn bắt đầu đưa ra một lộ trình thực tế”.

Nhưng sự lạc quan đó đã sớm biến mất, khi các cuộc đàm phán để thực hiện hiệp ước bắt đầu gặp rắc rối. Các nhà đàm phán của chính phủ và phe đối lập không thể đồng ý về thời gian cho cuộc bầu cử – một tình huống kết hợp với cái chết đột ngột của thủ tướng chuyển tiếp dự kiến, ông Étienne Tshisekedi, tại Paris vào ngày 1 tháng Hai.

Kể từ đó, ông Kabila vẫn im lặng đối với vấn đề tổ chức một cuộc bầu cử.

Ông Kabila đã phục vụ trong cương vị Tổng thống nước này trong thời gian gần 17 năm, tiếp quản cha mình, ông Laurent-Désiré Kabila, sau khi ông bị ám sát vào ngày 16 tháng 1 năm 2001. Cha của ông đã lật đổ chế độ độc tài lâu năm Mobutu Sese Seko vào năm 1997, sau cuộc Chiến tranh Congo lần thứ nhất.

Ngay sau đó, cuộc Chiến tranh Congo lần thứ hai bắt đầu, đã gây ra cái chết của hàng triệu người trong gần năm năm của cuộc chiến bạo tàn.

Kể từ khi chiến tranh kết thúc, nhiều nhóm dân quân tiếp tục hoạt động ở phía đông và phía nam của đất nước.

Bạo lực ở những khu vực này – nơi có sự phản đối mạnh mẽ đối với chính phủ của ông Kabila – đã gia tăng kể từ khi thỏa thuận đã được trung gian bởi các Giám mục đã bị sụp đổ.

Một số cuộc thảm sát đã được báo cáo, và cả quân đội của chính phủ và lực lượng dân quân đã bị cáo buộc đối với các hành động lạm dụng nhân quyền.

“Các cuộc tàn sát ở Kasaï, Béni, hoặc Tanganyika tất cả đều liên quan đến các quá trình bầu cử thất bại”, Đức TGM Mariano Montemayor nói, trước khi gọi Cộng hòa Congo là “một quốc gia chuyên cướp bóc người dân”, nơi mà các chính trị gia chỉ quan tâm hơn tới việc tích lũy tài sản hơn là việc chăm sóc đối với các nhu cầu của người dân .

Hơn một nghìn thường dân đã bị giết hại tại Béni vào năm ngoái, và hơn 250 người đã bị sát hại tại Kasaï trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay. Hàng chục người đã bị giết hại trong các cuộc đụng độ sắc tộc ở Tanganyika vào tháng 12 và tháng Giêng.

Bất cứ khi nào bạo lực gia tăng đột ngột tại Congo, cũng như các cuộc tấn công vào mục tiêu Kitô giáo, nói chung bởi vì các Giáo hội Kitô giáo và nhân viên của họ thường là các tổ chức xã hội đơn lẻ vốn không thoát ra khỏi các khu vực bị ảnh hưởng.

Vào tháng Hai, Đức TGM Mariano Montemayor đã cùng với các Giám mục và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc kêu gọi việc chấm dứt các cuộc tấn công “đầy thương tâm” nhằm vào các cơ sở của Giáo hội trong nước.

Các Giám mục nhấn mạnh: “tất cả những nơi thờ tự thuộc về tất cả mọi người, và như vậy, tất cả những nơi ấy được coi là phi chính trị; tất cả những ngôi thánh đường cũng chính là những nơi cầu nguyện cho tất cả mọi người và cần phải được tôn trọng và bảo vệ. Bằng cách tấn công những nơi thờ phượng này, các thủ phạm hoặc những người bảo hộ cho hành động phá hoại ấy đang làm tổn hại đến lợi ích chung của tất cả mọi người dân Congo”.

Các nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo và các thành viên xã hội dân sự khác đã gặp nhau tại Paris vào tháng trước để thảo luận về “sự trở lại của trật tự hiến pháp” tại Cộng hòa Congo, và “bản Tuyên ngôn của Công dân Congo”.

Tài liệu cáo buộc ông Kabila vì đã sử dụng “vũ lực và tham nhũng tài chính” để nắm giữ quyền lực và “củng cố chế độ của mình đối với việc cướp phá, bần cùng hóa và cướp bóc các nguồn tài nguyên của đất nước vì lợi ích của bản thân, gia đình, những kẻ nịnh bợ và các đồng minh nước ngoài của mình tại Châu Phi và hơn thế nữa”.

Người ta nói rằng việc từ chối cuộc bầu cử của ông Kabila đã gây ra các vụ bạo lực trên toàn quốc như là một phần trong chiến lược nhằm tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

“Việc khủng bố một lần nữa đã trở thành phương pháp được ưa thích của chính phủ, đã khiến cho người dân Congo không thể đòi lại được các quyền của mình”, bản tuyên bố cho biết.

Bản tuyên ngôn kêu gọi người dân Congo cắt đứt những nỗ lực của ông Kabila nhằm tiếp tục nắm quyền sau ngày 31 tháng 12 năm 2017. Nó cũng kêu gọi việc từ chức của ông Kabila và việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do, công bằng và đáng tin cậy.

Các bên ký kết đã kêu gọi các công dân tuân thủ bản tuyên ngôn và đồng thời “tham gia tích cực vào chiến dịch vận động các hành động ôn hòa và bất bạo động nhằm mang lại sự trở lại đối với trật tự hiến phápvà dân chủ”.

Tài liệu cũng kêu gọi “một hệ thống quản trị mới … được xây dựng trên một cơ quan tư pháp độc lập, các cơ quan an ninh hiện diện ở đó để bảo vệ tất cả mọi công dân của chúng ta, tự do thể hiện các quyền tự do hiến pháp của mình, quản lý minh bạch và công bằng đối với tất cả các nguồn lực quốc gia và các thể chế mạnh mẽ và dân chủ vốn đặt các lợi ích của công dân Congo trở thành trung tâm của mọi sáng kiến chính trị”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết