Đại sứ tự do tôn giáo Hoa Kỳ chỉ trích việc Trung Quốc sử dụng công nghệ để đàn áp tôn giáo

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 22-11-2020 | 17:55:15
Camera giám sát CCTV ở quảng trường Thiên An Môn. Nguồn: Louis Constant / Shutterstock)

Camera giám sát CCTV ở quảng trường Thiên An Môn (Ảnh: Louis Constant / Shutterstock)

Hoa Kỳ sẽ nỗ lực chống lại việc sử dụng công nghệ để đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo, Đại sứ tự do tôn giáo tuyên bố trong tuần này.

“Hoa Kỳ tuyên bố rằng chúng tôi sẽ theo đuổi chủ đề về việc lạm dụng công nghệ để đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo”, ông Sam Brownback, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế, cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 17 tháng 11 về Hội nghị cấp Bộ trưởng về Thúc đẩy Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng năm 2020.

Đại sứ Brownback đã trích dẫn sự ngược đãi của Trung Quốc đối với những người Uyghurs; nó đã tạo ra một “chế độ dùi cui trực tuyến” nhằm theo dõi sự di chuyển của người dân và tham gia vào chính sách dự đoán.

“Chúng tôi đang nhận thấy điều này được thực hiện bằng đồ họa ở Tân Cương, nơi các hệ thống quan sát công nghệ cao sử dụng trí tuệ nhân tạo và nhận dạng khuôn mặt đang áp chế phần lớn những người Hồi giáo thực hành đức tin của mình, điều này được thực hiện cùng với hành vi giam giữ họ trong các cơ sở giam giữ – hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo bị giam giữ trong các cơ sở giam giữ”, Đại sứ Brownback cho biết.

Ba Lan đăng cai tổ chức hội nghị cấp bộ trưởng thường niên lần thứ ba, được tổ chức trực tuyến từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 11 do đại dịch. Hội nghị có sự góp mặt của lãnh đạo hơn 50 quốc gia và các tổ chức quốc tế. Hoa Kỳ đã đăng cai tổ chức hai hội nghị cấp bộ trưởng đầu tiên vào năm 2018 và 2019.

Bà Callista Gingrich, Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh, tuyên bố vào ngày 16 tháng 11 rằng “việc duy trì quyền tự do tôn giáo không chỉ là một nhu cầu đạo đức. Đó là một sự đòi buộc về vấn đề an ninh quốc gia. Khi các quốc gia bảo vệ tự do tôn giáo một cách hiệu quả, họ sẽ an toàn hơn, thịnh vượng hơn và vững chắc hơn”.

Đại sứ Brownback đã được đặt câu hỏi về cuộc bầu cử gần đây của Tổng thống đắc cử Joe Biden, và việc một chính quyền mới có thể có ý nghĩa như thế nào đối với tương lai của vấn đề tự do tôn giáo trong lĩnh vực ngoại giao Hoa Kỳ.

Đại sứ Brownback cho biết ông “lạc quan” bởi vì việc thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế “là một phong trào lưỡng đảng” vốn “đã ăn sâu vào tâm lý người dân Hoa Kỳ”.

Liên minh Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng Quốc tế mới, với 32 quốc gia thành viên, “sẽ không dừng lại với sự thay đổi của một chính quyền”, Đại sứ Brownback cho biết thêm.

Một trong những ưu tiên của Hoa Kỳ trong năm tới đó là chống lại việc Trung Quốc triển khai “chế độ dùi cui trực tuyến” nhằm trấn áp các Phật tử Tây Tạng và những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, cùng những người khác.

“Và chúng tôi muốn ngăn chặn điều này lan rộng ra các quốc gia khác trên thế giới hoặc lan rộng hơn tới các quốc gia khác trên thế giới”, Đại sứ Brownback nói.

Một số ưu tiên khác của Hoa Kỳ trong năm tới bao gồm ủng hộ việc phóng thích các tù nhân lương tâm và bãi bỏ luật báng bổ, Brownback cho biết.

“Chúng tôi vận động để các tù nhân lương tâm được trả tự do trong đại dịch”, Đại sứ Brownback nói, và đồng thời cũng cho biết thêm rằng“ theo đúng nghĩa đen, hàng nghìn tù nhân tôn giáo đã được trả tự do” ở một số quốc gia.

“Có 10 quốc gia trên thế giới đưa ra hình phạt tử hình cho tội bội giáo hoặc báng bổ”, Đại sứ Brownback nói, và đồng thời lưu ý rằng Hoa Kỳ đang nỗ lực “nhằm bãi bỏ tất cả những điều đó như là một sự hạn chế quá mức đối với tự do tôn giáo của mọi người”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết