Đại sứ quán Anh tổ chức hội thảo về truyền thông kỹ thuật số tại Roma

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 29-06-2017 | 09:15:50

“Làm thế nào để tái xây dựng sự tin tưởng thông qua một sự hiện diện trực tuyến xác thực?” và nhiều câu hỏi khác là trọng tâm của một cuộc hội thảo diễn ra hôm thứ Tư 28/6 tại Đại học Giáo Hoàng Holy Cross tại Roma.

AFP2921721_ArticoloLàm thế nào để có thể  tham gia vào các phương tiện truyền thông xã hội. Làm thế nào để xây dựng các mối quan hệ vượt ra ngoài thế giới ảo của riêng chúng ta. Làm thế nào để tái xây dựng sự tin tưởng thông qua một sự hiện diện trực tuyến xác thực. Những câu hỏi này là trọng tâm của một cuộc hội thảo diễn ra hôm thứ Tư 28/6 tại Đại học Giáo Hoàng Holy Cross tại Rome, tập trung vào chủ đề ‘Truyền thông trong thời đại văn hoá kỹ thuật số’.

Được tổ chức bởi Đại sứ quán Anh tại Toà Thánh, cuộc gặp gỡ được trình bày bởi hai diễn giả nổi tiếng, linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro, biên tập viên của tạp chí Civiltà Cattolica, và cựu đại sứ Anh tại Lebanon, Tom Fletcher, hiện là giáo sư quan hệ quốc tế Tại Đại học New York.

Dù yêu hoặc ghét , các trang truyền thông xã hội là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của phần lớn dân số toàn cầu. Linh mục Spadaro khẳng định rằng không còn có thể nói về công việc mục vụ mà không hiểu những gì diễn ra trong thế giới kĩ thuật số.

Các tài khoản truyền thông xã hội của ĐTC Phanxicô hiện đang là một trong những tài khoản có ảnh hưởng nhất trong tất cả các nhà lãnh đạo thế giới, với hơn 33 triệu người theo dõi trên Twitter và trên 4 triệu người theo dõi hồ sơ Instagram gần đây của ĐTC Phanxicô.

Loan truyền Tin Mừng Lòng Thương Xót

Điều này rõ ràng cung cấp những cơ hội to lớn để rao truyền “Tin Mừng của Lòng Thương Xót cho mọi dân tộc và nền văn hoá”, như chính ĐTC Phanxicô cũng đã thúc đẩy. Tuy nhiên, linh mục Spadaro lưu ý rằng nó cũng gây ra những thách đố mới đối với cách chúng ta thu hút mọi người một cách hiệu quả trong môi trường kỹ thuật số mới này.

Đòi hỏi những vấn đề đúng đắn

Chúng ta sống trong thế giới của các công cụ tìm kiếm, linh mục Spadaro nói, “mọi thứ đều có câu trả lời”, tuy nhiên, chúng ta đang bỏ qua những nghi vấn quan trọng trong cuộc đời của mình. Cách tốt nhất để có thể thăng tiến, linh mục Spadaro tiếp tục, không phải là “xem cuốn Tin Mừng như là một cuốn sách bao gồm những câu trả lời, mà là một cuốn sách bao gồm những chất vấn”.

Đôi khi, linh mục Spadaro nói, “Giáo hội […] đang trả lời những vấn đề mà chẳng ai quan tâm”, vì vậy chúng ta phải hồi phục khả năng phân biệt đâu là những vấn đề quan trọng cho cuộc sống của chúng ta hôm nay.

Phá vỡ những ‘bong bóng lọc’

Thứ hai, linh mục Spadaro ghi nhận cách công nghệ kỹ thuật số sàng lọc những kết quả tìm kiếm của chúng ta, để rồi “cuối cùng, thế giới của chúng ta đang thu hẹp lại vì vậy chúng ta bị giam hãm vào một loại bong bóng lọc”, trong đó “chúng ta luôn liên lạc với những người nghĩ như chúng ta”. Chúng ta phải thoát khỏi thứ bong bóng này, theo linh mục Spadaro, bằng thái độ muốn tìm biết và đặt ra những vấn đề đúng đắn.

Tạo ra những mối tương quan

Thứ ba, linh mục Spadaro nói, chúng ta phải nhận ra rằng truyền thông không còn có nghĩa là việc chỉ loan truyền tin tức, mà là chia sẻ theo cách mà “mỗi người trong chúng ta đều tham gia”. Nếu như chúng ta đăng tải trên Facebook, linh mục Spadaro giải thích, chúng ta không chỉ chia sẻ nội dung, nhưng chúng ta tự truyền thông, trở thành những chứng tá và tạo ra những mối tương quan – nếu chúng ta không tạo ra các mối tương quan như vậy, linh mục Spadaro nói, “chúng ta không thể rao truyền Tin Mừng”.

Đối với thế giới ngoại giao cũng vậy, giáo sư Tom Fletcher tin rằng các trang truyền thông xã hội là công cụ tốt nhất để xây dựng sự tin cậy nhằm thúc đẩy việc cùng nhau tồn tại và cùng hợp tác.

Thúc đẩy việc cùng tồn tại

“Một đường phân chia lớn của thế kỷ 21”, giáo sư Fletcher cho biết, “là giữa những người tin vào việc cùng nhau tồn tại” thông qua các tín ngưỡng, các cộng đồng và các quốc tịch khác nhau, và” những người người tin rằng câu trả lời đối với thế kỷ 21 chỉ là một bức tường ngăn cách lớn hơn”.

Quy tắc tham gia

Giáo sư Fletcher vạch ra ba quy tắc cơ bản của việc tham gia vào thế giới kĩ thuật số: đầu tiên, giáo sư Fletcher nói, “điều thực sự quan trọng đó tính là phải xác thực”, thứ hai, “luôn cố gắng tham gia” bằng cách tạo ra “những nội dung mới mẻ và thú vị” và thứ ba là “phải có mục đích “, mà đối với ông, có nghĩa là vừa phải thúc đẩy lợi ích quốc gia, nhưng đồng thời cũng phải thúc đẩy quan hệ đối tác và hợp tác giữa mọi người.

Đừng tạo không gian cho những kẻ cực đoan

Giáo sư Fletcher kêu gọi tất cả mọi người “quyết tâm hành động” đối với các phương tiện truyền thông xã hội bởi vì “nếu chúng ta rời khỏi không gian này để cho những kẻ cực đoan, cũng như đối với những người về cơ bản luôn thờ ơ hoặc hay chỉ trích cay độc”, sẽ xảy ra “một nguy cơ thực sự đối với thế hệ sau này khi họ chỉ nghe tiếng nói của những người này”. “Đa số thầm lặng có khuynh hướng trở nên lấn át với lý lẽ vững hơn”, giáo sư Fletcher kết luận, “vì vậy chúng ta cần phải lắng nghe nhiều hơn từ những người cùng tồn tại”.

Minh Tuệ (theo RV)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết