Đại sứ Tự do tôn giáo Hoa Kỳ đã cảnh báo chống lại các chính phủ sử dụng đại dịch để đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo, trong bài phát biểu hôm thứ Sáu 25/9 tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Sam Brownback, Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế, đã phát biểu tại một sự kiện trực tuyến “Đáp lại Lời kêu gọi Bảo vệ Tự do Tôn giáo”, được tổ chức tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2020.
Trong một đánh giá về sự tiến triển của tự do tôn giáo toàn cầu trong năm qua, Đại sứ Brownback lưu ý rằng Hoa Kỳ đã “thúc giục các chính phủ đảm bảo rằng các thành viên của các nhóm thiểu số tôn giáo không bị phân biệt đối xử trong đại dịch”, cho dù thông qua việc tế thần các nhóm thiểu số vì sự lây lan vi rút hoặc những hạn chế không cần thiết đối với quyền tự do thờ phượng của họ.
Đại sứ Brownback cũng nêu rõ mối bận tâm của mình về việc gia tăng sử dụng công nghệ nhằm hạn chế tự do tôn giáo.
Vào tháng 3, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã ban hành một tập tin thực tế về những lo ngại liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo trong đại dịch, và vào tháng 4, Đại sứ Brownback cũng đã kêu gọi việc trả tự do cho các tù nhân tôn giáo trong đại dịch.
Liên minh Tự do Tôn giáo Quốc tế, được Hoa Kỳ công bố vào năm 2019, hiện có 31 quốc gia thành viên và đã được đổi tên thành “Liên minh Tự do Tôn giáo Tín ngưỡng Quốc tế”, Đại sứ Brownback cho biết hôm thứ Sáu 23/9.
“Vẫn còn quá nhiều trường hợp nơi quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng bị vi phạm trên khắp thế giới”, đồng thời cũng cho biết thêm rằng “trọng tâm của chúng tôi đó là thúc giục tất cả các quốc gia ưu tiên vấn đề này”.
Các vụ ngược đãi chống lại những người Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện, và việc giam giữ hàng loạt những người sắc tộc Duy Ngô Nhĩ và người Kazakh ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc, là những trọng tâm đặc biệt tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm thứ Sáu.
“Đã đến lúc cộng đồng quốc tế phải hành động, và đã đến lúc chúng ta cần phải chung tay. Và cả hai cộng đồng này đều đang bị xâm phạm và đàn áp”, Đại sứ Brownback nói, “Tôi tin phần lớn là do đức tin của họ”.
Zuba Murat, luật sư người Mỹ gốc Uyghur, nói về “cuộc đàn áp khủng khiếp, leo thang” đối với người Uyghurs của chính quyền Trung Quốc kể từ năm 2017.
“Tất cả các hoạt động bình thường của các tôn giáo của chúng ta đều nằm ngoài vòng pháp luật”, bà Murat nói. Mẹ của bà, một bác sĩ y khoa đã nghỉ hưu, “tính đến nay đã ở trong trại tập trung trong 2 năm qua”, và gia đình không hề hay biết về tình trạng của bà.
“Những người Uyghurs đang phải đối mặt với sự tra tấn về mặt tinh thần và thể chất, thiếu ăn uống và giờ giấc ngủ nghỉ”, cũng như bị cưỡng hiếp và cưỡng bức triệt sản, phá thai và kiểm soát sinh sản, bà Murat nói.
“Trong bất kỳ cuộc đối thoại nào với Trung Quốc trong tương lai, những người Duy Ngô Nhĩ mất tích này phải là trung tâm của mọi cuộc đối thoại”, bà Murat nói.
Đại sứ Brownback cũng đã đề cập đến đại dịch coronavirus đang diễn ra, và tầm quan trọng của các chính phủ tôn trọng tự do tôn giáo trong đại dịch.
Một diễn biến khác trong năm qua là Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã loại Uzbekistan và Sudan ra khỏi danh sách “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt”, do tình hình đã được cải thiện đối với quyền tự do tôn giáo, Đại sứ Brownback nói.
Minh Tuệ (theo CNA)