Đại sứ Anh tại Tòa Thánh: COVID-19 tiết lộ cách thức ‘Tất cả mọi thứ đều có sự kết nối với nhau’

Ảnh: Đại sứ Anh tại Tòa Thánh

Ảnh: Đại sứ Anh tại Tòa Thánh

Đại sứ Anh tại Tòa Thánh, bà Sally Axworthy nói về Thông điệp ‘Laudato Si’, vấn đề biến đổi khí hậu và việc lắng nghe con cái của chúng ta.

Bài viết ngày 14 tháng 7 năm 2020 của tác giả Heather Walker được đăng lại từ laycentre.org

****

Thông điệp “Laudato Si” về môi trường của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Hội nghị về Biến đổi Khí hậu COP26 của Liên Hợp Quốc sắp tới là trọng tâm của cuộc trò chuyện gần đây với Đại sứ Anh tại Tòa Thánh, bà Sally Axworthy.

Thông điệp đề cập nhiều hơn đến vấn đề biến đổi khí hậu; thông điệp quan trọng đó là “tất cả mọi thứ đều có sự kết nối với nhau”, bà Axworthy nói.

“Hiện tại, với COVID-19, có một động thái để xem xét tất cả mọi thứ có sự kết nối với nhau nhiều hơn: chăm sóc y tế, môi trường, biến đổi khí hậu, nghèo đói và loại trừ”, bà Axworthy nói.

Thông điệp Laudato Si’ dường như “đã được viết cho cuộc khủng hoảng này”, bà Axworthy tiếp tục, và “việc đọc lại những thông điệp chứa đựng trong đó hiện nay rất phù hợp”. Bà Axworthy nhấn mạnh rằng Thông điệp “Laudato Si’” chia sẻ một thông điệp về hy vọng, chứ không phải tuyệt vọng và nó truyền đạt cho độc giả rằng tình hình hiện tại không phải là bất lực và “có một điều gì đó chúng ta có thể làm được”.

“Thông điệp được viết như hình thức của một lời kêu gọi hành động”, bà Axworthy cho biết thêm.

Đại sứ Anh tại Tòa Thánh thừa nhận “vai trò độc đáo” của Đức Giáo hoàng Phanxicô trên toàn thế giới và mức độ ảnh hưởng của Ngài với tư cách là nhà lãnh đạo tôn giáo có nhiều tín đồ nhất. Việc Đức Giáo hoàng Phanxicô phát hành Thông điệp “Laudato Si’” trước COP21 góp phần tạo cảm hứng cho hội nghị, Đại sứ Axworthy nói. Tuyên bố Lambeth, mà Tổng Giám mục Canterbury điều phối, cũng như các nhà lãnh đạo đức tin khác cũng đã tạo ra những đóng góp, bà Axworthy nói.

Lưu ý rằng biến đổi khí hậu là “một vấn đề về luân lý” vốn ảnh hưởng một cách không tương xứng đến những người nghèo nhất và những người bị gạt ra bên lề xã hội nhất, Đại sứ Anh tại Tòa Thánh kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo đức tin tham gia vào các vấn đề môi trường và nêu gương về cách thức chăm sóc công trình sáng tạo.

Bà Axworthy đã đề cập đến xu hướng đầu tư vào các công ty cam kết với ‘Net Zero’, nhằm đạt được lượng khí thải carbon dioxide bằng không, và ‘Sáng kiến Con đường Chuyển đổi’ (Transition Pathway Initiative), đánh giá sự chuẩn bị của công ty đối với việc chuyển đổi sang một nền kinh tế carbon thấp. Bà Axworthy mô tả ‘Sáng kiến Con đường Chuyển đổi’ như là “một hướng dẫn thú vị cho tất cả các nhà đầu tư”. Bà Axworthy cũng nói về những ưu điểm của ‘LiveSimply’, một sáng kiến được lấy cảm hứng từ từ Thông điệp “Laudato Si’”, và được tổ chức bởi Cơ quan Phát triển Công giáo về sự phát triển ở hải ngoại tại Vương quốc Anh, nhằm tìm cách giúp mọi người quan tâm đến việc chăm sóc công trình sáng tạo.

Các trường học và các trường đại học rất quan trọng để tiếp tục động cơ về môi trường và đưa ra một số câu trả lời cho các vấn đề về môi trường trong ngày, bà Axworthy nói. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải “biến tất cả những thiện chí đó từ thế hệ trẻ vào thực tiễn”.

“Đôi khi bạn cảm thấy rằng thế hệ trẻ thất vọng vì thiếu sự tiến bộ và nó phải khiến chúng ta tự vấn rằng: ‘Tất cả chúng ta có thể làm gì về điều này?’. Đã đến lúc chúng ta cần phải biến sự quan tâm chung đến vấn đề biến đổi khí hậu, ‘Chúng ta hãy thực hiện một số bước’, bà Axworthy nói, trở thành việc đưa ra ví dụ về việc ngừng sử dụng than như một nguồn cung cấp năng lượng và ít các chuyến bay hơn.

“Đại dịch đã cho chúng ta thấy rằng những việc chúng ta thường làm, chúng ta có thể sống mà không cần đến những thứ đó”, bà Axworthy nói. “Chúng ta có thể sống một cách đơn giản hơn. Chúng ta có thể tận hưởng một số điều đi kèm với điều đó, chẳng hạn như việc ở bên gia đình. Theo một cách nào đó, chúng ta đã thực hiện một sự thay đổi và thách thức giờ đây đó là tiếp tục giữ một số thay đổi mà chúng ta đã thực hiện và đồng thời cũng phải suy nghĩ về cách thức chúng ta muốn phục hồi ý thức về điều này”.

Ý và Vương quốc Anh sẽ đồng tổ chức Hội nghị về Biến đổi khí hậu COP26 của Liên Hợp Quốc vào tháng 11 năm 2021, bị trì hoãn từ mùa thu này. Hội nghị sẽ được tổ chức 5 năm sau khi ký Thỏa thuận Paris. Bà Axworthy cho biết rằng hội nghị COP26 năm 2021 “nên có sự tham gia của tất cả mọi người, thuộc tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội”, kể cả các nhà lãnh đạo đức tin.

“Chúng tôi muốn hoàn thành mục tiêu của Thỏa thuận Paris trong việc kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2 độ C và hướng tới mục tiêu 1,5 độ C. Vì vậy, chính phủ Anh đang nói về cách tiếp cận ‘toàn xã hội’”, bà Axworthy nói.

Đại sứ quán Anh tại Tòa Thánh đã đặt vấn đề biến đổi khí hậu trong số các ưu tiên hàng đầu của mình và đồng thời điều chỉnh các hoạt động hàng ngày của mình theo nhiều cách thức khác nhau, từ việc trở thành một văn phòng không có nhựa cho đến việc mua một chiếc xe điện. Đại sứ quán Anh hiện đang trong quá trình nghiên cứu các lựa chọn thay thế cho các sản phẩm tẩy rửa hóa học trong văn phòng, cũng như tìm cách giảm thiểu lượng bao bì thực phẩm và đồ uống, bà Axworthy giải thích.

Trong khi được thúc đẩy bởi các dữ liệu khoa học, bà Axworthy cho biết bà đã phải chịu “khá nhiều áp lực” từ bốn đứa con của mình, trong đó có hai cô con gái của bà tự may quần áo lấy, để tiếp tục bền chí đi đến cùng mà không bỏ cuộc. “Thật tốt khi có những đứa con như vậy”, bà Axworthy nói. “Chúng là một phần lương tâm của bạn. Chúng nói với chúng ta rằng các thế hệ đi trước đang hơi vô trách nhiệm. Chính con cái của chúng ta nói chúng ta cần phải có trách nhiệm hơn”.

Minh Tuệ (theo Zenit)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết