Đại hội Thánh Thể Trung Quốc, một "dấu chỉ của thời đại"

Nhiều Giáo phận Công giáo tại Trung Quốc cử hành Thánh lễ với các sự kiện hàng năm hoặc hai năm một lần vốn đã trở thành một phần của công việc mục vụ thông thường. Toà Thánh cũng vậy, trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh, đã tuân thủ tiêu chuẩn hướng dẫn về việc bảo vệ đặc tính Bí tích của Giáo Hội, gạt qua một bên những nghi ngờ và những điều không chắc chắn về tính hiệu quả của các Bí tích được thi hành trong các cộng đồng Công giáo Trung Quốc.Chinese Eucharistic Congresses, a “sign of the times

Hàng ngàn người tham gia cuộc rước trên các con phố của thành phố, bất chấp sự đe dọa của cơn bão mà đến một lúc nào đó có thể biến thành một cơn mưa như trút nước. Vào ngày Chúa nhật 8 tháng 7 vừa qua, vọng Lễ Kính các Thánh Tử đạo Trung Quốc, các tín hữu Công giáo thuộc Giáo phận Fengxiang đã bế mạc Đại hội Thánh Thể của họ với Thánh lễ được cử hành một cách đầy trang nghiêm này. Nhân dịp này, Nhà thờ đã được trang hoàng theo một cách thức đặc biệt. Cuộc cung nghinh Thánh Thể, bắt đầu sau nghi lễ phụng vụ đầy trang trọng, đã kéo dài hơn một tiếng rưỡi qua các ngả đường phố trong thành phố. Hàng trăm trẻ em mở đầu cuộc rước, tiếp theo là các linh mục, nam nữ tu sĩ, và sau đó là đông đảo các tín hữu. Khi đám rước đi qua, những người dân hiếu kì tụ tập dọc theo các con phố. Tại Fengxiang, Đại hội Thánh Thể Giáo phận được tổ chức mỗi hai năm một lần. Sự đặc biệt đầy nghịch lý của nó bao gồm việc trở thành một dịp gặp gỡ thường xuyên và gần như là bình thường trong chương trình mục vụ của nhà thờ Giáo phận đó.

“Đức Thượng Phụ” Lucas Li

Đức Giám mục Lucas Li Jingfeng, người đã qua đời vào tháng 11 năm 2017 ở độ tuổi đáng kính 95 tuổi, đã khuyến khích việc cử hành Đại hội Thánh Thể trong Giáo phận Thiểm Tây. Đức Cha Lucas Li là một trong những vị “Thượng Phụ” của Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc trong những thập kỷ đầy hỗn loạn cuối cùng của ngài. Nhiệm kỳ giám mục của ngài, diễn ra vào năm 1980, ban đầu không được công nhận bởi bộ máy chính phủ. Sau đó, qua thời gian, mối quan hệ của ngài với họ đã phát triển, chính phủ đã công nhận ngài là Giám mục và ngài đã bước vào mối quan hệ công khai với chính quyền dân sự. Vị Giám mục cao niên rất nhiệt tình về “Bức Thư” gửi các tín hữu Công giáo Trung Quốc được công bố vào năm 2007 bởi nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Theo ý kiến của ngài, bức thư đó đã chỉ ra “cách thức duy nhất và hy vọng xóa bỏ mối bất hòa và việc thiếu đi sự yên ổn vốn hiện diện trong Giáo hội ở Trung Quốc”. Nguyên Giáo Hoàng Benedict, vào năm 2005, cũng đã cố gắng mời gọi Đức Giám mục Lucas Li và ba vị giám mục khác của Trung Quốc tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thánh Thể (một cơ hội đã bị từ chối bởi chính phủ Bắc Kinh).

Lòng mộ đạo có thể lan truyền

Sự tham gia của đông đảo các tín hữu trong Đại hội Thánh Thể Giáo phận năm nay, Đại hội Thánh Thể đầu tiên không có sự hiện diện của  Đức Giám mục Lucas Li, là dấu hiệu cho thấy sự nhiệt tình của cộng đồng đã không mất đi sức mạnh của nó, thậm chí ngay cả sau khi ngài qua đời. Nhưng tập quán cử hành các kì Đại hội Thánh Thể như thường lệ và mãnh liệt không phải là một nét riêng biệt của Giáo phận Fengxiang. Trong những thập kỷ gần đây, điều tương tự đã xảy ra với số lượng ngày càng gia tăng của các giáo phận Công giáo Trung Quốc. Tại Taiyuan, thủ phủ của tỉnh Sơn Tây, Đại hội Thánh Thể lần đầu tiên trong lịch sử của giáo phận đã được tổ chức vào tháng Sáu năm 2005. Kể từ đó, sự kiện đó đã diễn ra hàng năm trong chương trình làm việc mục vụ của Giáo phận. Tại Giáo phận Thiên Tân, hàng ngàn tín hữu đã tham dự Đại hội Thánh Thể lần đầu tiên được tổ chức tại làng Xiao Han Cun vào tháng 5 năm 2012, đã cùng nhau quy tụ để làm hồi sinh nơi các linh mục, các tu sĩ và cả giáo dân “niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong Bí tích Thánh Thể để có thể làm chứng cho niềm tin ấy với một sự can trường”.

Một kho tàng đáng trân trọng

Từ những thập kỷ sau cùng của thế kỷ trước, với sự mở cửa trở lại của Đặng Tiểu Bình sau những năm đen tối của cuộc Cách mạng Văn hóa, đời sống Giáo hội ở Trung Quốc đã khựng lại và kín múc sức mạnh chính từ các Bí tích và việc thực hành tâm linh thông thường nhất của các Kitô hữu. Khả năng của việc kín múc một cách dễ dàng hơn mà không có những trở ngại nghiêm trọng đối với kho tàng của các Bí tích đã nuôi dưỡng đức tin của người Công giáo Trung Quốc trên suốt hành trình – đầy rẫy những bất thường, gian nan thử thách và đau khổ – trong những thập kỷ qua. Các báo cáo được tái khởi động bởi Fides, cơ quan của Hội Truyền giáo Giáo Hoàng, đã ghi nhận sự tham gia mãnh liệt của các Giáo phận và giáo xứ Trung Quốc đối với những thôi thúc do các Giáo hoàng khởi xướng để nhắc lại bản chất Bí tích của Giáo hội, chẳng hạn như Năm Thánh Thể và Năm Thánh Lòng Thương Xót, vốn chứng kiến việc người Công giáo Trung Quốc “đua nhau” tới Cánh Của của Lòng Thương Xót và siêng năng đến với tòa cáo giải. Nhưng các tín hữu Trung Quốc đã được rửa tội đã có thể trải nghiệm động lực Bí tích vốn làm sống động Giáo Hội trên hết qua việc thực hành các công việc mục vụ thông thường của các Giáo xứ. Hoặc trong những sáng kiến tự phát chẳng hạn như “Familiar Eucharistic Adoration” (Lòng yêu mến Bí tích Thánh Thể), một phong trào mà vài năm trước đây đã lan truyền giữa các tín hữu Công giáo ở Ôn Châu và tỉnh Chiết Giang, kêu gọi sự tham gia của các gia đình sẵn sàng trang hoàng bàn thờ Thánh Thể tại từ gia của họ trong khoảng thời gian từ 12 đến 24 giờ. Hoặc, một lần nữa, những giây phút thờ lạy Thánh Thể thường được lên lịch tại bốn nhà thờ trung tâm của Bắc Kinh.

Một kho tàng đang bị đe dọa

Việc cậy dựa vào ân sủng của các Bí tích đã hướng dẫn và mang lại những hoa trái trong những thập kỷ gần đây trong công việc chăm sóc mục vụ thông thường của Giáo hội Công giáo Trung Quốc. Và điều đó diễn tả một lời nhắc nhở quý giá về nguồn gốc tông đồ và Bí tích của đời sống Giáo hội đích thực. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn bởi hoàn cảnh mà ở Trung Quốc, đặc biệt, có nguy cơ nảy sinh những sự lo sợ và sự không chắc chắn về hiệu quả và tính hợp lệ của các Bí tích được quản lý tại nhiều Giáo xứ tại Trung Quốc. Sự rạn nứt của Giáo hội ở Trung Quốc đã gây chia rẽ – và thường tiếp tục chia rẽ – các cộng đồng “chính thức” và “hầm trú” tạo ra những hoa trái độc hại nhất chính bởi vì những nghi ngờ và cáo buộc liên quan đến kho tàng của các Bí tích.

Cũng trong đường lối đối thoại với chính phủ Trung Quốc, Tòa Thánh xem như là tiêu chí hướng dẫn của nó, làm mọi thứ có thể để bóng tối của sự không chắc chắn – chủ yếu liên quan đến tính hợp pháp của sự kế thừa Tông đồ và tính hiệu quả của các Bí tích được quản lý nơi tất cả mọi nhà thờ, nhà nguyện và cộng đồng Công giáo tại Trung Quốc – không còn được nhắc lại. Để rồi ân sủng của các Bí tích và lời cầu nguyện có thể nuôi dưỡng đời sống của các tín hữu một cách dễ dàng hơn, mà không bị che khuất bởi những sự nghi ngờ, chia rẽ, những lời chỉ trích và cáo buộc lẫn nhau.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết