Đại dịch đã làm sáng tỏ việc sử dụng quá mức công nghệ y học, sự khan hiếm nguồn lực và sự tiếp cận hạn chế, một đại dịch của sự cô đơn, việc sử dụng những uyển ngữ như “trợ giúp y tế trong những giờ phút lâm chung”, và sự bất lực ngày càng gia tăng trong nền văn hóa của chúng ta để đối phó với sự đau khổ.
Kể từ tháng 3 năm 2020, việc ứng phó với đại dịch COVID-19 đã đưa hàng triệu người dân “bình thường” đến những khoảnh khắc, đôi khi vài tuần lễ và vài tháng, của chủ nghĩa anh hùng. Nhưng những bậc anh hùng không được hình thành trong một khoảnh khắc, một tuần hay một tháng. Họ thường được hình thành bởi sự đa dạng của các truyền thống tôn giáo mà quyền tự do tôn giáo bảo vệ.
Trong thời kỳ hiện đại, việc công nghệ y học chữa trị nhiều căn bệnh, loại bỏ nhiều cơn đau đã trở nên “thông thường”, nhưng bệnh nhân vẫn cần những phản ứng nhân văn sâu sắc, chứ không chỉ đơn thuần là các giải pháp kỹ thuật. Chúng ta mong đợi các liệu pháp khéo léo, tăng sự giàu có và hạnh phúc cũng như phân tích dữ liệu và truyền thông hiệu quả hơn. Nhưng chúng ta cũng nhận thấy việc sử dụng quá mức công nghệ y học, sự khan hiếm nguồn lực và sự tiếp cận hạn chế, một đại dịch của sự cô đơn, việc sử dụng những uyển ngữ như “trợ giúp y tế trong những giờ phút lâm chung”, và sự bất lực ngày càng gia tăng trong nền văn hóa của chúng ta để đối phó với sự đau khổ.
COVID-19 đã làm nổi bật những vấn đề của con người. Trong suốt phần lớn đại dịch, các bệnh nhân nhập viện thường bị cách ly với gia đình cho đến khi họ được xuất viện. Đối với nhiều người đã không qua khỏi, ngày họ nhập viện cũng là ngày cuối cùng họ được nhìn thấy những người thân yêu của mình.
Trong khi hầu hết các bệnh nhân COVID còn sống sót, trải nghiệm của họ trong bệnh viện thường gây ra một sự cô đơn mà họ chưa từng mong đợi. Vô số gia đình đã nhận được những hóa đơn y tế mà họ không thể chi trả. Chúng ta đã tranh luận về vấn đề tiêm vắc xin bắt buộc trong các phòng khám, phòng họp và các tòa nhà của chúng ta. Các bác sĩ đã phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn lực và sự hỗn loạn không mong đợi trong một nền văn hóa có xu hướng lợi dụng quá mức việc hỗ trợ sự sống, mặt khác là thực hành trợ tử.
Khi đại dịch COVID-19 hoàn toàn chấm dứt, những người làm việc trong ngành y sẽ vẫn phải tiếp tục vật lộn với những vấn đề kéo dài lâu năm của con người, nhưng với những hình thức chưa từng có trong thời đại của chúng ta.
Nhiều thập kỷ trước, phán quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ trong vụ kiện Griswold v. Connecticut đã mở ra khả năng tiếp cận với các biện pháp tránh thai cho tất cả mọi người. Di sản của án lệ Roe v. Wade cho phép các bác sĩ thực hiện phá thai tự chọn. Các tòa án cấp dưới ngày nay xem xét các vấn đề được đặt ra bởi vấn đề sinh sản nhân tạo, phá hủy phôi và phẫu thuật chuyển giới. Bất kể ai nghĩ gì về tính luân lý của những vấn đề này, đó là những vấn đề đòi hỏi những phản ứng nhân văn sâu sắc, chứ không chỉ đơn thuần là các biện pháp y tế và sự can thiệp pháp lý. Vấn đề phức tạp hơn nữa, sự khan hiếm kinh tế sẽ vẫn tiếp tục là thách thức trong bất kỳ hệ thống chăm sóc sức khỏe nào mà chúng ta tạo ra, thậm chí ngay cả đối với những hình thức điều trị và chăm sóc mà trên đó có sự đồng thuận hoàn toàn.
Học thuyết của các nhà sáng lập Hoa Kỳ về tự do tôn giáo đảm bảo rằng không một tôn giáo nào thống trị xã hội chính trị và mỗi cộng đồng tín ngưỡng đều có thể thờ phượng và sống theo lương tâm của mình. Ngày nay, chúng ta cần học thuyết này để những người chân thành tuân giữ niềm tin tôn giáo của họ có thể sử dụng trí tuệ trong truyền thống của họ để giải quyết các vấn đề sâu sắc của con người trong một nền văn hóa thế tục hóa, giàu công nghệ. Giống như các truyền thống triết học thấm nhuần lương tâm của những người không theo tôn giáo, các truyền thống tôn giáo bảo tồn sự hiểu biết và hành động khôn ngoan về những mối bận tâm quan trọng nhất của con người.
So sánh với những luận điệu công kích tự do tôn giáo. Nó khiến mọi người tin rằng tôn giáo dạy về sự vụ lợi với cái giá phải trả của người khác, sự ác tâm hiểm độc đối với bất kỳ nhóm nào có suy nghĩ khác biệt, và phản đối các hoạt động mà mọi người khác để tùy vào sự lựa chọn cá nhân. Nhiều người soạn thảo, thực thi và giải thích luật dân sự đã bắt đầu coi tự do tôn giáo như thể nó là một sự thỏa hiệp, hoặc ngoại lệ, với những điều bình thường – rằng nó bàn bạc về sự chấp thuận đặc biệt để không thực hiện phá thai hoặc phẫu thuật chuyển giới hoặc từ chối phân phát thuốc tránh thai hoặc thuốc chẹn hormone, do đó từ chối các hình thức chăm sóc mà người khác được hưởng.
Nhưng quan điểm về tự do tôn giáo này là hoàn toàn sai lầm. Thay vào đó, người ta thường tự hỏi liệu Thiên Chúa có tồn tại hay không, và liệu Thiên Chúa có quan tâm đến loài người hay có ác tâm, xa cách hay lạnh lùng, và Ngài tồn tại theo những gì người ta khám phá ra trong kỳ quan đó, không chỉ trong sự tĩnh lặng trong một Nhà thờ mà còn trong việc điều hành một doanh nghiệp, cơ sở y tế hoặc bệnh viện.
Tự do tôn giáo là quyền của tất cả mọi người để thắc mắc về Thiên Chúa, chia sẻ với người khác những gì họ nghĩ về câu hỏi tối hậu này, kết giao với các cộng đồng và tổ chức có cùng chung đức tin, nhận thức từ khi còn nhỏ những điều truyền thống của họ dạy về Thiên Chúa, và mang sự khôn ngoan của đức tin của họ vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống và công việc của họ.
Không ai cần luật được thông qua để làm những điều này. Không nhà thờ, giáo đường Do Thái, đền thờ Hồi giáo hoặc hiệp hội tự do tư duy cần cơ sở hợp pháp để giảng dạy những điều này. Không có cơ sở chăm sóc sức khỏe liên quan đến tôn giáo nào cần các ngoại lệ pháp lý để thực hành những điều này.
Các trường hợp ngoại lệ và điều chỉnh hợp pháp giống như việc tôn trọng tự do tôn giáo chỉ khi các chỉ thị của chính phủ buộc các chuyên gia y tế thực hiện các thủ tục y tế trái với lương tâm của họ.
Ngược lại, chỉ các luật bảo vệ tự do tôn giáo mới ngăn cản các công dân ép buộc nhau làm trái với lương tâm được hiểu biết về tôn giáo của họ. Mục đích của những luật này không phải để giả vờ thể hiện sự tôn trọng đối với những người theo tôn giáo bằng cách (tạm thời) điều chỉnh niềm tin (ngày càng lỗi thời) của họ. Nó thực sự là để cho phép mọi người thuộc mọi tôn giáo, và không tôn giáo nào cả, có thể thống nhất sự khôn ngoan của truyền thống của họ để giải quyết các vấn đề của thời đại.
Ngược lại, chỉ những luật bảo vệ tự do tôn giáo mới ngăn cản công dân ép buộc nhau làm trái với lương tâm thấm nhuần tôn giáo của họ. Mục đích của những luật này không phải để giả cách thể hiện sự tôn trọng đối với những người theo tôn giáo bằng cách (tạm thời) điều chỉnh niềm tin (ngày càng lỗi thời) của họ. Nó thực sự là để cho phép mọi người thuộc mọi tôn giáo, và không tôn giáo nào cả, có thể thống nhất sự khôn ngoan của các truyền thống của họ để giải quyết các vấn đề của thời đại.
Những vấn đề nan giải này đòi hỏi cả một sự tính toán với thực tế cũng như một quan điểm luân lý sâu sắc.
Ví dụ, khi đối mặt với những quyết định khó khăn trong ICU, các chuyên gia y tế mang đến kiến thức y tế và kinh nghiệm lâm sàng, các gia đình mang đến sự hiểu biết và tình yêu của họ đối với bệnh nhân, và các ủy ban đạo đức bệnh viện có thể mở rộng quan điểm của cả gia đình và quan điểm chuyên môn. Nhưng mỗi người, bất kể vai trò của họ, mang lại bất cứ sự khôn ngoan nào họ có được, thường là từ truyền thống tôn giáo của họ. Trong những trường hợp khó khăn này, thường có một loạt các giải pháp hữu hiệu khả thi, và một số giải pháp rõ ràng sai về mặt luân lý.
Đó là thực tế. Mọi niềm tin và ý tưởng đều không tương đồng. Thiên Chúa có tồn tại hay không không phụ thuộc vào niềm tin của bất kỳ người nào đó. Những xét đoán luân lý đúng đắn không phụ thuộc vào việc có bao nhiêu người đồng ý với những điều đó.
Nếu một số hành động sai trái – ví dụ, việc giết hại một con người khi còn trong bụng mẹ, việc tiến hành nghiên cứu tế bào gốc phôi thai, thực hành trợ tử hoặc việc thay đổi cơ thể phụ nữ để có ngoại hình nam tính hoặc ngược lại – thì việc tin tưởng trái lại sẽ không thay đổi thực tế. Sẽ có sự bất đồng, và một số người gần gũi hơn những người khác với sự thật về con người và về Thiên Chúa.
Nhưng thậm chí ngay cả giữa những bất đồng gay gắt về những điều cơ bản như vậy, chúng ta có thể nói, một cách tập thể, rằng việc buộc các bác sĩ, y tá và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác bắt tay vào việc làm trái với lương tâm của họ trong các quy trình đầy tranh cãi này là điều sai lầm nghiêm trọng.
Thực tế quả thực phức tạp. Mọi người thuộc các tôn giáo khác nhau, và không theo tôn giáo nào, đều cần đến nhau. Một số tín hữu có những ý tưởng không chính xác về việc Thiên Chúa là Đấng nào, và một số người vô thần có những ý tưởng rất chính xác về việc Thiên Chúa không phải là Đấng nào. Một số tín hữu nhận thức sâu sắc được những hàm ý nếu Thiên Chúa không tồn tại tốt hơn một số người vô thần. Tương tự, mọi người cần nhau để xử lý các vấn đề y tế gây tranh cãi liên quan đến quá trình hấp hối và những khó khăn khi mang thai ngoài ý muốn.
Việc bất đồng ý kiến tạo ra sự khinh thường hơn là thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau mà tự do tôn giáo ủng hộ. Những người cấp tiến không thích những lời lên án về việc mang thai hộ, nạo phá thai, an tử và phẫu thuật chuyển giới cũng như từ chối cung cấp hoặc tài trợ cho những thực hành này. Họ đánh giá những thực hành này là những lựa chọn cần thiết cho mỗi con người và coi việc chống đối chúng là điều tai hại đối với xã hội.
Những người phản đối, những người thường theo tôn giáo, không thích bị cáo buộc phân biệt đối xử. Lương tâm của họ, thường được thấm nhuần bởi truyền thống tôn giáo, đánh giá những thực hành đó luôn có hại, cho cả người cung cấp và các bệnh nhân, và họ phản đối chúng như là những phương tiện để thúc đẩy công ích. Do đó, quan điểm của họ không mang tính chất phân biệt đối xử và không đáng bị tấn công về mặt pháp lý.
Ngày nay, dường như không thể thay thế sự phản đối mang tính chính trị với sự tranh luận có lý lẽ bằng tư duy chính trị, triết học và, vâng, thậm chí là thần học. Nhưng các Nhà sáng lập Hoa Kỳ đã chỉ ra con đường – thông qua Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, đặc biệt là trong Tu chính án đầu tiên – bằng cách bảo vệ quyền tự do tôn giáo và lương tâm cho tất cả mọi người. Những quyền tự do cơ bản này tiếp tục giúp các nhà cung cấp dịch vụ y tế giải quyết những thách thức của COVID-19 và các cuộc khủng hoảng y tế khác bằng sự suy nghĩ cẩn trọng, sự phán đoán luân lý, và trên hết là lòng nhân ái của con người.
Grattan Brown
** Grattan Brown là một nhà thần học Công giáo và là Chủ nhiệm học thuật của Đại học Thales ở Raleigh, Bắc Carolina. Các quan điểm thể hiện trong bài biết là của cá nhân tác giả chứ không phải của bất kỳ tổ chức nào mà ông tham gia.
Minh Tuệ (theo NCR)