Cựu Tổng thống Ireland phát biểu về vai trò của Giáo Hội trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 09-11-2017 | 12:45:06

Tại hội nghị khí hậu COP23, đang diễn ra tại thành phố Bonn của Đức, các nhà lãnh đạo từ gần 200 quốc gia đang nghiên cứu về ‘bộ một quy tắc’ chi tiết nhằm thử nghiệm và giúp thực hiện thỏa thuận Paris mang tính bước ngoặt.

RV29434_Articolo

Các cuộc hội đàm diễn ra từ ngày 6 đến ngày 17 tháng 11 là những cuộc hội đàm đầu tiên kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố ông có kế hoạch rút khỏi hiệp định Paris năm 2015 và đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp than và dầu mỏ của Mỹ để thay thế. Hội nghị được tổ chức bởi Cộng hòa Quần đảo Fiji, một trong những quốc đảo ở Thái Bình Dương bị đe dọa trực tiếp nhất bởi tình trạng nhiệt độ nóng lên và việc thay đổi của những mô hình thời tiết.

Trong số các nhà lãnh đạo toàn cầu tham dự hội nghị là cựu Tổng thống Ireland, bà Mary Robinson, người cũng đã từng là đặc phái viên của LHQ về vấn đề biến đổi khí hậu và là người thành lập Tổ chức Climate Justice (Công lý Khí hậu).

Hôm thứ Hai vừa qua, bà Mary Robinson cùng với các thành viên khác của ‘The Elders’ đã hội kiến ĐTC Phanxicô để thảo luận về những thách thức toàn cầu, bao gồm những mối bận tâm về môi trường. Sau cuộc hội kiến, bà Mary Robinson đã nói chuyện với Philippa Hitchen, cộng tác viên Vatican Radio, về vai trò lãnh đạo quan trọng của Giáo hội trong lĩnh vực này ….

Bà Robinson cho biết rằng điều quan trọng là các nhóm tôn giáo, những người đang cùng với tất cả mọi người, “nắm lấy tầm quan trọng của việc xem xét một cách nghiêm túc các mối đe doạ mang tính sống còn của vấn đề biến đổi khí hậu”. Bà cho biết rằng Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô, Laudato Si’, đã trở nên “cực kỳ quan trọng”, đồng thời bà cũng lưu ý rằng bà đã đưa ra một câu trả lời đối với một tài liệu từ các nhà thần học Ireland vào hôm thứ Sáu tuần trước tại trường đại học Trinity College ở Dublin.

Lợi ích của Hoa Kỳ tại hội nghị

Robinson, người đã tham dự tất cả các cuộc họp COP kể từ hội nghị Copenhagen vào năm 2009, cho biết hội nghị tại Bonn là cực kì quan trọng vì đây là hội nghị đầu tiên kể từ khi Trump công bố rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Paris. Mặc dù ông không thể làm điều đó cho đến tháng 11 năm 2020, bà Robinson nói, người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ sẽ có mặt tại Bonn, muốn “nói về nghành công nghiệp than đá cũng như việc cứu vãn khí hậu, và chẳng ai trong chúng ta tin điều đó”.

Sự chỉ dẫn của Thông điệp Laudato Si’

Bà Robinson nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị đầu tiên này dưới thời tổng thống của một quốc đảo nhỏ, Fiji, đại diện cho “phương pháp tiếp cận lấy con người làm trọng tâm” bởi “những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất và chịu trách nhiệm ít nhất” đối với vấn đề biến đổi khí hậu.

Bà Robinson đã ca ngợi “tác động to lớn” của Thông điệp Laudato Si, đồng thời cho biết rằng “nó đã đặt câu chuyện về khí hậu trên bản đồ một cách toàn diện mà tôi hết sức hoan nghênh”. Bà mô tả Thông điệp này như là “một tài liệu cực kì quan trọng và là một ví dụ điển hình về sự lãnh đạo”, đặc biệt đối với tất cả các nhóm tín ngưỡng và xã hội dân sự.

Công bằng về giới và vấn đề biến đổi khí hậu

Bà Robinson cho biết rằng bà muốn nhìn thấy “một sự nhấn mạnh nhiều hơn về vấn đề giới tính cũng như vấn đề biến đổi khí hậu, bởi vì nếu chúng ta hủy hoại những sinh kế nghèo nàn, thì chính những người phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, chính những người phụ nữ sẽ phải đặt thức ăn trên bàn, phải đi xa hơn để kiếm nước, phải đi xa hơn để kiếm củi”.

Bà Robinson cho biết rằng kế hoạch hành động liên quan đến vấn đề giới tính sẽ được thông qua tại Bonn và bà kêu gọi Đức Thánh cha Phanxicô đưa ra “một tín hiệu quan trọng và kịp thời”, làm nổi bật vai trò của phụ nữ “như những tác nhân của sự thay đổi và là những người xây dựng khả năng phục hồi, đặc biệt là những người phụ nữ bình thường”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết