Cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Al GoreAl Gore: “ĐTC Phanxicô có một 'sự ảnh hưởng quan trọng về luân lý' đối với việc giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu”

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 05-07-2018 | 18:27:34

Người đoạt giải Nobel Hòa bình và đồng thời cũng là cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ, ông Al Gore, là một trong những nhà bảo vệ môi trường có tiếng nhất trên thế giới. Bộ phim tài liệu năm 2007 của ông, “An Inconvenient Truth” (Sự Thật Phũ Phàng), đã đoạt giải Oscar và Dự án thực tế về khí hậu của ông gần đây đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh quan trọng tại Berlin. Trong cuộc phỏng vấn độc quyền này với Vatican News, ông Al Gore ca ngợi Thông điệp “Laudato si” của ĐTC Phanxicô, và đồng thời kêu gọi một “Cuộc cách mạng Bền vững”.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422 (8)

Al Gore tại một hội nghị về biến đổi khí hậu

Ông là một trong những tiếng nói mạnh nhất trên thế giới kêu gọi việc bảo vệ môi trường. Xin ông cho biết tại sao ông lại say mê tham gia vào “trận chiến xanh” này để bảo vệ hành tinh của chúng ta?

Tôi tin rằng mục đích của cuộc sống chính là tôn vinh Thiên Chúa – và nếu như chúng ta cứ tiếp tục chất chứa thái độ khinh miệt và hủy hoại công trình sáng tạo của Thiên Chúa, điều đó là vô cùng mâu thuẫn với cách thức chúng ta phải sống cuộc sống của mình. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay chính là một thách thức lớn nhất mà con người từng phải đối mặt. Và điều đó không chỉ khiến cho loài người phải đối diện với sự nguy hiểm; theo các nhà sinh học thế giới, có tới một nửa số loài sinh vật hiện đang chia sẻ hành tinh này với chúng ta hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng trong thế kỷ này. Khi ông Nô-ê được truyền để chọn mỗi loài sinh vật một đôi để đưa lên tàu với mình để “giữ chúng được sống với ngươi,” tôi tin rằng lệnh truyền đó cũng có ý nghĩa đối với chúng ta.

Hiện tại, chúng ta đang sử dụng vỏ bầu khí quyển mỏng manh bao quanh hành tinh của chúng ta như một hệ thống thoát nước không giới hạn cho 110 triệu tấn ô nhiễm do vấn đề nóng lên toàn cầu do con người gây ra nhiệt độ cao mỗi ngày.

Tổng số ô nhiễm tích lũy hiện nay đang giữ lại vô số năng lượng nhiệt thừa như thể được phát ra bởi 400.000 quả bom Hiroshima sẽ phát nổ cứ mỗi 24 giờ. Hậu quả của tình trạng năng lượng nhiệt thừa đó đã trở nên quá rõ ràng: những trận bão ngày càng dữ dội hơn, những cơn mưa lớn, tình trạng lũ lụt và lở đất ngày càng mang tính chất tàn phá hơn, tình trạng hạn hán kéo dài hơn và nguy hiểm hơn, mùa màng thất bát, tình trạng khan hiếm nước ở nhiều vùng, gia tăng các vụ cháy rừng, bệnh tật lây lan, băng tan, và mực nước biển dâng cao – cùng với tình trạng axit hóa của đại dương thế giới, và còn hơn thế nữa.

Quả vậy, thực sự không có sự lựa chọn ở đây. Chúng ta cần phải giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Như ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh rằng, “nếu chúng ta phá hủy công trình sáng tạo, thì công trình sáng tạo ấy sẽ tiêu diệt chúng ta”.

Tôi đã may mắn để có thể được dành toàn bộ mọi nghị lực có được vào những nỗ lực nhằm góp phần vào giải pháp cho cuộc khủng hoảng này. Và tôi đã được truyền cảm hứng bởi hàng triệu nhà hoạt động cũng như các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới vốn đang thúc đẩy việc phát triển năng lượng sạch trong cuộc cách mạng bền vững. Niềm đam mê và nghị lực thực sự nảy sinh từ các nhà hoạt động và nhà lãnh đạo này.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông đã cho biết rằng vấn đề biến đổi khí hậu không phải là một vấn đề veefl ĩnh vực chính trị, “đó là vấn đề luân lý và tinh thần”. Ông nhận thấy tầm quan trọng của một nhà lãnh đạo tinh thần như ĐTC Phanxicô trong việc chia sẻ cam kết bảo vệ môi trường như thế nào?

Sự lãnh đạo của ĐTC Phanxicô chính là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta trên khắp thế giới, đặc biệt là khi nói đến sự nhấn mạnh mạnh mẽ và liên tục của Ngài về việc giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Tôi biết ơn và kinh ngạc đối với sự rõ ràng của sức mạnh luân lý mà Ngài thể hiện. ĐTC Phanxicô cũng đã lên tiếng bằng một cách thức mạnh nhất về những người dễ bị tổn thương nhất trong số chúng ta – những người nghèo khổ – và giúp tất cả chúng ta, những người lắng nghe để hiểu được họ bị ảnh hưởng thế nào bởi cuộc khủng hoảng khí hậu. Đặc biệt, Thông điệp Laudato si’, đánh dấu một bước quan trọng đối với Giáo hội Công giáo trong việc dẫn đầu thế giới hướng tới việc cam kết giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu trước Hiệp định Paris.

Bằng cách này, ĐTC Phanxicô đã đi đầu trong việc dẫn dắt thế giới hướng tới hành động khí hậu mang tính xây dựng. Hầu như tất cả các đồng nghiệp và bạn bè người Công giáo của tôi đều hết sức vui mừng trước sự lãnh đạo tinh thần này. Cũng như tôi vậy.

Nói chung, những giáo huấn về tinh thần rõ ràng đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các cộng đồng trên toàn thế giới. ĐTC Phanxicô chính là một mẫu gương cho các nhà lãnh đạo của các truyền thống đức tin khác để nói về những mối nguy hiểm gây ra bởi cuộc khủng hoảng khí hậu và nhiệm vụ của chúng ta, với tư cách là những người quản lý công trình sáng tạo của Thiên Chúa, đó chính là phải giải quyết cuộc khủng hoảng đó.

Trong Thông điệp Laudato si, về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta, ĐTC Phanxicô đã khẳng định rằng vấn đề biến đổi khí hậu và nghèo đói có liên hệ sâu sắc ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Ông nhận định vấn đề đó như thế nào?

Như ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh, những người sống trong nghèo đói bị ảnh hưởng không cân xứng bởi cuộc khủng hoảng khí hậu, vốn ảnh hưởng bất lợi đến việc tiếp cận các nguồn lực cần thiết và đồng thời đe dọa sức khỏe con người. Chẳng hạn như, Puerto Rico, nơi có hơn 40% dân số sống dưới mức nghèo khổ, hiện vẫn đang cố gắng khắc phục sau hậu quả của cơn bão Maria, vốn đã phá hủy mạng lưới điện và các mạng lưới điện thoại di động của quốc gia và đồng thời gây ngập lụt toàn bộ khu vực lân cận.

Hơn nữa, tình trạng đồng ô nhiễm (cùng với CO2) từ việc thải khí thải carbon vào bầu khí quyển đang khiến cho con người trở nên bệnh bệnh. Người ta cũng biết rằng việc cho phép tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trở nên tồi tệ hơn tại các thành phố của chúng ta và các cộng đồng nhỏ hơn đang làm cho nhiều người mắc bệnh hơn. Theo các nguyên tắc về Công lý môi trường, chúng ta biết rằng các luồng ô nhiễm này có nhiều khả năng đi vào cộng đồng vốn đã bị tước đoạt quyền lực chính trị và kinh tế cần thiết để tự bảo vệ mình. Vì vậy, đó chính là nơi mà những thiệt hại đầu tiên được thực hiện.

Và không chỉ những người sống trong nghèo đói bị ảnh hưởng một cách không cân xứng bởi cuộc khủng hoảng khí hậu. Danh sách này bao gồm những người mắc bệnh tâm thần, những người có tình trạng sức khỏe từ trước, người già, trẻ sơ sinh và trẻ em, cộng đồng những người vô gia cư và những cộng đồng thiểu số. Chẳng hạn như, ở Mỹ, những trẻ em người Mỹ gốc Phi có khả năng bị bệnh cao gấp 3 lần so với tổng số những người mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí; hơn nữa, có khả năng mắc bệnh hen suyễn cao gấp 2 lần và có nguy cơ tử vong cao gấp 10 lần so với trẻ em cộng đồng đa số.

Mới đây, ĐTC Phanxicô đã kêu gọi các nhà quản lý dầu mỏ hàng đầu cam kết nỗ lực đối với việc sản xuất nhiên liệu sạch. Vậy đâu là điều cần thiết để đạt được “giấc mơ” này?

Tôi rất vui mừng khi thấy ĐTC Phanxicô triệu tập các nhà quản lý đầu tư và năng lượng hàng đầu để thống nhất về tầm quan trọng của mức giá phỉ trả đối với việc phát thải khí carbon. Để đạt được điều này, trước tiên cần phải có một giải pháp thay thế khả thi đối với việc đốt cháy và thải các chất ô nhiễm vào không khí. May mắn thay, năng lượng tái tạo và các giải pháp khác cho cuộc khủng hoảng khí hậu hiện đang cạnh tranh về mặt kinh tế với các loại nhiên liệu hóa thạch. Do đó, các công ty nhiên liệu hóa thạch lớn đang bị buộc phải kiểm tra lại mô hình kinh doanh của họ. Một khi vấn đề kinh tế được đưa ra khỏi phương trình thì tôi hy vọng rằng một sự lựa chọn luân lý sẽ trở nên rõ ràng hơn đối với nhiều người hơn và sẽ thắng thế.

Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một “Cuộc cách mạng bền vững” toàn cầu, vốn mang tính quy mô và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nhưng với tốc độ của cuộc cách mạng kỹ thuật số. Được tạo điều kiện bởi sự xuất hiện của các công nghệ mới và ngày càng được thông báo đến những người tiêu dùng, thực tiễn kinh doanh bền vững đã lan rộng nhanh chóng trong vài năm qua.

Do kết quả của việc gia tăng áp lực xã hội và chính trị – và viejc gia tăng chi phí đối với ô nhiễm các-bon – các chính phủ trên khắp thế giới sẽ thông qua việc lập pháp nhằm giảm phát thải. Vào cuối năm 2017, Trung Quốc đã thành lập một thị trường carbon, tham gia Liên minh châu Âu và các nước khác như Chile và Colombia hiện cũng đã áp giá đối với khí thải carbon.

Hội nghị của ĐTC Phanxicô tại Vatican cùng với các giám đốc điều hành của các công ty dầu mỏ chính là một dấu hiệu cực kỳ đáng khích lệ để việc chuyển đổi sang một tương lai bền vững có thể nhanh chóng trở thành hiện thực hơn là một giấc mơ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải di chuyển nhanh hơn nữa để đảm bảo quá trình chuyển đổi này xảy ra kịp thời để ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu.

Dự án Thực tế Khí hậu (Climate Reality) của ông đã tổ chức hội thảo đào tạo hoạt động lần thứ 38 tại Berlin từ ngày 26-28 tháng 6. Ông hy vọng điều gì sẽ xảy ra trong cuộc họp này?

Tại Berlin, 700 học viên đến từ 50 quốc gia và tất cả các tầng lớp đã cùng nhau tham gia 3 ngày đào tạo chuyên sâu cùng với các nhà khoa học và các nhà truyền thông về khí hậu nổi tiếng để tìm hiểu về cách thức họ có thể truyền cảm hứng và dẫn dắt các cộng đồng của họ trong việc đưa ra những hành động nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Khóa đào tạo bao gồm một loạt các cuộc họp mở rộng (và nhiều cuộc họp sôi nổi về tất cả các khía cạnh cụ thể của cuộc khủng hoảng cũng như các giải pháp của nó), tất cả đã khám phá về cách thức nâng cao nhận thức của công chúng về cuộc khủng hoảng khí hậu, xây dựng việc hỗ trợ đối với các giải pháp thực tế hiện có đối với chúng ta hiện nay, và đồng thời gây áp lực đối với các vị đại diện để đưa ra những hành động cụ thể.

Chúng tôi đã tiến hành khóa đào tạo này tại Berlin vào thời điểm khi mà Đức và Liên minh Châu Âu đặc biệt đang trải qua những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khí hậu. Nếu không có hành động phối hợp của các nhà lãnh đạo chính phủ, những ảnh hưởng như vậy được dự đoán sẽ xấu đi đáng kể trong những năm tới. Chẳng hạn như, Đức đang trong quá trình thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi năng lượng từ than đá và khi làm như vậy, Đức hy vọng sẽ phục vụ như một ngọn hải đăng cho các quốc gia khác trong Liên minh Châu Âu để tái kiểm tra chính sách hành động khí hậu của chính họ.

‘Climate Reality’ đã đào tạo hơn 15.000 nhà hoạt động hiện đang làm việc tại 141 quốc gia. Chương trình đào tạo trước đây của chúng tôi đã được tổ chức tại Mexico City vào tháng 3 vừa qua, và vào tháng 8, chúng tôi sẽ tổ chức một buổi huấn luyện khác tại Los Angeles, CA.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết