Cựu Dân biểu Hoa Kỳ: ‘Các Kitô hữu Iraq vẫn cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ’

Một chuyến đi gần đây đến Iraq đã làm dấy lên tình trạng nguy ngập của các Kitô hữu và những người Yazidis nơi đây, một cựu Dân biểu Hoa Kỳ đến từ Virginia đã thuật lại trong một báo cáo mới.

“Nếu không có gì được thực hiện, tôi tin rằng chúng ta sẽ phải chứng kiến sự chấm dứt của Kitô giáo lâu đời tại Iraq trong vòng vài năm tới”, cựu nghị sĩ Frank R. Wolf cho biết trong một báo cáo của tờ Wilberforce Initiative thế kỷ 21.

“Hiện nay, các Kitô hữu hiện đang lâm vào tình trạng hết sức nguy hiểm để có thể duy trì sự hiện diện lâu dài nơi vung đất quê hương tổ tiên của họ”, cựu nghị sĩ Wolf cho biết. “Nếu xu hướng này được tiếp tục, dân số Kitô giáo sẽ theo sau dân số Do Thái, vốn giảm từ con số 150.000 người vào năm 1948 xuống chỉ còn 10 người hiện nay”.

Iraqi_woman_with_rosary_Credit_Elise_Harris_EWTNMặc dù có những dấu hiệu hy vọng, chẳng hạn như sự trở lại của 600 gia đình tới Plains of Nineveh, ông Wolf nói rằng Hoa Kỳ và phương Tây cần phải có ‘hành động táo bạo’ để giải quyết tình hình. Sự tổn hại của Kitô giáo trong khu vực sẽ làm mất ổn định Trung Đông và đe doạ đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, ông Wolf cảnh báo.

Vào tháng 3 năm 2016, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một nghị quyết công nhận các hành động của nhóm Hồi giáo chống lại các Kitô hữu, người Yazidis và các nhóm thiểu số khác chính là tội ác diệt chủng, tội ác chống lại nhân loại và tội ác chiến tranh.

“Năm 2003, con số các Kitô hữu ở Iraq là 1,5 triệu người”, ông Wolf cho biết. “Hiện nay, con số này đã giảm xuống còn khoảng 250.000 người, mặc dù một số người cho rằng con số này đã giảm xuống chỉ còn 150.000”.

Trong tháng 8 vừa qua, cựu Nghị sĩ Cộng hòa tại Virginia, đã tới Iraq cùng với một phái đoàn bao gồm tổ chức Đoàn kết Kitô giáo Toàn cầu (Christian Solidarity Worldwide) để khảo sát tình hình mà các Kitô hữu và những người Yazidis hiện đang phải đối mặt.

Mối bận tâm ngày càng gia tăng khiến nhiều cộng đồng thiểu số sẽ không thể trở về quê hương bởi vì sự tàn phá nơi đây. Ngoài ra còn có những căng thẳng gia tăng giữa chính phủ Iraq, Chính phủ khu vực Kurdistan, và các nhà đầu tư ngoài quốc doanh trên các khu vực lãnh thổ vốn là nơi sinh sống của các Kitô hữu.

Các cộng đồng Kitô hữu hoài nghi về vấn đề an ninh của họ có thể được đảm bảo. Cả những người Ảrập và những người Kurd đã từng bị gạt ra khỏi các cộng đồng của họ trong quá khứ.

Nhóm Nhà nước Hồi giáo đã phá hủy nhiều di tích trong Kinh thánh và Kitô giáo, kể cả thị trấn Nimrod, ông Wolf cho biết. Mỗi cây Thánh giá tại các ngôi thánh đường ở Mosul đều bị phá hủy. Ông trích dẫn vai trò của Iraq trong Kinh Thánh như là quê hương của Tổ phụ Ápraham, Rebecca và các con trai của ông Giacóp. Tiên tri Đa-ni-a sống ở đó hầu như gần hết đời mình.

“Mặc dù vậy, cộng đồng Kitô hữu ở Iraq hầu như bị quên lãng bởi nhiều người ở phương Tây”, ông Wolf nói.

Báo cáo của cựu nghị sĩ đã kể lại các cuộc đàm thoại của ông với một số Kitô hữu.

Một gia đình Kitô đã chạy trốn khỏi thị trấn Bartella, gần Mosul, hiện đang sống như những người bị buộc phải di tản trong nước tại một trại tập trung gần Duhok, bị chia rẽ về việc liệu có trở về quê hương hay không. Người cha nói rằng các Kitô hữu sống tinh thần hòa bình và sẵn sàng tha thứ. Vợ ông nói bà muốn đi đến Australia hoặc những nơi khác “vì lợi ích của những đứa con của tôi”. Bà rất bận tâm đến sự an toàn của cô con gái 15 tuổi của mình đến nỗi bà đã cho cô bé nghỉ học kể từ khi gia đình đã bị buộc phải di tản.

Một Kitô hữu khác, một sinh viên theo học nghành bác sĩ đã phải trốn chảy khỏi các phần tử Hồi giáo khi tổ chức này chiếm đóng Mosul, cho biết rằng anh ta muốn trở về quê hương nhưng không thể tin tưởng nhiều người hàng xóm của mình. Họ coi ôanh ta cùng với gia đình là những kẻ vô đạo thậm chí ngay cả trước khi các chiến binh chiếm đóng nơi đây.

“Chúng tôi không có gì đảm bảo. Mọi người đang lợi dụng chúng tôi – chúng tôi hiện đang mắc kẹt ở giữa. Chúng tôi khao khát hòa bình, nhưng chúng tôi không thể sống với sự kì thị”, anh cho biết, theo cựu nghị sĩ Wolf.

Rồi có trường hợp của một người phụ nữ Kitô giáo mà ông gọi là Maryam. Chị đã bị bán như một nô lệ tình dục hơn 20 lần, bị hãm hiếp hàng trăm lần, nếu không thì cũng đánh đập và bị ngược đãi. Trong một lần cố trốn thoát, chị đã nhảy ra khỏi cửa sổ tầng thứ ba và bị gãy chân.

Khi cuối cùng chị được giải cứu, gia đình và cộng đồng của chị đã lánh xa chị vì những tập quán của “một nền văn hóa giữ thể diện”.

“Hiện tại chị rất sợ phải đi trên các con phố trong cộng đồng của mình”, ông Wolf cho biết.

Phái đoàn cũng gặp một cậu bé và người mẹ tàn tật của em, những người mà các chiến Nhà nước Hồi giáo đe dọa sẽ giết chết nếu như họ không chuyển sang đạo Hồi. Họ đã phải giả vờ cải đạo để tồn tại, nhưng sau đó cậu bé đã bị buộc phải gia nhập Nhà nước Hồi giáo. Mặc cậu bé và người mẹ tàn tật của mình đã có thể trốn thoát, thế nhưng họ lại không thể trở về nquê hương của mình vì họ sẽ không còn được tin tưởng.

Cũng có những câu chuyện tương tự khi phái đoàn tới thăm những người Yazidi, một nhóm sắc tộc và tôn giáo với khoảng 600.000 thành viên tại Iraq trên tổng số 1 triệu thành viên trên toàn thế giới. Dưới tay của các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo, những người Yazidis bị giết hại hàng loạt, bị hãm hiếp, làm nô dịch, bị buộc phải di tản, cũng như việc tàn phá quê hương của họ. Khoảng 3.000 phụ nữ và trẻ em gái người Yazidi hiện vẫn đang bị giam cầm bởi lực lượng nhà nước Hồi giáo.

Rất ít người trong số những người chạy trốn khỏi quê hương đã trở về, do tình hình an ninh. Một cuộc tấn công có khả năng xảy ra chống lại Nhà nước Hồi giáo có thể gửi các chiến binh trốn chạy qua quê hương của họ.

Một số phụ nữ Yazidi và những cô gái trẻ có ý định tự tử sau khi bị đối xử tàn nhẫn bởi tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Nhiều người thiếu sự quan tâm chăm sóc phù hợp và cũng chịu ảnh hưởng của nền văn hoá danh dự vốn khiến họ trở nên ghẻ lạnh với các gia đình của họ, làm giảm triển vọng đối với cuộc hôn nhân của họ, và coi việc điều trị tâm lý như một điều cấm kị.

Ông Wolf cũng đã đưa ra một số khuyến nghị về chính sách. Ông cho biết Thượng viện cần phải thông qua đạo luật trách nhiệm giải trình trách nhiệm về tội ác diệt chủng tại Iraq và Syria, vốn cho phép và chỉ đạo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cung cấp quỹ trợ giúp nhân đạo cho các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi tội ác chiến tranh và diệt chủng. Nó cũng cho phép hỗ trợ cho các cuộc điều tra hình sự tại Iraq của các thành viên Nhà nước Hồi giáo và thủ phạm của các tội ác chiến tranh.

Ông Wolf đã đưa ra lời kêu gọi đối với việc đánh giá lại tình hình ở Irac và đối với liên minh quốc tế để đảm bảo an ninh cho khu vực Nineveh Plains, có thể bao gồm cả căn cứ của Hoa Kỳ hoặc cơ sở chung. Ông đề nghị rằng các giới hạn an ninh đối với đại sứ quán và nhân viên lãnh sự giới hạn khả năng tìm hiểu về người dân Iraq địa phương vốn gây trở ngại cho phán quyết chính sách của họ. Các nhà thầu địa phương sau đó sẽ tự do di chuyển khắp khu vực để điều tra tình hình và xây dựng một chiến lược tốt hơn.

Ông Wolf đã ủng hộ áp lực đối với Chính phủ khu vực Kurdistan để thực hiện cải cách để cung cấp cho các công dân vấn đề an ninh và các cơ hội kinh tế bình đẳng cho các dân tộc thiểu số và tôn giáo.

Ông cho rằng Iran có “tham vọng đế chế” trong khu vực và có thể “trở thành mối đe dọa trực tiếp đối với Israel cũng như những lợi ích khu vực của Hoa Kỳ và vấn đề an ninh quốc gia”, cũng như kích động bạo lực hai giáo phái Sunni-Shia.

Ông nhấn mạnh sự cần thiết đối với sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu, những người Yazidis, và các nhóm thiểu số khác, hiện đang bị chia cắt bởi các đồng minh của họ với chính phủ Iraq hoặc với những người Kurdistan tại Iraq. Cộng đồng Do Thái hải ngoại của các cộng đồng này cũng cần phải được thống nhất, theo lời cựu nghị sĩ.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết