Cuộc tranh luận về vấn đề tham nhũng của Vatican: ‘Vấn đề không chỉ về tính hợp pháp mà còn là về sự đúng mực’

Thánh Bộ Cổ võ Phát triển con người Toàn diện đã phát hành một thông cáo về kết quả của ‘Cuộc tranh luận Quốc tế về vấn đề Tham nhũng’, được tổ chức hôm thứ Năm tuần trước tại Vatican.

_Articolo

Được tổ chức phối hợp với Hội đồng Giáo hoàng về Khoa học Xã hội, cuộc tranh luận bao gồm khoảng 50 tham dự viên đến từ các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ khác nhau, cũng như các thẩm phán chống mafia và chống tham nhũng.

Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Thánh Bộ này, trong mô tả về cuộc tranh luận, cho biết, “Chúng tôi đã nhận thức được rằng hội nghị này phải đối diện với một hiện tượng vốn đã dẫn đến việc chà đạp lên phẩm giá con người. Vì vậy, điều này tùy thuộc vào mỗi người chúng ta, và Thánh Bộ này, để có thể bảo vệ và thúc đẩy việc tôn trọng phẩm giá con người. Và vì lý do này, chúng tôi muốn thu hút sự chú ý của tất cả mọi người đối với vấn đề này”.

Các tham dự viên, thông cáo cho biết, đều đồng ý rằng “cuộc chiến chống tham nhũng và mafia là một vấn đề không chỉ liên quan đến tính hợp pháp mà còn về sự đúng mực”.

Thông cáo cho biết, nhóm này “đang làm việc để soạn thảo một văn bản chung hướng dẫn công việc tiếp theo và các sáng kiến trong tương lai. Trong số những sáng kiến này, hiện tại có một sự cấp thiết cần phải tiếp tục khám phá ở cấp độ quốc tế và liên quan đến Giáo huấn chính thức của Giáo Hội, vấn đề của việc rút phép thông công đối với các hành vi tham nhũng và các tổ chức mafia”.

Dưới đây là nội dung của bản thông cáo:

Vào ngày 15 tháng 6, tại Vatican, đã diễn ra ‘Cuộc tranh luận Quốc tế về Tham nhũng’ đầu tiên giữa các thành viên hiện tại của một ban cố vấn của Thánh Bộ Cổ võ Phát triển con người Toàn diện dành cho vấn đề toàn cầu này, cũng trong các mối quan hệ của Bộ này với các tổ chức mafia và băng nhóm tội phạm có tổ chức.

Cuộc tranh luận, được tổ chức phối hợp với Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội, có khoảng 50 tham dự viên, bao gồm các thẩm phán chống mafia và chống tham nhũng, các Giám mục, các nhân vật từ các tổ chức của Vatican, các quốc gia và Liên Hiệp Quốc, các vị lãnh đạo đại diện các phong trào, các nạn nhân, các nhà báo, các học giả, giới trí thức, và các đại sứ khác.

Cuộc chiến chống tham nhũng và mafias, được biết đến như là một vấn đề không chỉ về tính hợp pháp mà còn về sự đúng mực.

Đức Hồng Y Peter Turkson mô tả mục đích của hội nghị: “Chúng tôi đã nhận thức được rằng hội nghị này phải đối diện với một hiện tượng vốn đã dẫn đến việc chà đạp lên phẩm giá con người. Vì vậy, điều này tùy thuộc vào mỗi người chúng ta, và Thánh Bộ này, để có thể bảo vệ và thúc đẩy việc tôn trọng phẩm giá con người. Và vì lý do này, chúng tôi muốn thu hút sự chú ý của tất cả mọi người đối với vấn đề này”.

Đức TGM Silvano M. Tomasi sau đó đã giải thích rằng mục đích đó chính là “để thông báo cho dư luận, xác định các bước cụ thể có thể giúp đưa ra các chính sách và luật pháp nhằm ngăn chặn tham nhũng, bởi vì tham nhũng giống như một con sâu mọt thâm nhập vào quá trình phát triển của các quốc gia nghèo hoặc nơi các quốc gia giàu có, làm phá hoại mối quan hệ giữa các thể chế và người dân. Do đó, nỗ lực mà chúng ta đang thực hiện đó chính là tạo ra một tâm lý, một nền văn hoá của công lý chống lại vấn đề tham nhũng có lợi cho vấn đề của công ích”.

Nhóm đang làm việc để soạn thảo một văn bản chung sẽ hướng dẫn công việc tiếp theo và các sáng kiến trong tương lai. Trong số những sáng kiến này, hiện tại có một sự cấp thiết cần phải tiếp tục khám phá ở cấp độ quốc tế và liên quan đến Giáo huấn chính thức của Giáo Hội, vấn đề của việc rút phép thông công đối với các hành vi tham nhũng và các tổ chức mafia.

Minh Tuệ (theo VR)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết