Cuộc rước bức tượng ‘Black Nazarene’ thu hút hàng triệu người ở Philippines

Các tín hữu Công giáo Philippines chen lấn nhau để chạm vào bức tượng Black Nazarene trong cuộc rước thường niên vào ngày 9 tháng 1 năm 2025 tại Manila, Philippines. Lễ hội Black Nazarene có sự tham dự của hàng triệu tín hữu đi chân trần và diễn ra vào ngày 9 tháng 1 hàng năm (Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images)

Các tín hữu Công giáo Philippines chen lấn nhau để chạm vào bức tượng Black Nazarene trong cuộc rước thường niên vào ngày 9 tháng 1 năm 2025 tại Manila, Philippines. Lễ hội Black Nazarene có sự tham dự của hàng triệu tín hữu đi chân trần và diễn ra vào ngày 9 tháng 1 hàng năm (Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images)

Cuộc rước bức tượng ‘Black Nazarene’ ở Manila, Philippines, hằng năm thu hút một trong những đám đông lớn nhất thế giới đến tham dự lễ hội tôn giáo, đã thu hút hàng trăm nghìn tín hữu hành hương đầy hồ hởi vào ngày 9 tháng 1.

Diễn ra vào tháng 1 hằng năm, cuộc rước, được người dân địa phương gọi là “Traslacion”, chứng kiến việc ​​các tín hữu cung nghinh bức tượng Chúa Giêsu vác Thánh giá có kích thước bằng người thật nổi tiếng bằng gỗ màu đen tại Manila. Philippines và Đông Timor là những quốc gia duy nhất ở Châu Á có đa số theo Công giáo, với hơn 80% dân số Philippines thuộc Giáo hội Công giáo.

Hàng trăm ngàn tín đồ chân trần tham gia cuộc diễu hành traslacion thường niên tại Manila, kỷ niệm Lễ Chúa Giêsu Nazareno, thể hiện đức tin Công giáo (Ảnh: Rappler)

Hàng trăm ngàn tín đồ chân trần tham gia cuộc diễu hành traslacion thường niên tại Manila, kỷ niệm Lễ Chúa Giêsu Nazareno, thể hiện đức tin Công giáo (Ảnh: Rappler)

Ban tổ chức cuộc rước ước tính có khoảng 220.000 người tham dự Thánh lễ trước khi cuộc rước bắt đầu, Rappler đưa tin, và ít nhất 800.000 người đã tụ tập tại nhà thờ vào tối thứ Năm, theo Philippine Star. Hàng trăm nghìn người khác cũng tham gia cuộc rước khi bức tượng được rước ngang qua.

Giống như những năm trước, nhiều tín hữu đi chân trần và một số thậm chí còn nhảy lên kiệu và bám chặt vào Thánh giá trên bức tượng nổi tiếng.

Các tín hữu Công giáo Philippines chen lấn nhau để chạm vào Tượng Black Nazarene trong cuộc rước thường niên vào ngày 9 tháng 1 năm 2025 tại Manila, Philippines (Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images)

Các tín hữu Công giáo Philippines chen lấn nhau để chạm vào Tượng Black Nazarene trong cuộc rước thường niên vào ngày 9 tháng 1 năm 2025 tại Manila, Philippines (Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images)

Rappler đã phỏng vấn một du khách người Anh 26 tuổi tại cuộc rước, Adan Jeffrey, người cho biết anh được nuôi dạy theo đạo Công giáo nhưng hiện tự nhận mình là người vô thần.

“Tôi chưa bao giờ chứng kiến điều gì giống như vậy… lòng sùng mộ mà họ đã phải dành ra nhiều thời gian như vậy để hôn bức tượng quả là phi thường”, Jeffrey cho biết.

“Tôi chưa bao giờ có sự đam mê với bất cứ điều gì đối với tôn giáo, như những người này. Vì vậy, thật tuyệt vời khi thực sự chứng kiến điều đó, nó mở mang tầm mắt của tôi”.

Truyền thống rước bức tượng ‘Black Nazarene’ đã bị gián đoạn nghiêm trọng trong nhiều năm do đại dịch COVID-19; vào năm 2020, 20212022, cuộc rước về cơ bản đã bị hủy bỏ hoàn toàn. Vào năm 2023, ước tính có 103.277 tín hữu tham gia cuộc rước, ít hơn nhiều so với những năm trước.

Cuộc rước năm ngoái, vào tháng 1 năm 2024, đánh dấu sự trở lại với quy mô và sự nhiệt thành thông thường của cuộc rước sau ba năm thu hẹp quy mô đáng kể. Cũng trong năm đó, bức tượng được đặt trong tủ kính lần đầu tiên và những người tham gia bị cấm trèo lên kiệu như những năm trước, mặc dù nhiều người đã phớt lờ chỉ thị, UCA News, một trang tin tức Công giáo Châu Á, đưa tin vào thời điểm đó.

Người ta tin rằng bức tượng Chúa Giêsu được sử dụng trong cuộc rước được các nhà truyền giáo thuộc Dòng Thánh Augustinô Nhặt Phép mang từ Mexico đến bờ biển Philippines vào năm 1606. Bức tượng Chúa Giêsu có kích thước bằng người thật hiện được lưu giữ tại Tiểu Vương cung Thánh đường nổi tiếng thường được gọi là Nhà thờ Quiapo, thuộc Tổng Giáo phận Manila. Lần đầu tiên được lưu giữ tại Nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả ở Luneta, bức tượng đã được chuyển đến Quiapo vào năm 1868.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết