“Cuộc khủng hoảng di cư thách thức sự hiệp nhất Kitô giáo”

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 02-12-2016 | 06:54:28

“Cuộc khủng hoảng di cư đã làm xói mòn sự hòa hợp trong nội bộ các Giáo Hội tại châu Âu”, một Giám mục Công giáo đã phát biểu như vậy tại Hội nghị thượng đỉnh cấp cao của Liên Minh Châu Âu.

khu%cc%89ng-hoa%cc%89ng-di-cu%cc%9b

Jean Kockerols – Giám mục phụ tá Địa phận Malines-Bruxelles đã phát biểu tại Hội nghị của các Cao Ủy châu Âu và các nhà lãnh đạo tôn giáo rằng giải pháp chung đối với cuộc khủng hoảng của những người tị nạn “chính là một vấn đề đánh động trực tiếp đến các giá trị cũng như tương lai của châu Âu”.

Đức Giám mục Kockerols, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục của Cộng đồng châu Âu (COMECE), cho biết: “Cuộc khủng hoảng này đã làm xói mòn sự hiệp nhất tại châu Âu, và, phải thừa nhận rằng, cũng chính trong nội bộ các Giáo Hội tại châu Âu. Cuộc khủng hoảng di cư đang thách thức các cộng đồng Kitô hữu có thể tự đặt mình như những công dân và cũng như các tín hữu.

“Đó chính là nhiệm vụ của chúng ta phải nhớ rằng mỗi người tị nạn đều có quyền được đối xử công bằng và nhân đạo”.

Sự kiện này được tổ chức bởi Ủy ban châu Âu bao gồm 15 đại biểu đến từ các tôn giáo lớn của châu lục này. Các vấn đề được thảo luận bao gồm những thách đố đặt ra bởi chủ nghĩa dân túy cùng với sự không khoan dung đang ngày càng gia tăng, cũng như vai trò quan trọng của việc giáo dục trong việc cải thiện sự gắn kết xã hội.

Ông Dimitris Avramopoulos – Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, Nội vụ và Dân sự cho biết: “Với sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc, bài ngoại và chủ nghĩa cực đoan, chúng ta phải đảm bảo rằng xã hội chúng ta phải luôn chào đón  – đặc biệt là với những người đang phải trốn chạy khỏi cảnh chiến tranh và cần được sự bảo vệ quốc tế – trong khi vẫn giữ những giá trị cốt lõi cũng như những nguyên tắc của nó”.

Phát biểu từ chính kinh nghiệm của các nước Bắc Âu, Đức Cha Czeslaw Kozon coi vấn đề đoàn tụ gia đình trong bối cảnh của việc di cư như một vấn đề quan trọng “bởi vì tất cả mọi người đều có quyền hình thành một gia đình và tất cả các thành viên của một gia đình như thế đều có quyền chung sống với nhau”.

Đức Giám Mục Địa phận Copenhagen cũng nhấn mạnh rằng sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo là vô cùng quan trọng khi đối phó với những vấn đề về sự hội nhập của những người tị nạn, cũng như những người di cư vào xã hội.

Hội nghị thường niên lần thứ 12 đã diễn ra trong khuôn khổ của một cuộc đối thoại đang diễn ra bởi Liên minh châu Âu với các Giáo Hội, các tổ chức tôn giáo, triết học cũng như các tổ chức không thuộc tôn giáo.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết