Cuộc đụng độ ngày càng trở nên nóng bỏng giữa chính phủ dân túy của Ý và Giáo hội Công giáo

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 03-08-2018 | 23:28:46

ROME – Liên minh cầm quyền theo chủ nghĩa dân túy của Ý và Giáo hội Công giáo đã nhận thấy sự căng thẳng gia tăng vào mùa hè này khi vấn đề về nhập cư vẫn là một yếu tố gây ra sự chia rẽ trên bán đảo.

Giáo hội Ý đã rút ra những khẩu súng lớn chống lại Bộ trưởng Nội vụ và người đứng đầu đảng chính trị cánh hữu Northern League, ông Matteo Salvini. Một tạp chí Công giáo lớn gần đây đã so sánh vị chính khách này với quỷ dữ, một cố vấn của Giáo Hoàng đã chỉ trích việc lợi dụng chính trị đối với các biểu tượng tôn giáo của ông, và Hội đồng giám mục Ý cũng đã lên án những phát biểu chống nhập cư của ông.

37800812_10214907859323714_2655393389364641792_n-1

Trang chủ của Tuần lễ Công giáo Ý Cristiana so sánh nhà văn cánh hữu người Ý, Matteo Salvini, với Satan. (Tín dụng: Famiglia Cristiana.)

Vào tháng Sáu, mọi sự việc đã bắt đầu trở nên nóng bỏng giữa chính phủ mới thành lập và Giáo hội, khi ông Salvini đóng tất cả các cảng của Ý đối với các tàu chở những người nhập cư – một động thái đã gây ra một phản ứng dữ dội từ phía các giám mục và người dân.

Đó chính là cách Bộ trưởng Nội vụ dàn xếp mối quan hệ giữa Giáo hội và chính phủ, và đồng thời tạo ra sự trao đổi nhiệt giữa Salvini và hàng giáo phẩm của Giáo hội ở Ý, có vẻ như mọi thứ sẽ không sớm trở nên tốt đẹp hơn.

Hãy lui lại đằng sau Salvini!

Tuần báo Công giáo nổi tiếng của Ý, tờ Famiglia Cristiana, đã phản đối ông Salvini một cách rõ ràng trong ấn bản mới nhất của mình bằng cách đưa khuôn mặt của bộ trưởng lên trang nhất bên cạnh một cánh tay mở rộng và dòng tiêu đề: “Be gone Salvini!” (Hãy lui lại đằng sau Salvini!).

Sự ám chỉ này muốn nhắc đến nghi thức trừ tà cổ xưa khi kêu lên: “Satan! Hãy lui mau” Hoặc “Hãy lui lại đằng sau Satan!” để trừ ma quỷ.

Tạp chí bao gồm một số trích đoạn từ các cuộc phỏng vấn với các vị giám mục cao cấp của Ý, những người đã phản đối mạnh mẽ lập trường cứng rắn của ông Salvini về vấn đề nhập cư. Bộ trưởng đã chống lại Liên minh châu Âu trong việc chia sẻ gánh nặng của những người nhập cư tìm đến các bờ biển phía nam trong số tất cả các quốc gia thành viên – theo các nhà phê bình, thường đặt mục tiêu chính trị lên trước vấn đề bác ái.

Thậm chí ngay cả Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng y Piero Parolin, đã phát biểu với các phóng viên rằng quyết định đóng cửa các hải cảng của ông Salvini quả thực “không phải là giải pháp”. Từ các vị Hồng y cho đến ĐTC Phanxicô, rõ ràng là phần lớn các giáo sĩ đều hoàn toàn không tán thành cách tiếp cận của Bộ trưởng.

Famiglia Cristiana, trong khi nhấn mạnh rằng điều đó “không mang tính cá nhân hoặc ý thức hệ”, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những ý tưởng đánh động ông Salvini lại cách xa với các giá trị Công giáo và Tin Mừng.

Bộ trưởng đã trả lời trên Facebook rằng ông không đáng để bị so sánh với Satan, và đồng thời tự hào về sự ủng hộ mà ông cho biết rằng ông đã nhận được từ nhiều người Công giáo.

“Tôi cảm thấy an ủi bởi thực tế là tôi đã nhận được sự ủng hộ hàng ngày từ nhiều người trong Giáo Hội”, ông Salvini nói.

Ông Salvini có thể đã nói đúng, bởi vì đảng Northern League vẫn nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ dân chúng, với các cuộc thăm dò cho thấy rằng đảng của ông Salvini được đánh giá tán thành bởi 30% đến 50% số phiếu bầu áp đảo của người Công giáo.

Không phải tất cả các giáo sĩ đều phản đối bộ trưởng, với việc một số giáo sĩ đã đưa ra những tuyên bố phản đối trang nhất mang tính công kích của tờ tuần báo Công giáo. Đức Giám mục Địa phận Chioggia, Đức Cha Andriano Tessarollo, đã tỏ thái độ không hài lòng của mình một cách rõ ràng.

“Tôi tin rằng quả thực hết sức ngớ ngẩn khi xác định tất cả các linh mục với Famiglia Cristiana”, Đức Cha Andriano Tessarollo cho biết trong một tuyên bố, đồng thời cũng cho biết thêm rằng các chính sách của ông Salvini “không hẳn là bất hợp lý”.

Ông Salvini thường dựa vào biểu tượng Công giáo để tập hợp đám đông hoặc trình bày quan điểm của mình trong quá khứ. Trong chiến dịch bầu cử năm ngoái, nhà lãnh đạo dân túy, một tay đặt trên cuốn Kinh Thánh và tay kia cầm chuỗi Mân Côi, đã thề rằng ông sẽ trục xuất hơn nửa triệu người nhập cư không có giấy tờ khỏi nước này nếu ông được bầu chọn.

Gần đây, đảng Northern League đã đề xuất một đạo luật yêu cầu các hải cảng và các tổ chức công cộng phải treo tượng Chịu Nạn nếu như họ không muốn trả tiền phạt hơn 1.000 đô la. Thay vì được tiếp nhận như là một đề nghị ôn hòa, đề xuất này lại tiếp tục gặp phải sự phản đối của Vatican.

Trong khi tại một hội nghị ở Rome, linh mục Antonio Spadaro, biên tập viên của tạp chí Dòng Tên Civiltà Cattolica và cố vấn thân cận của ĐTC Phanxicô, cho biết rằng việc loại bỏ biểu tượng tôn giáo khỏi tượng Chịu Nạn biến nó trở thành một “trò chế nhạo khôi hài”.

“Việc sử dụng hashtag #crucifix theo kiểu hashtag #BigJim là một điều báng bổ”, linh mục Spadaro đăng tải trên tài khoản tweet của mình. “Thập giá chính là biểu tượng của sự phản đối chống lại tội lỗi, bạo lực, bất công và sự chết. Nó không bao giờ là biểu tượng của bản sắc. Nó gào thét tình yêu đối với kẻ thù và sự chào đón vô điều kiện”.

Thông điệp cũng đã được chia sẻ lại bởi tạp chí Civiltà Cattolica.

Những kẻ ăn bám

Gần đây, các giám mục Ý đã phản đối bộ trưởng ở một mặt trận khác, phản ứng với những bình luận của ông về người dân Roma, hay dân gipxi, những người sống ở Ý. Trong một cuộc họp gần đây với Thị trưởng Rome, bà Virginia Raggi, ông Salvini hứa sẽ sơ tán 30.000 công dân Roma không có giấy tờ hiện đang sinh sống trên bán đảo.

“Vấn đề là những người ngoan cố sinh sống một cách bất hợp pháp, đây là một nhóm thiểu số và là những kẻ ăn bám”, ông Salvini phát biểu với các phóng viên địa phương hôm 25 tháng 7 vừa qua, đồng thời cũng cho biết thêm rằng đó không phải là một trường hợp phân biệt đối xử với các công dân Roma mà là một vấn đề liên quan đến “sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”.

Vào ngày 26 tháng 7, tờ nhật báo của Hội đồng giám mục Ý, nhật báo Avvenire, đã xuất bản một phân tích có tựa đề: “Không người nào là một kẻ ăn bám”. Bài xã luận trên trang nhất được viết bởi tác giả Marco Impagliazzo, một người hoạt động trong các trường hợp nhập cư cũng như người đứng đầu Cộng đồng Sant’Egidio, vốn được mệnh danh là “phong trào yêu thích của Đức Giáo Hoàng”.

“Quả thực hết hết sức khó hiểu, ngôn ngữ được sử dụng bởi một vị bộ trưởng quan trọng của một quốc gia Cộng hòa liên quan đến một số ít người sống ở Ý một thời gian, lại là của một công dân Roma: được đề cập khi ông Salvini đã đưa ra đối với 30.000 người ngoan cố sinh sống ở đây trong tình trạng bất hợp pháp, xác định họ như một loài kí sinh trùng, nghe có vẻ như một sự thành kiến đối với toàn bộ cộng đồng, ngoài thực tế là nó không tương ứng với thực tế”, tác giả Impagliazzo viết.

Bài xã luận tiếp tục bằng cách nhấn mạnh rằng “từ ngữ là vô cùng quan trọng” và đồng thời kêu gọi các nhân vật thể chế và những người đại diện cần phải lựa chọn từ ngữ một cách hết sức khôn ngoan.

“Định nghĩa ký sinh trùng đã được sử dụng đối với những người Do Thái, và những người hiểu biết lịch sử, biết rằng từ định nghĩa này và một số định nghĩa khác đã làm nảy sinh việc cho người khác là thứ yếu không quan trọng và sau đó coi những nhóm thiểu số như là kẻ thù, với những hậu quả hết sức bi thảm như chúng ta đã được biết”, tờ tạp chí của các giám mục cho biết.

“Trường hợp nảy sinh những vấn đề bất hợp pháp, họ cần phải được xử lý theo pháp luật”.

Về phần mình, ông Salvini khẳng định rằng ông không phải là kẻ thù của Vatican.

Trong giờ kinh Truyền Tin Chúa nhật gần đây nhất của mình, ĐTC Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi nhằm chống lại “tội ác đáng xấu hổ” của nạn buôn người một ngày trước ngày được Liên Hợp Quốc đặt ra để khuyến khích những nỗ lực chống lại nạn buôn bán người.

Được đặt câu hỏi bởi các phóng viên rằng ông có đồng ý với ĐTC Phanxicô hay không, ông Salvini tuyên bố rằng ông “hài lòng” với những nhận xét của ĐTC Phanxicô chống lại “tội ác đáng hổ thẹn” của nạn buôn người. Ông Salvini cũng đã nhấn mạnh rằng kể từ khi bắt đầu nhiệm vụ của mình, ông cũng đã tuyên chiến với những kẻ buôn người và tổ chức mafia.

Mục tiêu của ông, ông Salvini nói, “đó chính là để bảo toàn mạng sống và đồng thời đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho Ý và châu Phi”.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết