Khi Đức Phanxicô đã trao mũ hồng y cho một người Thụy Điển

Mặc dù chiếc cúp vàng đã đang chuyển sang Thụy Điển như là diễn viên chính đối với Công giáo tại các quốc gia Bắc Âu trước khi ĐTC Phanxicô xuất hiện, những dấu hiệu của sự quan tâm và ưu ái đã được nhân lên, bao gồm việc trao cho Thụy Điển vị Hồng Y đầu tiên trong tuần này. Các cơ hội truyền bá Phúc Âm, vấn đề nhập cư và đại kết, tất cả có thể nằm trong bối cảnh của kế hoạch tiếp cận tới Thụy Điển của ĐTC Phanxicô.

Bishop Anders Arborelius

Mặc dù có khá nhiều ý kiến cho thấy rõ rằng ĐTC Phanxicô đã có một “chiến lược liên quan đến Thụy Điển”, nhưng ngày càng rõ ràng hơn trong trái tim của vị Giáo Hoàng người Argentina rằng Thụy Điển vừa có một vị thế và vừa đóng một vai trò trong tầm nhìn của Ngài về “Giáo hội nơi những vùng ngoại vi”.

Một cách nào đó, chiếc cúp vàng đã được chuyển hướng về phía Thụy Điển như là diễn viên chính đối với Công giáo ở các quốc gia Bắc Âu trước khi ĐTC Phanxicô xuất hiện. Chẳng hạn như vào năm 2002, nơi lưu trú của Sứ Thần Tòa Thánh tại Scandinavia đã được chuyển từ Đan Mạch sang Thụy Điển, một dấu hiệu cho thấy tính trung tâm ngày càng tăng của Thụy Điển trong tầm nhìn của Vatican đối với khu vực.

Tuy nhiên, dưới thời của Đức Phanxicô, các chỉ số về sự quan tâm và ưu ái đã nhân lên.

Năm ngoái, ĐTC Phanxicô đã sang Thụy Điển để cùng với Liên đoàn Quốc tế Lutheran kỷ niệm 500 năm Cuộc cải cách Tin Lành, trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên thăm viếng quốc gia này kể từ sau Thánh Gioan Phaolô II vào năm 1989 – chính Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên thực hiện chuyến thăm chính thức Thụy Điển, mặc dù Đức Hồng Y Nicholas Breakspear, sau này trở thành Giáo Hoàng Adrian IV, cũng đã dừng lại nước này vào mùa hè năm 1152 cho một cuộc gặp gỡ.

Tuần này, ĐTC Phanxicô cũng sẽ bổ nhiệm vị Hoàng tử đầu tiên của Thụy Điển cho Giáo hội, trên thực tế đây chính là vị Hồng Y đầu tiên ở tất cả các quốc gia Bắc Âu – không chỉ kể từ sau Cuộc Cải cách, nhưng còn là điều chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử. Lễ tấn phong Hồng Y sẽ  diễn ra tại Rome vào ngày mai Thứ Tư, ngày 28 tháng 6, Lễ Vọng mừng kính hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ.

Cho rằng Thụy Điển chỉ có khoảng 113.000 tín hữu Công giáo, chiếm khoảng 1.15% dân số cả nước, vậy ĐTC Phanxicô dự định sẽ làm gì?

Để bắt đầu, không thể giảm bớt yếu tố cá nhân khi nói đến việc lựa chọn các Hồng Y của ĐTC Phanxicô. Theo mọi khía cạnh, ĐTC Phanxicô đã bị cuốn hút và gây ấn tượng bởi Đức Giám mục Anders Aborelius Giáo phận Stockholm trong suốt chuyến viếng thăm ngắn ngủi của mình, diễn ra từ ngày 31/10 đến 1/11 năm 2016.

Theo những người quen biết Đức Cha Arborelius, Ngài rất dễ mến.

“Đức Giám mục Stockholm là một người tuyệt vời, rất có tài cán và hết sức cởi mở, Ngài tiếp xúc với tất cả mọi người”, Đức Giám mục Czeslaw Kozon của Đan Mạch gần đó, một thành viên thuộc Hội đồng Giám mục Scandinavia, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Crux hôm 15 tháng 6 vừa qua.

“Đức Cha Arborelius chính là một hình ảnh tuyệt vời cho Giáo hội nơi đây”, Đức Cha Kozon cho biết.

Tuy nhiên, ngoài tính cách của vị Giám mục này, ĐTC Phanxicô có thể ấn tượng bởi ba hình ảnh to lớn trong tâm trí bằng cách cố gắng nâng vị thế không chỉ của Đức Cha Arborelius, mà còn đối với Giáo Hội Công Giáo nói chung tại khu vực này của thế giới.

Thứ nhất, ĐTC Phanxicô biết rằng trong khi dân số Công giáo tại Thụy Điển vẫn còn ở mức khiêm tốn theo tiêu chuẩn của các quốc gia Công giáo truyền thống, thì con số này hiện vẫn gia tăng, với con số các tín hữu Công giáo tại Thụy Điển ngày nay nhiều hơn bất cứ thời gian nào kể từ sau Cuộc Cải cách. Chính Đức Cha Arborelius cũng là một tín hữu Luther đã trở lại đạo Công giáo, và là người Thụy Điển đầu tiên nắm giữ chức vụ này kể từ thời Martin Luther.

Hơn nữa, các Giám mục vùng Scandinavia cho biết rằng họ cảm nhận sự quan tâm ngày càng gia tăng trong thông điệp Công giáo trong các thành phần của thế hệ trẻ ở quốc gia của họ, bất chấp các tập quán phong kiến tràn ngập. Những người Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch trẻ hơn, và hớn thế nữa, phần lớn đều đã đến tuổi thành niên sau các cuộc chiến văn hoá chống lại thẩm quyền của Giáo hội không ít thì nhiều, và vì vậy đôi khi họ nhìn vào các nhà thờ với sự tò mò hơn là thái độ thù địch.

Khả năng đối với hiện tượng “thời của Công giáo” tại khu vực Scandinavia được kết hợp bởi thực tế là các nhà thờ được thành lập trên khắp khu vực đang ngày càng sa sút về mặt số lượng các tín hữu, thường do những người đang tìm cách tránh phải trả phí nhà thờ hàng năm do nhà nước truy thu.

Là một nhà đấu tranh cho các vùng ngoại vi, ĐTC Phanxicô luôn luôn dành một tình cảm sâu sắc với những người bị thua thiệt đang đấu tranh chống lại sự bất lợi lớn, và có thể thấy trong Giáo hội tại Thụy Điển cũng như trên khắp khu vực Scandinavia một con người ít được biết đến đang phải đối diện với điều có thể là một khoảng thời cơ. Xét cho cùng, Scandinavia có thể không phải là một “vùng ngoại vi” xét về mặt các tiêu chuẩn đánh giá chẳng hạn như phát triển và thu nhập bình quân đầu người, nhưng xét về mặt Công giáo, chắc chắn nó là như vậy.

“Điều này khiến cho chúng ta lớn mạnh thêm một chút trên bản đồ Công giáo của thế giới, khi chúng ta có được một vị Hồng Y”, Đức Cha Kozon cho biết. “Điều đó rất quan trọng đối với chúng ta”.

Thứ hai, ĐTC Phanxicô cũng biết rằng phần lớn sự phát triển của Công giáo trong khu vực hiện nay đang được thúc đẩy bởi vấn đề nhập cư. Trên khắp Scandinavia, các dòng người Ba Lan, Philippines, Việt Nam, Sri Lankan, Eritrea, Syria và các quốc gia khác đã tăng cường hàng ngũ của Giáo hội địa phương.

Thực tế của việc dẫn dắt một Giáo hội hiện đang ngày càng gia tăng các dòng người nhập cư đã tạo cho các Giám mục Scandinavia một sự nhạy cảm sâu sắc hơn trước những thách đố mà những người còn chân ướt chân ráo phải đối diện nơi đây, tại thời điểm khi mà ĐTC Phanxicô nhận thấy cuộc khủng hoảng của di dân và người tị nạn có lẽ chính là một bi kịch nhân đạo cấp bách nhất trên toàn thế giới.

Sự biến đổi của Giáo hội đang xảy ra vào thời điểm khi mà các quốc gia Scandinavia dường như đang trôi theo hướng chống lại những người nhập cư hơn. Đan Mạch đã có một số chính sách hạn chế nhất trên thế giới, một chính sách được chia sẻ rộng rãi bởi cả hai phe tả và hữu, trong khi Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven gần đây đã tuyên bố rằng nước này “sẽ không bao giờ quay trở lại những ngày tháng của việc nhập cư tràn lan” sau khi nổi lên kẻ tấn công tại Stockholm vào hồi tháng Tư vừa qua, kẻ tấn công này là một người xin quyền tị nạn không thành công.

Do đó, ĐTC Phanxicô có thể đang tìm cách củng cố bàn tay quyền lực của Giáo hội tại khu vực Scandinavia để bảo vệ các quyền của những người nhập cư vào thời điểm khi mà những luồng gió chính trị và xã hội đã không thổi chính xác theo chiều hướng đó.

Thứ ba, ĐTC Phanxicô đã trở nên rõ ràng kể từ khi bắt đầu Triều đại Giáo Hoàng của mình rằng chủ nghĩa hiệp nhất, nghĩa là sự cấp bách đối với sự hiệp nhất Kitô giáo, chính là một ưu tiên mạnh mẽ.

Cũng giống như các vị tiền nhiệm của mình, Thánh Gioan Phaolô II và Nguyên Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, ĐTC Phanxicô đã cho thấy một “lựa chọn ưu tiên” trong lĩnh vực đại kết đối với Chính Thống giáo, vốn đủ hợp lý vì sự chia rẽ giữa Đông phương và Tây phương chính là một sự chệch hướng so với Kitô giáo nguyên thủy, và cũng bởi vì thần học và Giáo hội học Chính Thống, cũng như sự hiểu biết của họ về sứ mạng lẫn các Bí tích, thường là gần gũi với Giáo hội Công giáo.

Tuy nhiên, ĐTC Phanxicô cũng rất quan tâm đến việc tiếp cận thế giới của Phong trào Cải cách, vốn là điểm cốt yếu của chuyến viếng thăm Thụy Điển của Ngài. ĐTC Phanxicô chắc chắn tin rằng cộng đồng Công giáo thiểu số tại khu vực Scandinavia có một ơn gọi đại kết để xây dựng những cầu nối với các Giáo hội thuộc Phong trào Cải cách, cũng giống như Ngài cùng với các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm đã nhận thấy các Giáo hội Công giáo Đông phương ở những nơi chẳng hạn như: Trung Đông, vùng Balkans vùng Caucasus và Đông Âu, có một ơn gọi đại kết tất yếu với Chính Thống Giáo.

Và dĩ nhiên, ĐTC Phanxicô biết rằng việc trao cho Thụy Điển một vị Hồng Y sẽ giúp Giáo hội đóng vai trò đó với một thẩm quyền và tầm nhìn rộng lớn hơn.

Đương nhiên, một Giáo Hoàng có trách nhiệm dẫn dắt một Giáo hội toàn cầu với gần 1,3 tỷ thành viên nằm rải rác ở khắp mọi góc hẻm trên hành tinh này không thể tập trung tất cả sự chú ý của mình, hoặc thậm chí là nhiều hơn, vào bất cứ một địa phương nào.

Tuy nhiên, nếu như Thụy Điển không phải là điều mà ĐTC Phanxicô nghĩ đến mỗi khi rời khỏi giường vào mỗi buổi sáng, những bằng chứng gần đây cho thấy nó có thể lóe lên trong tâm trí của Ngài vào một thời điểm nào đó trong ngày.

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết