Covid-19 và tương lai của nền kinh tế châu Âu

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 30-05-2020 | 20:30:15
Bộ trưởng Tài chính Ailen đi bộ bên ngoài Tòa nhà Chính phủ ở Dublin

Bộ trưởng Tài chính Ireland đi bộ bên ngoài Tòa nhà Chính phủ tại Dublin

Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican Radio, Giám đốc điều hành của tổ chức ‘Social Justice Ireland’ nói về sự sụp đổ kinh tế do đại dịch coronavirus và con đường phía trước.

Tại châu Âu, sau nhiều tháng bị hạn chế do đại dịch Covid-19, các quốc gia đang dần phục hồi trở lại. Nhưng họ cũng đang phải đối mặt với một triển vọng kinh tế rất khác, với việc các quốc gia đang chuẩn bị cho sự suy thoái lớn nhất trong nhiều thập kỷ.

Ủy ban châu Âu cho biết EU phải đối mặt với một sự suy thoái về tỷ lệ lịch sử. Nhiều chuyên gia cũng đã mô tả tình trạng suy thoái là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng.

Một sự sụp đổ lớn từ đại dịch này đó là sự gia tăng mạnh mẽ trong tình trạng thất nghiệp toàn cầu.

Trong tuần này, ngành vận tải đã tuyên bố cắt giảm hàng ngàn việc làm. Hãng vận tải ngân sách châu Âu ‘EasyJet’ sẽ cắt giảm tới một phần ba lực lượng lao động của mình do ảnh hưởng của đại dịch. Ngành công nghiệp ô tô cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Một quốc gia châu Âu đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về tình trạng thất nghiệp do coronavirus đó là Ireland. Nước này đã ước tính rằng 140.000 người hiện đã nghỉ việc do các biện pháp cách ly xã hội được đưa ra để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này.

Tiến sĩ Sean Healy S.M.A. là Giám đốc điều hành của Viện chính sách độc lập mang tên ‘Social Justice Ireland’. Phát biểu với Đài phát thanh Vatican, ông cho biết rằng tác động đã trở nên tàn phá.

Tình trạng thất nghiệp và Covid-19

 “Hiện tại, đã có một tác động tàn phá bởi vì chúng ta phải đối mặt với một tình huống nghiêm trọng, rất nhiều người mất việc, vì vậy chính phủ đang hỗ trợ những người có khoản thanh toán đặc biệt. Sẽ xảy ra tình trạng thất nghiệp dài hạn”, Tiến sĩ Sean Healy nhấn mạnh.

Một nhóm khác dự kiến sẽ làm tăng số liệu thất nghiệp trong nước trong vài tháng tới là những người sắp tốt nghiệp đại học.

Trước đây, trong những tình huống như những người Ireland này di cư để tăng cơ hội tìm việc, nhưng do tính chất toàn cầu của đại dịch này, Tiến sĩ Sean Healy lưu ý, “họ đã không có nơi nào để di cư vào thời điểm này”.

Tình trạng nghèo nàn thiếu thốn

Một điểm khác Tiến sĩ Healy đã đề cập đó là vấn đề nghèo đói. “Hiện tại chúng ta phải đối mặ t với một tình huống mà trong đó Ireland; có dưới 15% dân số sống trong nghèo đói và có khoảng 680.000 người trong tổng dân số chỉ hơn 5 triệu người. Vì vậy, một phần tư trong số đó là trẻ em”.

Tiến sĩ Healy cũng lưu ý rằng cho đến khi dịch coronavirus bùng phát, Ireland có mức độ công việc cao. Tuy nhiên, nhiều công việc bấp bênh và được trả lương thấp.

Tại châu Âu và Hoa Kỳ, nhiều người đã phải đến các ngân hàng thực phẩm để có thể tự nuôi sống bản thân do đòn trí mạng mà đại dịch này đã gây ra cho họ về mặt kinh tế. Ireland cũng đã chứng kiến sự gia tăng số lượng những người cần được giúp đỡ. Tiến sĩ Healy cho biết thực tế là ở đó, “có rất nhiều người đang vật lộn để kiếm sống”.

Nhưng Tiến sĩ Healy cũng nhấn mạnh rằng tình huống Covid-19 – mặc dù trong hoàn cảnh cực kỳ khủng khiếp – đã tạo cơ hội để giải quyết các vấn đề hết sức nghiêm trọng nếu như chúng ta chuẩn bị đối phó với chúng với tư cách là một xã hội.

Các ngân hàng và phản ứng của châu Âu

Khi được hỏi về việc các ngân hàng có thể nắm giữ vai trò của họ như thế nào trong bối cảnh đại dịch, Tiến sĩ Healy nhận xét rằng tại thời điểm xảy ra sự sụp đổ của nghành ngân hàng và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, “đã có một sai lầm sâu sắc ở cấp độ châu Âu; cũng như ở cấp độ Ireland, trong đó chính sách thắt lưng buộc bụng được coi như là đường hướng để đi và các ngân hàng phải được giải cứu”.

Tiến sĩ Healy cho biết rằng những gì ‘Social Justice Ireland’ đề xuất đó là “cái giá phải trả của COVID-19 phải được rào khoanh vùng [để bảo vệ tài sản] và nên được tài trợ bởi một khoản vay lãi suất thấp được cung cấp bởi Ủy ban Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, và chi trả với lãi suất thấp và chi trả trong khoảng thời gian dài”.

Hệ thống phúc lợi

Giám đốc điều hành ‘Social Justice Ireland’ nhấn mạnh rằng có cơ hội để đối mặt với một thực tế mà chúng ta đã đề cập đầy đủ trước đó, đồng thời lập luận rằng đại dịch Covid -19 mang đến một cơ hội để điều chỉnh hệ thống phúc lợi. Tiến sĩ Healy cho biết rằng ‘Social Justice Ireland’ và nhiều tổ chức khác trên thế giới đã tranh luận về sự cần thiết “cần phải hướng tới một hệ thống thu nhập cơ bản phổ quát”.

Tiến sĩ Healy cũng hoan nghênh ý kiến của Đức Giáo hoàng Phanxicô về vấn đề này vào Chúa nhật Phục sinh năm nay. Trong một lá thư gửi đến các Phong trào quần chúng thế giới, giữa bối cảnh đại dịch coronavirus, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã kêu gọi xem xét một mức lương cơ bản phổ quát “vốn đảm bảo và đạt được lý tưởng một cách cụ thể, mang tính nhân văn và Kitô giáo, để không có công nhân nào không có quyền lợi”.

Tiến sĩ Healy cho biết cách tiếp cận này là cách thức “gần nhất với các giá trị Kitô giáo và tư tưởng của Học thuyết Cã hội Công giáo bởi vì nó sẽ bảo đảm tương lai cho tất cả mọi người,nam giới, phụ nữ và trẻ em trên hành tinh”.

Thiên Ân (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết