Coronavirus và Nhà truyền giáo PIME: Tinh thần bác ái, liên đới và chia sẻ khi đối mặt với bi kịch

HONG_KONG-CINA_-_0218_-_Ticozzi

Lời chứng của một nhà truyền giáo PIME tại Hồng Kông. “Tất cả mọi suy nghĩ của tôi đều hướng đến những ngôi Nhà thờ trống rỗng, ở đây tại Hồng Kông, Ma Cao và ở nhiều thành phố ở Trung Quốc đại lục”. “Mọi người phải làm việc tại nhà, các trường học và các trường Đại học đều đóng cửa cho đến tháng 3: tất cả điều này đã làm gia tăng áp lực và đôi khi khiến một số người phản ứng theo những cách thức thái quá”.

Hồng Kông (AsiaNews) – Sự sô lập, lo lắng và sợ hãi: đại dịch coronavirus mang đến cho mọi người cơ hội thể hiện “tinh thần bác ái, liên đới và chia sẻ”. Trước thảm kịch, các Kitô hữu được mời gọi “sống các nhân đức của Tin Mừng như đức tin, hy vọng và tình yêu, cũng như cầu nguyện và suy ngẫm về ý nghĩa của nó”, Cha Sergio Ticozzi chia sẻ. Nhà truyền giáo PIME (Học viện Giáo hoàng Truyền Giáo Hải ngoại) đã có mặt tại Hồng Kông và Trung Quốc trong hơn 40 năm. Bên dưới đây, chúng tôi cung cấp một bằng chứng về tình trạng khẩn cấp về y tế tại thuộc địa cũ của Anh, mà chuyên gia về Hán học đã trình bày với trang web Altare Dei cách đây hai ngày trước. (Bản dịch được chỉnh sửa bởi AsiaNews).

Đó là ngày Chúa nhật ở Hồng Kông. Tôi vừa mới đồng tế Thánh lễ cùng với bốn anh em Tu sĩ trong nhà nguyện riêng của chúng tôi, và giờ đây tôi lặng lẽ ngồi một mình trong phòng. Mọi suy nghĩ của tôi dduef hướng đến các ngôi nhà thờ trống rỗng, ở Hồng Kông, Macao và nhiều thành phố của Trung Quốc đại lục, vì nỗi sợ lây lan coronavirus, giờ đây được gọi là COVID-19, đã buộc phải cấm các cuộc tụ họp công cộng và thậm chí cả các cuộc tụ họp mang tính tôn giáo. Trên thực tế, mối đe dọa của cơn sốt dịch bệnh này đã khiến các quan chức Công giáo ở Hồng Kông phải đưa ra quyết định đau đớn là đình chỉ tất cả các chương trình tại các nhà thờ trong hai tuần tới, bao gồm cả việc hủy bỏ Phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro.

Sự cô lập dường như được coi như là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Tại Trung Quốc, một số thành phố bị đóng cửa và hàng triệu người bị giữ chân trong nhà vì thiếu khẩu trang y tế, thuốc khử trùng và các loại thuốc men khác. Do thiếu khẩu trang y tế, cư dân đã đột kích vào các ngôi chợ và các hiệu thuốc, trong khi những thương nhân vô đạo đức thậm chí còn tăng giá theo cấp số nhân đối với các mặt hàng khẩu trang y tế.

Những người bị bệnh thậm chí còn bị cô lập nhiều hơn bởi vì việc tiếp cận và tiếp xúc với họ bị ngăn chặn bởi nỗi sợ hãi bị lây nhiễm virus. Hồng Kông đã thành lập một số trại kiểm dịch hàng loạt để cách ly các nạn nhân. Các quy tắc kiểm dịch bắt buộc mới có hiệu lực vào ngày 8 tháng 2, với việc những người đến từ đại lục bị bắt buộc phải cách ly trong 14 ngày nhằm hạn chế sự bùng phát trong cộng đồng. Điều đó đã trở thành một bị kịch về mặt tâm lý rất nghiêm trọng đối với nhiều người.

Tất cả các biện pháp này đã được đưa ra trong bối cảnh lo ngại toàn cầu rằng dịch bệnh đã trở nên tồi tệ trong những ngày gần đây tại Trung Quốc đi ngược lại tất cả các kỳ vọng. Dịch bệnh lần đầu tiên được báo cáo tại thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc sau một thời gian dài im lặng chính thức. Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) vào ngày 6 tháng 2, người đầu tiên tố cáo sự bùng phát của dịch bệnh và sau đó đã qua đời vì căn bệnh này, đã gây ra một cơn đau buồn và sự phẫn nộ từ khắp nơi trên toàn quốc, yêu cầu kỷ niệm ngày này là Ngày Tự do ngôn luận. Chính phủ đã phản ứng bằng cách kiểm duyệt các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội và chặn các tài khoản. Sau đó, dịch bệnh đã lây lan sang tất cả các khu vực của Trung Quốc và trên toàn thế giới, cướp đi nhiều sinh mạng và nhiều trường hợp nhiễm bệnh. Nguồn gốc và quy mô lan truyền của nó đã phải chịu sự phụ thuộc quá nhiều “những tin tức giả mạo” đến nỗi tôi đã cho phép các nguồn khác cung cấp chi tiết và số. Nhưng chắc chắn nó đã tạo ra một tâm lý sợ hãi trong phần lớn mọi người.

Sự cô lập, lo lắng và sợ hãi đang kìm hãm tâm hồn người dân. Người dân phải làm việc tại nhà, các trường học và các trường đại học đóng cửa cho đến tháng 3 – tất cả điều này làm gia tăng áp lực, và đôi khi, khiến một số người phản ứng theo cách cư xử thái quá. Tại Hồng Kông, cảnh sát chống bạo động đã hành động và bắt giữ những người biểu tình khi người dân biểu tình phản đối quyết định của chính phủ về việc sử dụng một số địa điểm làm trại cách ly.

Hơn nữa, tại Trung Quốc, trong bối cảnh của cuộc chiến với sự lây lan của virus và đồng thời tránh thái độ im lặng và những thông tin sai lệch trước đó, chính quyền Trung Quốc đã hứa thưởng tiền mặt và vật chất cho những người cung cấp thông tin về những người mắc bệnh và du khách đến từ các địa điểm bị lây nhiễm virus. Với việc công khai hợp pháp hóa một phương pháp “gián điệp” như vậy, sự nghi ngờ đã khiến cho những người hàng xóm láng giềng chống lại nhau, gây ra sự tàn phá trong xã hội. Thay vì sự trung thực và chân thành vì sức khỏe cũng như sự an toàn của công chúng, một biện pháp như vậy ủng hộ sự ngờ vực, sự trả thù lẫn nhau và không quan tâm đến vấn đề luân lý.

Liên quan đến sự phát triển trong tương lai của dịch bệnh, có nhiều ý kiến khác nhau, như thường lệ, từ lạc quan đến bi quan. Các báo cáo chính thức của Trung Quốc bao gồm tuyên bố rằng các nỗ lực kiểm soát của họ đang thành công và dịch bệnh sẽ sớm đạt đỉnh và sau đó giảm dần. Những người khác nghĩ rằng các bước thực hiện trong vài ngày tới, đặc biệt là bởi các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, sẽ quyết định số phận của virus và liệu nó có lan ra quốc tế để trở thành đại dịch hay không. Một số người khác nghĩ rằng dịch bệnh sẽ kết thúc trước tháng Tư.

Laurie Garrett, cựu thành viên cao cấp về Y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại và là nhà văn khoa học đoạt giải Pulitzer, đã thông báo cho chúng tôi:

Tại Geneva tuần này, khoảng 400 chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm hàng đầu đã tập hợp để giúp WHO giải quyết nhiều bí ẩn vẫn còn bao quanh virus. Một trong số đó là ông Gabriel Gabriel Leung thuộc Đại học Hồng Kông, người không nghĩ rằng chiến lược của Trung Quốc sẽ thành công và lo ngại rằng khi các trường học mở cửa trở lại và hàng triệu người quay trở lại Vũ Hán và các thành phố bị phong tỏa khác, một lần nữa, virus có thể bùng phát. Và nó có thể lan xa ra khỏi biên giới Trung Quốc, có thể lây nhiễm hơn 60% dân số thế giới.

Bất kể người ta bi quan hay lạc quan, một dịch bệnh như vậy tạo cơ hội cho tất cả mọi người thể hiện sự quan tâm đối với những người mắc bệnh và những người nghèo khổ, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ các tài liệu chống dịch bệnh và đối với các Kitô hữu, sống các nhân đức trong Tin Lành như sự tin tưởng phó thác, hy vọng và tình yêu, và cầu nguyện.

Cầu nguyện, thật vậy, dường như là một phương tiện rất quan trọng để thể hiện sự quan tâm đối với những người đau khổ vì bệnh tật, cô lập và sợ hãi. Nhưng nó nên được kết hợp với sự suy tư về những câu hỏi như: Tại sao Thiên Chúa lại cho phép một thảm kịch như vậy xảy ra và thông điệp mà Thiên Chúa muốn truyền tải cho chúng ta là gì? Vâng, chúng ta cần cầu nguyện và suy tư.

 Minh Tuệ (theo Asia News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết