Coronavirus và Bí tích Thánh Thể

unnamed (1)

Cuộc khủng hoảng này kêu gọi chúng ta quan tâm lẫn nhau và tạ ơn Thiên Chúa tại gia đình.

“Tất cả các Thánh lễ đều đã bị hủy bỏ”.

Dấu hiệu đó được thực hiện tại Giáo hội địa phương của tôi. Ai có thể tưởng tượng được điều đó cách đây chỉ một vài tuần lễ?

Hầu hết người Công giáo chỉ đơn giản là hài lòng. Các cuộc tụ họp quy tụ đông người chỉ là những gì chúng ta không mong muốn vào lúc này. Điều tốt đẹp ngay lúc này đó là việc giữ khoảng cách kẻo chúng ta bị lây nhiễm và lan truyền coronavirus.

Nhưng trong mỗi giáo xứ đều có những người Công giáo không thích ý tưởng về việc “hủy bỏ Thánh lễ ” và tự hỏi họ có thể không “tham dự Thánh lễ” ngay cả khi họ không tụ tập?

Trong một tâm trạng đáng lo ngại hơn, tôi đã nghe ít nhất hai linh mục nói rằng chính quyền – được quan niệm như là kẻ thù của Giáo hội – đã bắt buộc họ phải đóng cửa. Họ muốn hành động theo luân lý để bảo vệ tự do tôn giáo. Nhưng nếu họ đi trước và “cung cấp Thánh lễ”, họ thực sự có thể gây nguy hiểm cho chính những người mà họ tuyên bố sẽ phục vụ.

Nhưng thực tế là nhiều người đi lễ thường xuyên sẽ không đến nhà thờ vào cuối tuần này – và thậm chí có thể là dịp lễ Phục sinh – thực sự có thể giúp chúng ta mở rộng sự hiểu biết về Bí tích Thánh Thể và đào sâu đời sống tâm linh.

Đối tượng hay hành động?

Từ rất lâu – một số nhà sử học đã nói từ thế kỷ thứ 7 – các Kitô hữu Latinh đã có thái độ suy nghĩ về Bí tích Thánh Thể như một đối tượng (điều gì đó xảy ra do công việc của Linh mục và họ đang tham dự) hoặc như một thương phẩm (và chúng ta cư xử như là những người tiêu dùng tôn giáo).

Theo ngôn ngữ chúng ta sử dụng, đó là một ân huệ cho không. Chúng ta nói về việc “đón nhận Thánh lễ” và “tham dự Thánh lễ” và “hiệp lễ” và “rước lễ”. Hình ảnh đó là Bí tích Thánh Thể là “đâu đó ngoài kia”, và sau đó chúng ta bằng cách nào đó có được nó hoặc biến nó thành của riêng mình.

Nhưng từ “Bí tích Thánh Thể” liên quan đến một động từ. Đó là một điều gì đó mà chúng ta, toàn thể Dân Chúa, làm. Đây là hoạt động của chúng ta để tạ ơn Thiên Chúa Cha như là một cộng đồng quy tụ lại với nhau. Và chúng ta dâng lời khen ngợi và tạ ơn Thiên Chúa nhờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

Trọng tâm là tạ ơn Chúa Cha. Việc đến với Chúa Cha được cung cấp cho chúng ta trong Chúa Thánh Linh thông qua Chúa Giêsu Kitô. Những lời cầu nguyện được dẫn dắt bởi vị linh mục. Đây là hoạt động nền tảng của chúng ta với tư cách là Kitô hữu, chứ không phải là một “điều gì đó” mà linh mục làm cho chúng ta hoặc thực hiện cho chúng ta.

Virus đã tấn công

Vì vậy, nếu chúng ta không thể cùng nhau quy tụ vì COVID-19, liệu chúng ta vẫn có thể tạ ơn Chúa Cha nhờ Chúa Kitô?

Chúng ta hãy cùng học lại một số điều cơ bản sau đây:

  1. Chúa Giêsu hiện diện với chúng ta

Nhiều người Công giáo đối xử với các tòa nhà nhà thờ như thể đó là những ngôi đền thờ ngoại giáo, như thể Thiên Chúa chỉ “ở trong đó”. Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa ở khắp mọi nơi và Chúa Kitô Phục sinh không bị giới hạn bởi không gian.

Sự hiện diện của Chúa Giêsu Phục sinh trong cộng đoàn đã được ghi lại trong câu nói này, được lưu giữ trong Phúc Âm của Thánh Mátthêu: “Ở đâu có hai hoặc ba người quy tụ nhân Danh Thầy thì Thầy hiện diện ở đó giữa họ” (Mt 18,20).

Ngay cả trong cuộc tụ tập nhỏ nhất chỉ có hai người, cách xa nhau hai mét để không lây lan virus, Chúa Kitô Phục sinh cũng hiện diện ở đó giữa họ. Họ có thể là hai người trong một ngôi nhà, hoặc hai người được liên kết qua điện thoại hoặc Skype.

Điều này đã được thể hiện trong một phát biểu Kitô giáo cổ xưa khác được lưu giữ trong Sách Didache (Giáo huấn của các Tông đồ ở thế kỷ thứ nhất): “Bất cứ nơi nào những sự việc nói về Thiên Chúa được cất lên, thì ở đó đều có Thiên Chúa hiện diện” (4: 1).

  1. Căn phòng của tôi về cơ bản cũng chính là nơi cầu nguyện

Đôi khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ được phép cầu nguyện trong một nhà thờ. Chúng ta đã lớn lên với ý tưởng về việc tham dự Thánh lễ vào mỗi Chúa nhật như là một quy định đòi buộc. Nhưng luôn luôn phải tỉnh táo để nhớ lại lệnh truyền này của Chúa Giêsu:

“Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả : chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em : chúng đã được phần thưởng rồi. 6 Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6, 5-6).

Giờ đây, chúng ta đã được bảo phải tránh xa các đường phố, ra khỏi nhà thờ và tránh xa mọi người. Vì vậy, chúng ta có thể tái khám phá việc đóng cửa và cầu nguyện một mình – biết rằng Chúa Cha sẽ lắng nghe những lời cầu nguyện của chúng ta.

  1. Trung tâm và chóp đỉnh

Chúng ta mô tả Bí tích Thánh Thể là trung tâm và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu của chúng ta, nhưng thường thì đó là phần duy nhất trong đời sống tôn giáo của chúng ta. Cuộc khủng hoảng này kêu gọi chúng ta xây dựng các mối tương quan bằng cách chăm sóc lẫn nhau và tạ ơn Thiên Chúa tại gia đình, cũng như trong nhà thờ.

Nếu chúng ta không biết tạ ơn vì những bữa ăn chúng ta chia sẻ trong gia đình, chúng ta hầu như không sẵn sàng đón nhận tâm tình tạ ơn trong Thánh Lễ Tạ ơn vĩ đại mà chúng ta gọi là Bí tích Thánh Thể.

  1. Mỗi bàn ăn đều là một nơi linh thiêng

Chúa Giêsu gặp gỡ mọi người và dạy dỗ họ tại những bàn ăn trong gia đình của họ. Mỗi bàn ăn đều là một nơi mà chúng ta có thể gặp Thiên Chúa nơi những người ở cùng chúng ta.

Chúng ta sẽ không dùng bữa cùng nhau như anh chị em trong một ngôi Thánh Đường trong vài tuần lễ tới, vì vậy chúng ta hãy bắt đầu nhớ lại rằng bất cứ khi nào chúng ta dùng bữa, chúng ta cần phải có tâm tình tạ ơn.

“Anh em sẽ được ăn, sẽ được no nê và sẽ chúc tụng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, vì miền đất tốt tươi mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, ban cho anh em” (Đnl 8, 10).

Chúng ta phải tạ ơn về của ăn có được (tạ ơn trước bữa ăn) và thưởng thức nó cũng như niềm vui được ở bên nhau (tạo ơn sau bữa ăn).

Hãy khám phá ý nghĩa của việc điều gì làm nên Giáo hội

Chúng ta sẽ không được quy tụ nhau thành các nhóm lớn trong vài tuần lễ tới. Chúng ta hãy tận dụng trải nghiệm này để tái khám phá rằng chúng ta là Giáo hội; và Giáo hội không phải là một tòa nhà.

Chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta phải đón nhận Thánh Thể mỗi ngày, nhưng đặc biệt là trong các bữa ăn; luôn luôn nhớ rằng Bí tích Thánh Thể không phải là một đối tượng để chúng ta nhận lấy, chiếm lấy, đón nhận hoặc tham dự.

Và chúng ta đừng bao giờ quên rằng Đấng Phục sinh luôn luôn ở cùng chúng ta, chuyển cầu cho chúng ta với Chúa Cha trong những thời gian đầy băn khoăn lo ngại này.

Lm. Thomas O’Loughlin

** Cha Thomas O’Loughlin là một Linh mục Công giáo thuộc Giáo phận Arundel và Brighton (Anh) và là Tiáo sư Thần học Lịch sử tại Đại học Nottingham.

Minh Tuệ (chuyển ngữ theo La Croix)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết