Còn khoảng 10 ngày nữa, một cuộc gặp lịch sử giữa các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Chính Thống trên toàn thế giới sẽ chính thức khai mạc tại đảo Crete của Hy Lạp. Hơn 350 Giám Mục được dự kiến sẽ tham dự ‘Công Đồng Toàn Chính Thống Giáo’ do Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomew I của Constantinople – vị lãnh đạo tinh thần của Giáo hội Chính Thống – chủ trì.
Các công tác chuẩn bị đã diễn ra trong nhiều thập kỷ, nhưng trong những tháng gần đây nó đã được đẩy mạnh khi Đức Thượng Phụ Bartholomew tìm được sự đồng thuận đối với các văn kiện quan trọng từ 14 Giáo Hội Chính Thống tự trị hay ‘không thuộc quyền Giám mục’ tại địa phương.
Đây quả là một nhiệm vụ khó khăn bởi vì nó đòi hỏi phải có được sự cân bằng khép léo giữa những quyền lợi, sự thỏa hiệp và nhượng bộ. Thậm chí trong mấy ngày qua, 2 vị lãnh đạo Chính thống giáo đã đe dọa sẽ rút khỏi Hội nghị kéo dài 8 ngày này.
Giáo sư George Demacopoulos là đồng quản lý của Trung tâm nghiên cứu Kitô giáo và Chính thống tại Đại học Fordham ở Hoa Kỳ. Giáo sư George đã có cuộc nói chuyện với ông Nicholas Papachristou về tiến trình khó khăn của việc chuẩn bị cho Công đồng này và những phương thế mà Công đồng có thể giúp ích trong việc tăng cường quan hệ với các Kitô hữu khác, trong đó có cả Giáo Hội Công Giáo:
Giáo sư Demakopoulos cho biết vào thời trung cổ đã từng có một vị hoàng đế có thể buộc các nhà lãnh đạo của các Giáo hội Chính thống khác nhau phải đến tham dự Công đồng, thậm chí ngay cả khi các nhà lãnh đạo này có quan hệ chẳng mấy tốt đẹp với nhau.
Nhưng nếu không có bất kỳ “cơ chế giám sát bên ngoài” nào nhằm buộc các nhà lãnh đạo tôn giáo hiện nay phải tham dự Công Đồng này, Đức Thượng phụ Đại kết đã phải “thực hiện hàng loạt các nhượng bộ” để có được sự đồng thuận và ủng hộ Ngài trong việc triệu tập Công Đồng.
Giáo sư Demakopoulos giải thích điều này có nghĩa là trong thực tế: thứ nhất, không có bất cứ chuyện gì sẽ xảy ra tại Công đồng mà không có sự đồng thuận của tất cả 14 Giáo Hội tự trị khác. Thứ hai, Ngài nói để tránh bất kỳ các Giáo hội nào phản đối một trong những văn kiện quan trọng đó, họ đã trở nên “khá lãnh đạm” để đảm bảo sự có được sự đồng thuận. Mặc dù không có tiền lệ lịch sử đối với loại mô hình này – Ngài nói – có thể đây là một phương thế tích cực đối với cách làm việc của các Giáo Hội Chính Thống Giáo trong thế giới hậu hoàng đế.
Mối quan hệ với các Kitô hữu khác
Khi được hỏi về các văn kiện liên quan đến các mối quan hệ với các Giáo Hội Kitô giáo khác, Giáo sư Demakopoulos nói rằng “trước khi Giáo Hội Chính Thống có thể thúc đẩy những mối quan hệ sâu sắc với các Kitô hữu khác, cần phải có sự đồng thuận lớn hơn nữa của 14 Giáo Hội tự trị khác”.
Giáo sư cho biết các nhóm ở Hy Lạp và những nơi khác rất sợ sự hợp nhất lớn hơn bởi vì “họ muốn bám giữ những điểm cá biệt của họ” và không muốn trở thành Giáo Hội Công giáo La Mã, và điều này “đã đi ngược lại với truyền thống vốn có” của Chính Thống Giáo.
Mặc dù đây chỉ là những nhóm nhỏ – Giáo sư cho biết – họ lên tiếng phản đối vì họ rất sợ sự đồng thuận cao hơn so với những giá trị của phong trào đại kết đem lại.
Tuy nhiên, Giáo sư lưu ý rằng “một trong những phát biểu sâu sắc nhất” trong tất cả 6 văn kiện được thảo luận tại Công đồng là một câu nói phản ánh cách chân thực về mối quan hệ với các Kitô hữu khác, đó là “chủ trương phá rối chống lại tinh thần đại kết bị lên án “.
Minh Tuệ