Chủ tịch Ủy ban các Hội đồng Giám mục Liên minh châu Âu khẳng định cam kết của Giáo hội Công giáo ở châu Âu trong việc ủng hộ Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề Di cư.
Các giám mục châu Âu đã bày tỏ sự ủng hộ của Giáo hội Công giáo đối với Hiệp ước Toàn cầu về vấn đề Di cư của LHQ dự kiến sẽ được các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thông qua vào tuần tới.
“Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc về vấn đề di cư an toàn, trật tự và thường xuyên” là công cụ quốc tế đầu tiên phác thảo những phương pháp tốt nhất nhất để quản lý vấn đề di cư trên toàn thế giới. Một hội nghị sẽ được tổ chức tại Marrakech, Ma-rốc, vào ngày 10 và 11 tháng 12 sẽ chứng kiến việc các Quốc gia thành viên LHQ tán thành tài liệu, mặc dù danh sách những quốc gia ly khai đang gia tăng.
Tài liệu, trong đó liệt kê 23 mục tiêu và hướng tới sự phối hợp tốt hơn giữa các quốc gia, trình bày vấn đề di cư dưới ánh sáng tích cực và đồng thời đề xuất để cải thiện quyền của những người di cư và nhiệm vụ của các quốc gia sở tại trong khi chống lại việc di cư bất hợp pháp.
Trong một tuyên bố được công bố hôm thứ Hai, Đức Tổng Giám mục Jean-Claude Hollerich, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Liên minh châu Âu (COMECE), đã tái khẳng định Giáo hội Công giáo trong trách nhiệm chung của châu Âu đối với những người di cư và những người tị nạn trong các xã hội của chúng ta.
Thừa nhận và tôn trọng phẩm giá và nhân quyền của tất cả những người di cư
Đức TGM Hollerich đã nhắc lại lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô để “chào đón, bảo vệ, khuyến khích và hội nhập” những người nhập cư và tị nạn và đồng thời Ngài cũng nhấn mạnh thực tế rằng “họ không chỉ là những con số hay xu hướng, mà là những con người với từng diện mạo, tên tuổi và những câu chuyện cá nhân (…) và xứng đáng để được đối xử xứng hợp với nhân phẩm vốn có của họ và quyền căn bản của họ”.
Đức TGM Hollerich nhấn mạnh rằng các nguyên tắc về tính trung tâm của con người và về công ích chung “phải điều khiển các chính sách nội bộ và bên ngoài của Liên minh Châu Âu và các nước thành viên, cũng trong các vấn đề di trú” và Đức TGM Hollerich cũng đã khuyến khích các cơ quan chính trị quốc gia, theo lời của ĐTC Phanxicô, phải chịu trách nhiệm về mặt quản lý toàn cầu đối với việc di cư quốc tế trong các giá trị về công lý, liên đới và bác ái”.
Trách nhiệm chung
Hướng tới lễ ký kết vào tuần tới, Đức TGM Hollerich đã mô tả Hiệp ước này là “thành quả của một cuộc đàm phán lớn”.
“Nó thừa nhận trách nhiệm chung của các cơ quan và chính quyền ở các quốc gia xuất phát, các quốc gia quá cảnh và các quốc gia đích đến để bố trí và điều chỉnh việc di cư vì lợi ích của tất cả mọi người và các cộng đồng liên quan”, Đức TGM Hollerich nói.
Đức Tổng Giám mục Hollerich cũng nhấn mạnh mục tiêu của nó trong việc đem lại “vấn đề an ninh và bảo vệ cho những người nhập cư cũng như các xã hội tiếp nhận bằng cách thúc đẩy các con đường di trú hợp pháp, do đó, ngăn chặn nạn buôn người, các chuyến hành trình chết người, việc chia cắt gia đình và bạo lực”.
Đức Tổng Giám mục Hollerich kết luận bằng cách khuyến khích các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu làm cho Hiệp ước Toàn cầu này trở thành một thành tựu cho công ích chung của một nhân loại được chia sẻ.
Minh Tuệ chuyển ngữ