Chuyến viếng thăm sắp tới của ĐTC Phanxicô tới quốc gia Nam Mỹ Colombia vào ngày 6/9 đến 11/9 không hề mang tính chính trị, tuyên bố của một quan chức Vatican cho hay, mà là về việc đổi mới đức tin Công giáo của người dân Colombians để bạo lực có thể được tận diệt ngay tận gốc rễ của nó.
“Nhưng tôi cần phải nói ngay rằng việc xem chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô khi tập trung vào tiến trình hòa bình chính là một sai lầm”, ông Guzmán Carriquiry, Tổng thư ký Ủy ban Giáo Hoàng đặc trách châu Mỹ Latinh, cho biết.
Ông Carriquiry đã phát biểu với các nhà báo hôm thứ Sáu rằng Giáo hội tại Colombia “phải đối diện với một thách thức to lớn để trở thành điểm tham khảo cơ bản không chỉ đối với cuộc cách mạng Kitô giáo của người dân Colombia, mà còn đối với sự tái sinh của Colombia, đối với việc phục hồi tinh thần và sự hòa hợp của đất nước này”.
“ĐTC Phanxicô chắc chắn muốn thực hiện chuyến viếng thăm này để nhắc lại bản tính Kitô giáo của Colombia … rằng Ngài có thể bắt đầu một phong trào đối với việc giải quyết những vấn đề này ngay từ ngọn nguồn của nó”, ông Carriquiry nói.
“Chắc chắn đó chính là điểm cốt lõi”.
Với tư cách là một giáo sư và đồng thời là Tổng thư kí Ủy ban Giáo Hoàng đặc trách châu Mỹ Latinh kể từ tháng 5 năm 2014, ông Carriquiry đã phát biểu với các nhà báo sau một cuộc họp ngắn về lịch trình chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô tới Colombia hôm 1/9 vừa qua.
Chuyến đi của ĐTC Phanxicô, bao gồm các chuyến viếng thăm tới các thành phố Bogotá, Villavicencio, Medellín, và Cartagena, đánh dấu lần thứ ba ĐTC Phanxicô viếng thăm lục địa Nam Mỹ bản xứ của mình kể từ khi trở thành Giáo Hoàng.
Lịch trình chuyến viếng thăm bào gồm việc của hành Thánh lễ tại bốn thành phố, cũng như chủ sự giờ Kinh Truyền Tin vào ngày Chúa nhật như thường lệ bên ngoài nhà thờ kính Thánh Phêrô Claver, nơi Thánh tích của Thánh nhân được chôn cất.
Ngày 8 tháng 9, tại Villavicencio, sẽ có một buổi cầu nguyện cho việc Hòa giải Quốc gia, sau đó sẽ có phần trình bày của những người đã từng là nạn nhân của bạo lực trong cuộc nội chiến kéo dài tại nước này.
Chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô được đưa ra khoảng một năm sau khi hiệp ước hòa bình giữa chính phủ Colombia và nhóm nổi dậy lớn nhất của nước này, Lực lượng vũ trang Cách mạng Colombia (Revolutionary Armed Forces of Colombia, FARC), cuối cùng đã được đưa ra vào tháng 8 năm 2016.
Sau khi bị bác bỏ trong một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 2 tháng 10, một thỏa thuận sửa đổi đã được ký ngày 24 tháng 11 và đã được Quốc hội Colombia thông qua vào ngày 30 tháng 11, lần này là cuộc bỏ phiếu phổ thông.
Từ năm 1964, có tới 260.000 người đã bị giết hại và hàng triệu người bị buộc phải di tản trong cuộc nội chiến.
Năm ngoái, ĐTC Phanxicô đã ca ngợi hiệp ước này, đồng thời lên tiếng ủng hộ hiệp ước “vì mục tiêu đạt được hòa bình và hòa giải cho toàn thể mọi người dân Colombia, dưới ánh sáng nhân quyền và các giá trị Kitô giáo, vốn là trọng tâm của nền văn hoá Mỹ La Tinh”.
Mặc dù vậy, quyết định đối với “chuyến Tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô được hiểu như một chuyến viếng thăm mục vụ”, Đức TGM José Octavio Ruiz Arenas, Thư ký Hội đồng Giáo Hoàng về Cổ võ Tân Phúc Âm Hóa, cho biết.
Đức Tổng Giám Mục Ruiz, coi sóc Tổng Giáo Phận Villavicencio từ năm 2002 đến năm 2007, phát biểu với CNA hôm 1 tháng 9 vừa qua rằng hy vọng chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô sẽ “giúp người dân Colombia tìm kiếm sự hòa giải, hòa bình, vốn đã in sâu vào lòng mọi người dân Colombia”.
Có một “khát khao sâu sắc nơi tâm hồn của mọi người dân Colombi để có được hòa bình. ĐTC Phanxicô chắc chắn sẽ đến để cổ võ cho ước muốn sâu sắc này”, Đức TGM Ruiz cho biết.
Colombia hiện đang đối mặt với nhiều thách thức vào lúc này, ông Carriquiry nói, đặc biệt vì sự hòa giải của một quốc gia, sau hơn 60 năm bạo lực, là hết sức khó khăn.
“ĐTC Phanxicô coi tiến trình hòa bình là một quá trình hết sức nặng nề và gian nan đối với việc hòa giải cho đất nước”, ông Carriquiry nói, và tất cả mọi người dân Colombia đều mong muốn điều này, vâng, họ mong mỏi những cuộc đàm phán, những hiệp định, và trên hết là hòa bình…”
Nhưng điều thiết yếu mà quốc gia cần là một “phong trào lớn về việc phục hồi, tính chất tinh thần và sự hòa giải trong xã hội Colombia”, ông Carriquiry lưu ý.
Giải thích rằng thỏa thuận hòa bình sẽ không giải quyết được tất cả mọi vấn đề mà đất nước hiện đang phải đối mặt, chẳng hạn như văn hoá ma túy và buôn bán ma túy, ông Carriquiry cho biết điều thực sự cần thiết đó chính là một “sự biến đổi lớn”.
Colombia hiện “đầy những mâu thuẫn”, bởi vì nó vẫn là một thành trì của Kitô giáo và đức tin bắt nguồn từ con người. Nhưng đồng thời, nó mang một nền văn hoá bạo lực, tình trạng buôn bán ma túy, tệ nạn tham nhũng, với hàng thập kỷ chiến tranh khiến nhiều người bị buộc phải di tản hoặc trở thành những người tị nạn.
Ông Carriquiry cho biết ông trông đợi ĐTC Phanxicô Thông điệp Phúc Âm đến với mọi người dân Colombia. “Tại sao? Bởi vì Tin Mừng chính là sức mạnh lớn nhất đối với cuộc cách mạng, đối với việc phục hồi đất nước cũng như đối với việc hòa giải của xã hội Colombia. Tôi tin chắc vào phương diện đó của ĐTC Phanxicô”.
“Bởi vì thực sự khi chúng ta giảm nhẹ sự hiện diện của ĐTC Phanxicô xuống chỉ còn như là một nhân vật chính trị thì điều này hoàn toàn sai lầm”.
Minh Tuệ chuyển ngữ