Chuyên gia kinh tế Dòng Tên, về COVID-19: “Chúng ta đang đóng đinh Chúa Kitô một lần nữa bằng chủ nghĩa hậu tự do và sự tàn phá hệ thống y tế công cộng”

Trong đại dịch COVID-19, “chúng ta đang đóng đinh Chúa Kitô một lần nữa bằng chủ nghĩa hậu tự do và sự tàn phá hệ thống y tế công cộng”, một nhà kinh tế Dòng Tên người Pháp đã công khai chỉ trích.

maxresdefault

“Thiên Chúa đang chết trong các bệnh viện của chúng ta”

“Thiên Chúa đang chết trong các bệnh viện của chúng ta. Người chết hôm nay là Thiên Chúa”, Gaël Giraud SJ, chuyên viên nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), đã nói hôm 21 tháng 4 trên tờ El Confidencial của Tây Ban Nha.

“Một điều tương tự cũng xảy ra ở các trại tập trung trong Thế chiến II”, vị  cựu chuyên gia kinh tế của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tiếp tục.

“Elie W Diesel kể câu chuyện về một cậu bé trong trại tập trung bị người Đức giết và một người đàn ông hỏi, ‘Nhưng Chúa ở đâu?’ Và Elie W Diesel trả lời, ‘Chúa sắp chết, Chúa là cậu bé đó’.”

Toàn cầu hóa: vâng, nhưng “phải có đủ khả năng phục hồi để đối mặt với đại dịch”

Giải thích về nguyên nhân của COVID-19, Cha Giraud khẳng định rằng “toàn cầu hóa không chịu trách nhiệm về đại dịch, nhưng có trách nhiệm vì lần đầu tiên một đại dịch toàn cầu đã diễn ra trong ba tháng.”

“Toàn cầu hóa cũng chịu trách nhiệm cho sự mong manh của hệ thống sản xuất,” vị  tu sĩ  Dòng Tên tiếp tục.

Ông cảnh báo rằng “nếu có một công ty Trung Quốc không thể hoạt động vì virus, điều này đã gây ra hậu quả trên toàn thế giới”, và đề xuất rằng nhiệm vụ tái thiết kinh tế và xã hội sau đại dịch phải bao gồm việc xây dựng lại mô hình toàn cầu hóa “với khả năng phục hồi đủ để đối mặt với một đại dịch”.

Thị trường tự do, “một sự thất bại hoàn toàn”

Khi được hỏi rằng việc tái thiết đó có thể trông như thế nào một cách cụ thể, ít nhất là ở châu Âu, Cha Giraud cho biết “Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Pháp đặc biệt đã bị phi công nghiệp hóa trong quá khứ và đây là một trò lừa đảo. Phía ‘nam’ của Châu Âu phải được tái công nghiệp hóa”.

“Chúng ta cần chủ nghĩa bảo hộ thông minh để bắt đầu một cuộc tái thiết công nghiệp ở châu Âu, một cuộc tái thiết sinh thái. Cuộc cách mạng công nghiệp của thế kỷ 19 đã được thực hiện với chủ nghĩa bảo hộ,” tu sĩ Dòng Tên nhớ lại.

Đối với câu hỏi liệu chủ nghĩa bảo hộ có làm trầm trọng thêm chủ nghĩa dân tộc, Cha Giraud trả lời rằng “đó là hai điều khác nhau. Chủ nghĩa bảo hộ đề cập đến dòng chảy của hàng hóa và dịch vụ và đề cập đến dòng vốn, chứ không phải sự trao đổi ý tưởng và con người”.

“Hệ tư tưởng về thị trường tự do là một cái gì đó mà chúng ta phải suy tư về nó bởi vì nó đã được chứng minh là hoàn toàn thất bại,” ông nói thêm.

“Không phải là các ngân hàng phải được ưu tiên, mà là các hộ gia đình và doanh nghiệp”

Vị  tu sĩ  Dòng Tên nhấn mạnh rằng, “các kế hoạch giải cứu khác nhau của Ủy ban châu Âu và Ngân hàng trung ương châu Âu là quá yếu hoặc được dành cho các ngân hàng.”

“Tuy nhiên, ngày nay, không phải các ngân hàng phải được ưu tiên, mà là các hộ gia đình và doanh nghiệp,” ông nói.

“Nếu EU không thể thể hiện một chút đoàn kết trong thảm kịch này với việc phát hành ‘coronabonds’ hoặc bơm thanh khoản tiền tệ trực tiếp bởi ECB trong nền kinh tế thực, chứ không phải dưới hình thức nợ… thì Liên minh châu Âu là vì ai?”, Giraud hỏi.

“Lý do hệ thống y tế ở Ý, Tây Ban Nha hoặc Pháp rất yếu là do sự thắt lưng buộc bụng về tài chính mà chúng ta đã thực hiện một cách dại dột kể từ năm 2008”, năm bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ông tố cáo.

Hoặc là “chủ nghĩa bảo h thông minh” hoặc là “một cuộc khủng hoảng kinh tế khủng khiếp cho cả châu Âu trong mười năm tới”

Quay trở lại câu hỏi về chủ nghĩa bảo hộ ở châu Âu, Giraud đã đề xuất “một mức thuế carbon để chống bán phá giá từ các quốc gia không tôn trọng Thỏa thuận Paris 2015” về giảm thiểu khí thải nhà kính, cùng với “thuế chống bán phá giá xã hội, thuế chống lại các sản phẩm đến từ nạn phá rừng và phá hủy đa dạng sinh học”.

“Đây là chủ nghĩa bảo hộ thông minh”, nhà kinh tế giải thích, khi cảnh báo rằng, “hoặc chúng ta thực hiện chủ nghĩa bảo hộ thông minh hoặc giải pháp thay thế là một sự suy thoái kinh tế khủng khiếp đối với toàn bộ châu Âu trong mười năm tới”.

“Chúng ta cần một kế hoạch Marshall để xây dựng lại một nền kinh tế xanh châu Âu. Rằng đó là cách duy nhất để lấy lại chủ quyền kinh tế, trở nên kiên cường hơn trước những cú sốc sinh thái trong tương lai, tạo công ăn việc làm và tiến tới một xã hội châu Âu nhân đạo hơn.”

“Chủ nghĩa hậu tự do sẽ kết thúc trong chế độ độc tài”

Cha Giraud đã tố cáo rằng tư nhân hóa là chương trình nghị sự của chủ nghĩa hậu tự do đương đại, mà một số người gọi nhầm là ‘chủ nghĩa tân tự do’, mặc dù nó đã bị phá vỡ với chủ nghĩa tự do cổ điển.

“Chủ nghĩa hậu tự do tìm cách tuân theo logic của tài sản tư nhân”, ông giải thích, và cảnh báo rằng “chủ nghĩa hậu tự do đương đại sẽ kết thúc trong một chế độ độc tài vì nó không phù hợp với luật pháp và dân chủ”.

“Để duy trì một xã hội, không cần thiết phải kéo dài thời gian làm việc, phá hủy luật lao động, khiến hàng triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp và phá hủy hành tinh”, Giraud tiếp tục.

“Chúng ta phải phân phối lại của cải theo cách bình đẳng hơn và chuyển sang ngành nông học, một ngành công nghiệp xanh [và] nền kinh tế tuần hoàn.

“Các nhà nghiên cứu về khí hậu nói rất rõ ràng: nếu chúng ta không thể ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, Tây Ban Nha sẽ không thể ở được trước khi kết thúc thế kỷ, cũng như Ý và một phần của Pháp”, nhà kinh tế học Dòng Tên đã cảnh báo.

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã bước vào khoảng trống lãnh đạo thế giới

Một điểm cuối cùng mà Giraud đề cập là khoảng trống của sự lãnh đạo chính trị trên trường quốc tế vào thời COVID-19, vì sự bất tài của Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump, “là quốc gia đã mất hoàn toàn sự lãnh đạo quốc tế với đại dịch này”, “sự lừa dối không thể tin được” của Anh Quốc và cũng vậy, “sự thiếu đoàn kết của EU”.

Trong bối cảnh khoảng trống lãnh đạo này, Đức Giáo hoàng Phanxicô là nguyên thủ quốc gia duy nhất có tầm nhìn chính trị chống lại đại dịch, Giraud khẳng định.

Đức Phanxicô “đã thiết lập sự cách ly ở Vatican rất nhanh và có tầm nhìn về tình lien đới với những người nghèo nhất”, nhà  kinh tế  học Dòng Tên tiếp tục.

Ở Mỹ, người ta đặt những người vô gia cư bị nhiễm bệnh xuống nền đất của một bãi đậu xe vì họ không muốn cho những người ấy một phòng ở khách sạn; thật chẳng đứng đắn gì cả“, Cha Giraud than phiền, nhắc nhớ rằng trong Thánh lễ của mình tại Casa Santa Marta ngày 2 tháng 4, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã tố cáo thực tế đau lòng đó.

Hoàng Tâm

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết