“Chúng tôi cảm thấy gần gũi với ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hơn là Lễ Phục Sinh”

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 24-03-2016 | 12:05:07

Tuần Thánh đã bắt đầu tại Giêrusalem bằng cuộc  rước lá lớn hôm Chúa Nhật 20/3 – nhưng tình hình chính trị đã để lại những ảnh hưởng nhất định.

GierusalemGiêrusalem tràn ngập các Kitô hữu hôm Chúa nhật vừa qua. Hàng ngàn người dân địa phương và du khách từ khắp nơi trên thế giới, trên tay cầm những cành lá cọ và ô liu, vừa đi vừa ca hát và cầu nguyện qua núi Cây Dầu tiến đến thành phố cổ Giêrusalem để nhận phép lành từ Đức Thượng Phụ Latinh. Chính điều này đã gây nhiều phiền toái cho tài xế; cảnh sát Israel đã phong tỏa các đường phố để đoàn rước có thể đi qua mà không bị cản trở. Sau cuộc rước lá vào Chúa Nhật, sẽ tiếp tục nhiều nghi thức được tổ chức cho các tín hữu Kitô giáo khu vực trong thành phố cổ. Ngay cả xe điện cũng phải tạm thời ngừng hoạt động khi các đoàn hướng đạo Kitô giáo diễu hành với kèn túi đi qua.

Với những cuộc rước như vậy. những người Kitô hữu Palestine – vốn mới chỉ là một thiểu số trong lãnh thổ Israel và Palestine – không chỉ có ý kỷ niệm việc Chúa Giêsu vào thành thánh Giêrusalem, nhưng còn muốn cho người Do Thái và Hồi Giáo thấy rằng: Chúng tôi cũng vẫn còn hiện diện ở đây – mặc dù chúng tôi chỉ chiếm hai phần trăm dân số ở Israel và thậm chí ít hơn ở Palestine.

Tuy nhiên, năm nay niềm vui đã giảm bớt. Làn sóng bạo lực làm rung chuyển vùng Đất Thánh kể từ mùa thu đến nay, đã để lại những ảnh hưởng thấy rõ. Vì càng ngày càng có ít khách hành hương nước ngoài đi du lịch đến Đất Thánh. Với tình hình hiện nay, cuộc rước hôm nay nhỏ hơn nhiều so với mọi năm. Trong một cuộc phỏng vấn với CAN (Aid to the Church in Need), một đại diện cảnh sát Israel ước tính rằng cuộc rước năm ngoái có tới 30.000 người tham gia, có lẽ năm nay con số chỉ bằng một nửa năm ngoái. Tuy nhiên, một điều quan trọng nhất, các Kitô hữu từ Bờ Tây năm nay dường như đi đâu cả.

“Năm ngoái chúng tôi đến từ Bethlehem bằng 7 chuyến xe buýt. Năm nay chỉ có 3 chuyến”, Johnny, một người Công giáo đến từ nơi nơi chôn nhau cắt rốn của Chúa Kitô, cho biết.

Ông nói rằng trái với những năm trước, không có một Kitô hữu nào đến từ các thành phố Bờ Tây như Nablus và Jenin. Ông giải thích nguyên nhân là vì các nhà chức trách Israel đã chậm trễ trong việc cấp giấy phép nhập cảnh vào Giêrusalem. “Chúng tôi chỉ phát hiện ra hôm thứ Sáu, mặc dù Chúa Nhật chúng tôi phải lên đường. Đối với nhiều người, thông báo này là quá gấp”, ông nói với các thiện nguyện viên. Tuy nhiên, ông Johnny nói rằng đây không phải là lý do thực sự. “Người ta sợ đến Giêrusalem. Họ sợ rằng sẽ có chuyện gì đó không hay có thể xảy ra với họ. Chúng tôi liên tục nghe về chuyện người Palestine bị bắn chết ở đây”. Trong thực tế, kể từ mùa thu tới nay, hơn 180 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh Israel tại Đất Thánh. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ đã bị giết bởi vì họ tấn công người Israel trước, bao gồm cả dân thường. Các cuộc tấn công được thực hiện bằng dao, kéo hoặc súng. Hơn 30 người Do Thái đã bị giết theo cách này. Những người Israel đã nói về các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố khi đề cập đến những người đã chết và nhấn mạnh vào quyền tự vệ của họ.

Hầu hết người Palestine cho biết những nạn nhân thiệt mạng là do tự vệ để chống lại các cuộc tấn công của người Israel mà không bị kết án. Đó là những quan điểm không thể hòa giải. Và như vậy, hận thù và ngờ vực càng ngày càng gia tăng đối với cả 2 bên.

“Giáo hội phản đối bất kỳ hình thức bạo lực nào, dù là từ phía người Palestine hay từ cảnh sát srael. Thực tế là họ đang mặc đồng phục, nhưng điều đó không biện minh cho tất cả mọi thứ họ đã làm. Mọi thứ đều phải công bằng. Không đơn thuần là chỉ nói: đừng có bạo lực xảy ra nữa. Hễ có sự bất công thì sẽ không có hòa bình”, Cha Jamal Khader, Giám đốc Chủng viện của Tòa Thượng Phụ Latinh ở Beit Jala, một thị trấn lân cận Bethlehem, cho biết. Trong một cuộc phỏng vấn với ACN, ngài nói rằng mình không ngạc nhiên khi nghe về sự sụt giảm số lượng du khách đến rước Chúa Nhật Lễ Lá năm nay.

“Tôi có thể hiểu rằng các Kitô hữu Palestine cảm thấy không phấn khởi khi đến Giêrusalem, mặc dù chúng tôi có truyền thống mừng lễ Phục sinh ở Giêrusalem”.

Vị linh mục nói rằng tất cả bắt đầu vào cuối những năm 90 với các trạm kiểm soát. “Người dân thường phải chờ đợi trong nhiều giờ. Sau đó, họ phải đến các bức tường và xin giấy phép. Tôi thường hay đến Giêrusalem nhưng bây giờ, tôi tránh đến đó bất cứ khi nào tôi có thể. Tôi không muốn phải đi qua các trạm kiểm soát. Và nhiều người cũng cảm thấy như vậy”. Cha Jamal tin rằng Israel muốn làm nản lòng những người Palestine đến viếng thăm Giêrusalem. “Không phải tất cả mọi người đều được cấp giấy phép nhập cảnh vào các dịp lễ lớn. Đôi khi chỉ có cha mẹ được cấp giấy phép và trẻ em lại không được. Vì vậy, tất cả mọi người ở nhà là điều tất nhiên. Đôi khi tất cả đều được cấp giấy phép, nhưng sau đó lại bị thu hồi vì một số lý do. Điều này không thể chấp nhận được. Giêrusalem phải là một thành phố luôn rộng mở chào đón tất cả mọi tín hữu. Nó là của tất cả mọi người, người Do Thái, người Kitô giáo, người Hồi giáo. Nó không bao giờ có thể là một thành phố độc quyền. Bởi vì nếu thế, thành phố này sẽ không bao giờ được bình yên”.

Cha Khader nói rằng tình hình chính trị cũng ảnh hưởng đến việc các Kitô hữu Palestine ăn mừng Lễ Phục sinh. “Chúng tôi, những người Kitô hữu Palestine thấy gần gũi Thứ Sáu Tuần Thánh hơn Lễ Phục Sinh. Chúng tôi là những người Palestine đồng hình đồng dạng với Đức Kitô đau khổ hơn. Khi chúng ta chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, chúng tôi nhìn thấy sự đau khổ của chúng tôi. Các sách Tin Mừng không chỉ tường thuật câu chuyên của Chúa Giêsu, mà còn là của chính chúng tôi. Tất nhiên điều đó không có nghĩa là chúng tôi không tin vào sự sống lại và không hy vọng vào sự phục sinh”.

Minh Tuệ (theo Zenit.org)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết