Chức năng Từ Mẫu của Thần khí - "Thần khí của Cha và của Con" (tiếp theo)

Cha thánh hóa: nhân danh Đức Kitô, vị Trung gian ơn cứu độ trong Thần khí. như trong môi trường sống.

Kinh thánh không gợi gì đến hình thức nữ tính hay mẫu tính của Thần khí:

  • Kinh thánh nói về Cha, về Con.
  • Còn về Thần khí,TT Trong Cha va Con
  • Kinh thánh không vận dụng những hình ảnh từ các dị biệt giới tính và từ các quan hệ gịa đình.
  • Tiếng Hipri dùng chữ ’ruah’ để chỉ Thần khí, nó là một danh từ giống cái, nhưng nghĩa ‘hơi khi, hơi thở’ lại cho thấy nó phi bản vị
  • Thần khí còn được gọi nhiều chỗ là ‘sức mạnh’, nhưng sức mạnh cũng không gợi gì về nữ tính, mẫu tính. Tân ước cũng không biết những sự diễn tả về nữ tính, mẫu tính.

Thế nhưng các hoạt động của Thần khí trong Thiên Chúa và trong lịch sử có gợi đến vai trò người mẹ:

Trước hết các hoạt động của Ngài trong lịch sử, đối với kẻ tin, chứng tỏ vai trò người mẹ của Ngài:

Lý thứ nhất: các tín hữu Đức Kitô là con cái Thiên Chúa nhờ hiệp thông với Chúa Con, mà cả sự hiêp thông, cả chức Con Thiên Chúa đều được thực hiện trong Thần khí. Thiên Chúa thì sinh hạ tạ và tuy Người vượt hẳn các thực tại nam nữ nơi loài người, Người là Cha ta. Con cái được Cha sinh hạ lớn lên và sống như con thảo ‘trong’ Thần khí. Vậy Thần khí giống cung lòng một người mẹ: con cái Thiên Chúa sinh ra và sống trong Thần khí, cũng như trong cung lòng một người mẹ.

Lý thứ hai: trong ngôn ngữ bí tích mà Thiên Chúa tạo ra, có hai hình ảnh biểu tượng Thần khí, trong Ngài Thiên Chúa sinh hạ: đó là Hội Thánh và nước rửa tội, cả hai đều là hình ảnh từ mẫu, đều có mẫu tính

  • Hội Thánh là thành Sion được loan báo, là me các dân tộc:
    • Yêrusalem là mẹ ta (Ca 4, 26)
    • Người nữ đội mười hai sao sáng (Kh 12, 17)
    • Con cái Thiên Chúa được sinh ra do Hội Thánh và Thần khí, do một chức năng từ mầu duy nhất.
    • Các tín hữu thời đầu thậm chí coi giếng rửa tội là cung lòng từ mầu của Hội Thánh
  • Phép Thánh Tẩy:
    • Là sự tắm gội tái sinh bởi Thánh Thần (Tt 3, 5)
    • Nó cho ta được sinh bởi nước và Thần khí
    • Mà lương tri con người vẫn có một ý niệm ẩn tàng là coi nước như một biếu tượng từ mẫu:
      • Sự sống nẩy mầm trong nước, trong dung môi của tử cung.
      • Kitô giáo đã nâng nước lên thành biểu tượng Thần khí.
    • Trong cuộc sinh hạ Thánh Tẩy, mỗi Ngôi có vai trò riêng (1 C 6, 11): Cha thánh hóa: nhân danh Đức Kitô, vị Trung gian ơn cứu độ trong Thần khí. như trong môi trường sống.
    • Cuộc sinh hạ này kéo dài thường xuyên: cả Chúa Con lẫn đoàn con cái, do ân sủng, không hề ra khỏi giây phút Cha sinh hạ trong Thần khí. Cuộc sinh hạ này trường kỳ bằng việc Thần khí giáo dục, dạy dỗ
      • Giáo dục suốt cuộc sống trần gian là một sinh hạ trường kỳ và việc này thuộc trách nhiệm Thần khí.
      • Thần khí nuôi họ bằng ‘sữa thần thiêng’.
      • Thần khí dạy họ:
        • Biết Cha (Ga 4, 6).
        • Nhìn nhận người Anh mình là Đức Chúa (1 C 12, 3).
        • Yêu anh em (Ga 5, 22).
        • Cầu nguyện (Rm 8, 15. 26).
        • Phân biệt tốt xấu (Ph 1,9)
      • Trong Phép Rửa, Thần khí thanh tầy họ sạch khỏi tội lỗi và cho sự bình an ngự trị trong họ. Thế mà có nhiệm vụ nào có tính từ mẫu hơn nhiệm vụ ủi an (Ys 66, 13).

Lý thứ ba: khi Đức Giêsu sinh thì, môn đồ thừa kế hai ân huệ có liên đới với nhau, là Thần khí và Đức Maria. Thế mà Đức Maria là hình ảnh Hội Thánh từ mẫu, vậy Thần khí cũng có tính cách từ mẫu.

Ta vừa xem vai trò từ mẫu của Thần khí qua hoạt động của Ngài nơi kẻ tin. Dĩ nhiên, trước khi là ‘Mẹ’ nơi kẻ tin, Thần khí đã là mẹ cách sung mãn nơi Đức Giêsu:

* Đức Maria đã là mẹ sung mãn nơi Đức Giêsu trước tiên, khi Thần khí lấy vinh quang Ngài bao phủ Mẹ, không phải để Thần khí là Thần linh yêu đương một phụ nữ như trong các truyện thần bí Hy Lạp, vì Thần khí không thế vai người Cha, mà để đưa Maria lên chức năng mẹ Thiên Chúa, giữ chức năng của Thần khí, tháp nhập vào chức năng chuyên biệt của Thần khí.

(Sau Đức Giêsu, ta cũng được Thiên Chúa nhìn nhận là Con khi ta được Thiên Chúa bay là là ở trên, được đám mây vinh quang bao phù (Mc 1, 10 9, 7). Các đoạn này được Tin mừng người Hibá giải thích là sự hiện diện từ mẫu của Thần khí).

* Thần khí cũng giáo dục là sinh hạ Đức Giêsu cách trường kỳ: Thần khí lãnh nhận nhiệm vụ giáo dục Con một cách đặc biệt hơn mọi con cái khác của Thiên Chúa.

  • Ngài dẫn đưa Đức Giêsu suốt đời trần gian cho đến ngày viên toàn cuộc sống làm Con. Trong Thần khí, nhờ Thần khí.
  • Đức Giêsu biết Thiên Chúa là Cha mình.
  • Nhìn ra và vâng theo ý Cha.
  • Vươn lên Cha không ngừng qua lời cầu nguyện, hướng dần tới cuôc gặp gỡ trọn vẹn trong cái chết ‘hiến dâng trong Thần khí hằng hữu’.

* Thần khí và sự sinh hạ Đức Giêsu trong cuộc Phục sinh:

  • Cuộc Phục sinh là giờ sinh hạ kỳ diệu nhất, là nơi chân lý làm Con của Đức Giêsu biểu lộ toàn vẹn.
  • Chính trong Thần khí mà Cha Phục sinh hay sinh hạ Đấng Kitô của Người: Thần khí quả là tử cung Thần linh trong đó Cha cưu mang “Con chí ái Người” ( Co 1, 13)
  • Mọi đứa con lìa bỏ cung lòng mẹ, còn Đức Giêsu lại sống viên mãn Mầu nhiệm con thảo, khi Thần khí phủ trùm Ngài luôn mãi trong quyền năng và vinh quang để biến Ngài thành Đức Kitô Thần khí.

Xem vai trò từ mẫu của Thần khí nơi Đức Giêsu, ta suy ra vai trò từ mẫu của Ngài trong Ba Ngôi.

(Đừng quên ở trên đã nói: các hoạt động của Thần khí trong Thiên Chúa và trong lịch sử. Ta vừa xét mục “trong lịch sử”, nghĩa là nơi kẻ tin và nơi Đức Giêsu).

* Đức Giêsu là hiện thân hữu hình của mầu nhiệm vĩnh hằng (Co 1, 15) là cửa mở vào mọi hiểu biết về Thiên Chúa. Vậy:

  • Nếu Đức Giêsu đã được sinh ra làm con Thiên Chúa và được phục sinh làm con Thiên Chúa trong Thần khí, thì ta có thể rút kết luận: Trong mầu nhiệm vĩnh hằng, lời cũng được sinh bởi cha trong Thần khí và không bao giờ rời cung lòng Đấng cưu mang Ngài.
  • Và sở dĩ Thần khí có vai trò từ mẫu nơi Đức Kitô và nơi kẻ tin, đó là vì trước tiên trong chính Thiên Chúa, Ngài đã là cung lòng sâu nhiệm, yêu thương, phong nhiêu, trong đó mọi việc (mà việc số một là cưu mang vĩnh hằng) được hoàn tất.

* Tuy Thần khí có vai trò từ mẫu trong Thiên Chúa, nhưng điều đó chưa rõ trong kinh thánh:

  • Vì ở Cựu ước, Thiên Chúa Ba Ngôi chưa bộc lô mầu nhiệm của mình (ta chỉ thấy có nói đến Đức Yavê Thiên Chúa, Đức Chúa và Thần khí của Thiên Chúa)
  • Đến Tân ước, mầu nhiệm Ba Ngôi được tỏ bày nơi Đức Kitô, một ngôn ngữ mới được sáng tạo, Thiên Chúa được coi là “Cha” và “Con”, còn danh xưng Thần khí vẫn giữ nguyên, một danh xưng chưa rõ là có tính chủ vị.
  • Để trám chỗ khuyết này, cần thêm giới từ “trong” Thần khí để gợi chức năng làm mẹ và bản chất chủ vị, ngôi vị của Thần khí.

* Nhưng đồng thời, dựa vào Kinh thánh, có thể suy ra Thần khí có vai trò từ mẫu:

  • Kinh thánh nói Thiên Chúa tác tạo con người theo hình ảnh Người. Người không có giống đực, giống cái, nhưng theo câu kinh thánh này, Thiên Chúa một cách nào đó giống con người, có nam có nữ.
  • Những gì phong phú của người nam theo nam tính và của người nữ, Thiên Chúa đều sờ hữu mở một mức độ vượt bậc, siêu việt.
  • Và không ngôi nào sở hữu độc quyền, tất cả là của chung, tất cả là mãnh lực vô biên, là sự sống tươi mát, là tình luyến ái siêu việt toàn thiện.
  • Cha sinh Con trong tình yêu, Con được sinh trong tình yêu, Thần khí là hiện thân của tình yêu ấy, trong đó Cha sinh hạ: Hình ảnh từ mấu là nét đặc trưng của Thẩn khí. Chính trong nhiệm vụ này mà Ngôi vị Ngài được cấu tạo.
  • Đúng ra, ta phải nói:
    • Thiên Chúa là cha và là me cho ta: (Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói “Thiên Chúa là Cha, và còn hơn thế, Người là Mẹ” ngày 10/09/1978 DC 1749) bởi vì Thầri khí hiền mẫu ở cả trong Cha và Con. Thiên Chúa còn trở nên anh em với loài người trong lời nhập thể của người.
    • Nhưng ta cũng có thể xác định:
      • Chức Cha nên được dành riêng cho Cha.
      • Địa vị anh em thì dành cho vị Con nhập thể.

Còn Thần khí là cung lòng để Thiên Chúa nên phong nhiêu như người mẹ, để Người sinh hạ Chúa Con và các anh em của Chúa Con.

Tính từ mầu trong Hội Thánh.

Hội Thánh sống bởi Đức Kitô và Thần khí. Hôi Thánh cần để Đức Kitô đóng vai trò Đức Chúa của mình và để Thần khí chu toàn nhiêm vụ từ mẫu trong Hội Thánh.

Lãnh đạo một cách từ mẫu, khiêm cung với lòng mến.

  • Trong Hội Thánh, những ai có trách nhiệm thi hành sứ vụ lãnh đạo, thông dự quyền nguyên thủ của Đức Kitô không được quên rằng Đức Kitô là Đức Chúa chỉ trong quyền năng Thần khí, môt quyền năng từ mẫu.
  • Khi còn phải xử dụng, một số hình thức quản trị giống quyền bính trần gian (vì ơn cứu chuộc trong Hội Thánh chưa hoàn tất) Hội Thánh phải tham chiếu quyền năng đầy khiêm cung và có tính từ mẫu của Thần khí.
    • Có vậy mới tránh được cám dỗ rập theo quyền bính của các lãnh chúa trần gian (1C 2, 8)
    • Có vậy mới giống Đức Kitô thủ lãnh của Hôi Thánh đã chết cho chính mình và chết trong quyền năng khiêm hèn và yêu thường của Thần khí.
    • Trong Hội Thánh, chỉ có quyền năng Thần khí tính, nghĩa là được thi hành trong lòng mến của Thần khí.
    • Xử dụng sứ vụ mà quên đi khía cạnh từ mẫu của Hội Thánh là phạm tội chống lại Thần khí và chống lại Đức Kitô chúa tế.

Vấn đề phân chia sứ vụ cho nam và nữ.

Trong Hôi Thánh duy nhất hình thành từ hai nguyên lý là Đức Kitô và Thần khí, nên để nam và nữ thi hành sứ vụ một cách không phân biệt hay nện phân bổ theo giới?

* Nam gần Đức Kitô, nữ gần Thần khí hơn: Tuy bình đẳng trong tước vị con cái Thiên Chúa (Ga 3, 26-28) nhưng kẻ tin vẫn là nam hoặc là nữ, và tượng trưng mà nói, nam gần gũi với Đức Kitô là Đầu, nữ với chức năng làm mẹ, gần gũi với Thánh Thần hơn.

* Nữ là biếu tượng ưu việt của quyền năng Thần khí:

  • Sứ vụ lãnh đạo được đặt vào tay nam giới không rõ do đâu: Do ý muốn của Đức Kitô? Do bản chất sự việc? do các tất yếu lịch sử?
  • Dù sao, ta phải nhận rằng quyền bính đích thực trong Hội Thánh có đặc tính Thần khí, hơn nữa là chính quyền năng Thần khí (mà chức năng của Thần khí là yêu thương, ban sự sống từ bên trong, trong khi vẫn kín ẩn).
  • Sẽ có ngày hết các sứ vụ lãnh đạo, chỉ còn lại lòng mến của Thần khí, lòng mến đã từng cưu mang và làm phong nhiêu các sứ vụ.
  • Nói về quyền của Thần khí, nữ giời trong chức năng làm mẹ chắc hẳn là biếu tượng ưu việt nhất.

* Ba vinh dự cho nữ giới: Nữ giới có quyền và niềm hạnh phúc thấy mình:

  • Quan hệ đặc trưng và thân tình với Thần khi, Đấng là khởi đầu và chung cuộc tận trong mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng làm sống dậy mọi sự, Đấng là vinh quang Thiên Chúa.
  • Quan hệ cũng như vậy với Hội Thánh là mẹ, trong đó trần gian được thánh hóa.
  • Quan hệ với Đức Maria, nơi Thần khí tỏ lộ như trong tượng thờ của Ngài, nơi chức làm mẹ phổ quát của Hội Thánh được biểu thị.

* Vậy khi tìm chỗ đứng cho nữ giới trong các sứ vụ của Hôi Thánh, nên ý tứ đừng làm tổn thương quan hê ưu việt của họ với quyền bính đích thực, quyền của Thần khí: Ngài là sự khiêm tốn của Thiên Chúa và đông thời là vinh quang cửa Thiên Chúa.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

(Còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết