Chúa Nhật Biển thu hút sự chú ý đối với chế độ nô lệ hiện đại trên các đại dương

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 08-07-2018 | 08:52:03

LEICESTER, Vương quốc Anh – Bị cô lập, bị bỏ rơi và trở thành nạn nhân của nạn buôn người: Đây chính là một số vấn đề hiện đang xảy ra với khoảng 1,5 triệu thuyền viên và ngư dân trên toàn thế giới, những người chịu trách nhiệm đối với 90% thương mại toàn cầu và cung cấp hơn 110 tấn hải sản cho các bàn ăn trên thế giới.

container-ship-690x450“Các thuyền viên và ngư dân là những người dễ bị tổn thương nhất. Cuộc sống của họ hầu như là vô định, và do đó họ có thể dễ dàng trở thành con mồi đối với những người sẽ chọn việc bóc lột hoặc lạm dụng họ”, Martin Foley, giám đốc quốc gia của Phong trào Tông Đồ Biển Anh Quốc, cho biết.

Được thành lập vào năm 1920 tại Glasgow, Phong trào Tông Đồ Biển cung cấp dịch vụ chăm sóc thực tế và mục vụ cho tất cả các thuyền viên ở hàng trăm cảng biển trên khắp thế giới.

Ước tính khoảng một phần ba con số các thuyền viên đều là người Công giáo, nhiều người đến từ Philippines và các khu vực Công giáo của Ấn Độ.

Hàng năm, Giáo hội cử hành Chúa nhật biển nhằm thu hút sự chú ý đến hoàn cảnh của những người làm việc trên các đại dương của thế giới. Năm nay, sự kiện này được tổ chức vào ngày 8 tháng 7.

Năm nay, Phong trào Tông Đồ Biển đang hợp tác với ‘Santa Marta Group’ do Vatican tài trợ để thử nghiệm và chống lại nạn buôn bán người và chế độ nô lệ hiện đại trong ngành hàng hải.

‘Santa Marta Group’ là liên minh toàn cầu bao gồm các giám đốc cảnh sát quốc tế, các giám mục và các cộng đồng tôn giáo làm việc để phối hợp tốt hơn tất cả những nỗ lực của họ nhằm giúp đỡ các nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại.

Nó được đặt tên cho khu vực nhà khách tại Vatican vốn phục vụ như là nơi cư trú của Giáo Hoàng, và ĐTC Phanxicô đã tổ chức cuộc họp đầu tiên với hiệp hội này, Ngài đã cổ võ các hoạt động của hiệp hội và chúc lành cho họ.

Tuần trước, Đức Hồng y Vincent Nichols Địa phận Westminster –đồng thời là chủ tịch của Santa Marta Group – đã tham dự một sự kiện trên tàu HQS Wellington tại bến cảng Tilbury của London nhằm thu hút sự chú ý đối với vấn đề này.

Đức Hồng y Nichols cho biết có những trường hợp các thuyền viên và ngư dân bị cầm tù trên các con tàu của họ, không được trả lương và bị giam cầm cưỡng bức theo kiểu nô lệ hiện đại.

Đức Hồng y Nichols cũng đã nhắc lại chuyến viếng thăm đầu tiên của mình đến bến cảng Tilbury vào năm 2015.

“Tôi đã lên tàu và cảm nhận được những khu vực hạn chế, mà trong đó các thuyền viên sinh sống, với một lượng lớn các thiết bị hạng nặng và các loại trang thiết bị máy móc khác”, Đức Hồng y Nichols cho biết.

Santa Marta Group và Phong trào Tông Đồ Biển hiện đang tổ chức một loạt các buổi hội thảo tại các cảng biển trên khắp thế giới để đào tạo các vị tuyên úy, các tình nguyện viên, các quan chức và cảnh sát tại các cảng biển về vấn đề của nạn buôn người và chế độ nô lệ hiện đại trên các đại dương.

Hội thảo đầu tiên đã diễn ra vào đầu năm nay tại Tilbury, và hội thảo thứ hai đã diễn ra tại Santos, Brazil.

Ông Foley đã phát biểu với Crux về những khía cạnh tồi tệ nhất của nạn buôn người – “nơi mà con người bị tước đoạt tự do của họ… họ bị ngược đãi về mặt thể lý và lời nói” – đang ở “cực điểm” của những gì đã được chứng kiến bởi các Tuyên úy của Phong trào Tông Đồ Biển.

“Nhưng cũng có những vấn đề ở mức độ thấp hơn có thể xảy ra thường xuyên hơn, không được coi như là nạn buôn người hoặc chế độ nô lệ hiện đại, chẳng hạn như việc không trả lương hoặc tình trạng bỏ bê các con tàu”, ông Foley nói.

Tàu bị bỏ rơi là khi thuyền viên rời cảng, thường xa nhà và không có được số tiền lương như đã hứa.

Vấn đề này cũng đã được đề cập bởi vị Hồng y người Ghana, ĐHY Peter Turkson, Tổng Trưởng Thánh Bộ Cổ võ Sự Phát triển con người Toàn diện của Vatican, trong một tuyên bố vào ngày 4 tháng Bảy vừa qua.

“Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả các vị tuyên úy và tất cả các tình nguyện viên thuộc Tu viện Sao Biển trong nhiều tháng qua và hiện vẫn đang cung cấp sự hỗ trợ về mặt vật chất, tinh thần, pháp lý và tâm lý cho một số thuyền viên bị trên các con tàu bị bỏ rơi”, ĐHY Turkson nói.

ĐHY Turkson cũng phàn nàn rằng nhiều thuyền viên cũng đã bị từ chối việc được lên bờ cũng như các chuyến viếng thăm tàu của các nhân viên phúc lợi dành cho các thuyền viên.

“Thời gian bốc dỡ hàng tại các cảng biển bị giảm xuống mức tối thiểu, khiến cho các thuyền viên không có đủ thời gian cá nhân không đủ để nghỉ ngơi và thư giãn. Tại nhiều cảng biển, các thủy thủ đang nhận thấy rằng việc được phép lên bờ trở nên ngày càng khó khăn, hoặc do chính sách của công ty hoặc do các quy định hạn chế và phân biệt đối xử được áp đặt bởi các chính phủ”, ĐHY Turkson nói.

“Nhiều vị tuyên úy thuộc Phong trào Tông Đồ Biển và những người đến thăm tàu đều bị từ chối vào cảng hoặc bị ngăn không được lên tàu để cung cấp phúc lợi vật chất và tinh thần cho các thuyền viên, những người đã tiếp cận bờ sau nhiều tuần lênh đênh trên biển”, ĐHY Turkson tiếp tục.

“Chúng tôi yêu cầu các chính phủ và các chủ tàu thực hiện tất cả các cơ chế cần thiết để bảo vệ cuộc sống của những người phải lênh đênh trên biển”, ĐHY Turkson nói.

Phong trào Tông Đồ Biển đã thu hút sự chú ý đối với thực tế rằng thậm chí ngay cả khi họ không bị lạm dụng hoặc bị lợi dụng, cuộc sống của một thuyền viên hiện vẫn còn đầy nguy hiểm và cô đơn: Họ có thể phải trải qua cả năm sống xa nhà và thường phải làm việc trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt.

Ông Foley phát biểu với Crux rằng ngoài việc nhìn thấy những nhu cầu về mặt tâm linh của các thuyền viên, Phong trào Tông Đồ Biển cũng có thể cung cấp sự trợ giúp thực tế.

“Các tuyên úy viên hiện diện ở đó để phục vụ các thuyền viên và ngư dân… họ có thể phục vụ với tư cách là những người bảo vệ các thuyền viên và ngư dân khi họ vì bất cứ lý do gì mà không thể lên tiếng thay mặt cho chính họ, các vị tuyên úy có thể lên tiếng thay mặt họ – không những tôn trọng bất kỳ câu chuyện bí mật nào, mà còn kêu gọi việc chú ý đến hoàn cảnh của tất cả các thuyền viên và ngư dân với những người có thể giúp đỡ họ”, ông Foley nói.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết