Chủ tịch PMS: "Sứ mạng truyền giáo vẫn là một lời mời gọi không ngừng đối với Giáo Hội ngày nay"

Sacrofano (Agenzia Fides) – “Tôi rất vui mừng vì ngày hôm nay tôi được tham dự hội nghị đầu tiên cùng với toàn thể anh chị em … Như anh chị em biết, tôi là một thành viên mới và vì thế tôi phải học hỏi rất nhiều từ anh chị em trong sứ vụ mà Đức Thánh Cha đã giao phó cho tôi”. Trên đây là điều mà Đức Tổng Giám mục Giampietro Dal Toso, Thư ký Thánh Bộ Truyền giản Phúa Âm cho các Dân tộc và Chủ tịch Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS), được bổ nhiệm Tổng Giám mục vào tháng 11 năm ngoái, cho biết trong bài phát biểu của mình tại Đại hội đồng PMS, vừa mới khai mạc phiên làm việc hôm 28/5.

Đức Tổng Giám Mục Dal Toso nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo ra những mối liên kết cộng tác, bởi vì “Hội Giáo Hoàng Truyền giáo chỉ có thể hoạt động nếu chúng ta cảm thấy thống nhất trong sứ vụ chung của chúng ta đối với việc nâng cao nhận thức và đào tạo cho công việc truyền giáo cũng như hỗ trợ các Giáo Hội non trẻ”. Sau đó, Đức TGM Dal Toso đã trình bày về hai chủ đề chính: ý nghĩa của sứ mạng truyền giáo và tình hình thực tế của Hội Truyền giáo Giáo hoàng.

primopiano_6137“Trước tiên, truyền giáo chính là một lời mời gọi từ Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà chúng ta đưa ra câu trả lời – Đức TGM Dal Toso nhấn mạnh – Đó không phải là một sáng kiến của Giáo Hội – để rao giảng Tin Mừng – mà là sáng kiến của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Trên thực tế, những lời sau cùng của Chúa Giêsu trên trần gian, trước khi được rước lên trời, đó là: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28:19). Điều này nằm trong bối cảnh của những ‘chỉ thị’ này mà chúng ta cần phải hiểu nhiệm vụ truyền giáo và vai trò của chúng ta cũng như các Hội Truyền giáo”.

Trích dẫn Kinh Thánh và Huấn quyền của Giáo Hội, Đức TGM Dal Toso nhấn mạnh rằng “sứ mạng truyền giáo đối với Giáo Hội không chỉ đơn thuần là một lựa chọn trong số nhiều lựa chọn khác, nhưng đó là điều mong muốn bởi chính Chúa Kitô; để đạt được điều này, nó đã lãnh nhận được và liên tục lãnh nhận món quà của Chúa Thánh Thần” và đồng thời cảnh báo về một nguy cơ: “đó không phải là về việc lan truyền một ý thức hệ, hay một nền văn hóa, hay một nền luân lý mới, mà là về việc truyền tải cùng một đời sống thiêng liêng đó vốn hoạt động nơi chúng ta và giải thoát chúng ta, và điều mà chugns ta đã lãnh nhận nhờ vào cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Do đó, việc truyền giáo bắt đầu nơi mỗi người chúng ta!”. Về vấn đề này, những lời của nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và ĐTC Phanxicô vẫn còn là nền tảng: “ngày từ lúc bắt đầu đức tin đã có một cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô”.

Sau đó, Đức TGM Dal Toso đã dừng lại để chia sẻ về mối liên hệ giữa Bí tích Rửa tội và việc loan báo Tin Mừng, và về nhu cầu đối với ơn cứu độ vốn tồn tại nơi con người. “Chúng ta có lẽ phải học cách nhìn vào chủ đề của chúng ta bắt đầu từ con người, vốn bị tổn thương ngày từ bên trong bởi sự dữ, và yêu cầu được chữa lành. Với ý nghĩa này, việc truyền giáo thực sự đòi hỏi một chiều kích phổ quát và vì vậy chúng ta hiểu được lý do tại sao đó  lại là một nhu cầu về bản chất đối với Giáo hội”. Giáo Hội không làm gì ngoài việc đáp lại lời kêu gọi của tất cả mọi người, những người khao khát để được gặp gỡ Thiên Chúa. “Và Thiên Chúa đã mang lấy một diện mạo nơi Đức Kitô… Tin Mừng được tóm tắt trong ‘kerygma’ (lời rao giảng tiên khởi), tức là, qua việc loan báo về Đức Kitô đã chết và sống lại, qua việc loan báo rằng Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người”.

Sau đó, Chủ tịch PMS đã thu hút sự chú ý đến thực tế là “sứ mạng truyền giáo ngày nay mang nhiều diện mạo khác nhau, thậm chí ngay cả cùng một missio ad gentes”. Ngoài thách thức điển hình của việc loan báo Tin Mừng cho những người ngoại giao tại các khu vực truyền giáo, có những thách thức trong việc giúp các Kitô hữu có thể đối phó với nền văn hóa thế tục hiện đại. “Các phương tiện truyền thông, các phương tiện truyền thông xã hội, internet, không biết đến biên giới và đồng thời cũng thâm nhập vào ý thức hệ của những người có một thái độ tôn giáo tự bản chất. Do đó, việc truyền giáo giúp đỡ các Giáo hội của chúng ta ở các khu vực truyền giáo xây dựng các phẩm chất đức tin một cách vững chắc”. Một biên giới kép mới của sứ mạng đến với muôn dân được tìm thấy ở những khu vực truyền giáo lâu đời, nơi mà nhiều người không biết Tin Mừng tồn tại, và nhiều người khác đến từ những bối cảnh văn hóa xa lạ với Kitô giáo, những người mà Danh Thánh Chúa Giêsu cần phải được công bố cho họ.

“Tính phức tạp của những thách thức này cho chúng ta biết rằng, ngoài những thay đổi lịch sử đang diễn ra, quả nhiên, chính là do những thay đổi lịch sử đang diễn ra, sứ mạng truyền giáo, và đặc biệt là sứ mạng đến với muôn dân, vẫn còn là một lời mời gọi không ngừng đối với Giáo Hội ngày hôm nay. Và chúng ta phải là những ngườiđầu tiên tin theo!”.

Sau đó, Đức TGM Dal Toso đã tập trung vào vai trò của PMS đối với sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội. “Nếu đúng là sứ mạng truyền giáo vẫn còn là trọng tâm của Giáo Hội và sứ mạng đó cũng hết sức cần thiết trong thế giới ngày nay, thì ngay cả các Hội Truyền giáo hỗ trợ sứ mạng này, vẫn còn giữ nguyên tất cả các giá trị của họ”. Để thích ứng các Hiệp hội Truyền giáo với những đòi hỏi mới của sứ mạng truyền giáo, Chủ tịch PMS chỉ ra, như là một ưu tiên, hỗ trợ cho việc đào tạo những nhà hoạt động mục vụ khác nhau tại các khu vực truyền giáo, một đường hướng đã được thực hiện trong những năm gần đây.

Bắt đầu từ hình ảnh về thân thể được Thánh Phaolô sử dụng để mô tả Giáo Hội, Đức TGM Dal Toso đã chỉ ra một số điểm mà người ta không thể bỏ qua: sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, “cái tên danh nghĩa của chính Hội này”, do đó việc hiệp thông với các Ban thư ký quốc tế, không phải là “trung tâm đưa ra quyết định”, nhưng có nhiệm vụ bảo đảm tinh thần hiệp nhất, đảm bảo sự nhiệt huyết truyền giáo, thúc đẩy tái phát triển. Bên cạnh đó, Đức TGM Dal Toso cũng đã đề cập đến hai khía cạnh khác: sự hiệp thông giữa các Giám đốc quốc gia và các Giám mục địa phương.

“Do đó, sự hiệp thông chính là lý do sâu xa liên kết tổ chức lớn này vốn được gọi là Hội Truyền giáo Giáo hoàng – Đức cha Dal Toso nhấn mạnh – Cuối cùng, tôi cảm thấy buộc phải nhắc lại điều mà ĐTC Phanxicô đã chia sẻ với tôi cách đây vài tuần về nhiệm vụ của chúng ta. ĐTC Phanxicô đã sử dụng thuật ngữ ‘sáng tạo’. Chúng ta đã hết sức sáng tạo. Không có kế hoạch nào được thiết lập trước cho các hoạt động của chúng ta, ngoại trừ các chương trình được thiết lập bởi các Điều lệ nhằm quản lý sự hợp tác của chúng ta. Tôi chắc chắn rằng nếu như anh chị có một nhiệt huyết truyền giáo, anh chị em sẽ biết cách tìm ra những phương thế cụ thể để diễn tả”. (Agenzia Fides, 28/05/2018)

Minh Tuệ chuyển ngữ 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết