Chủ nghĩa cực đoan bạo lực tiếp tục gia tăng ở Bangladesh

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 08-07-2016 | 21:17:46

 

Tổ chức gọi là Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã cảnh báo rằng cuộc tấn công hôm thứ Sáu tuần trước nhằm vào một quán cà phê ở Bangladesh mới chỉ là khởi đầu cho những điều tồi tệ sắp xảy ra.

20160708 Bangladesh

Trong những tuần gần đây, Bangladesh đã trải qua một sự gia tăng bạo lực cực đoan, với hàng loạt các vụ tấn công khủng bố nhắm vào các bloggers và các nhóm tôn giáo thiểu số, cụ thể là cuộc tấn công đẫm máu gần đây nhất vào ngày 1/7 vừa qua làm thiệt mạng 20 thường dân thuộc các quốc tịch khác nhau.

Tuy nhiên, chính phủ Bangladesh đã có những phát ngôn gây mất uy tín khi tuyên bố rằng Nhà nước Hồi giáo đã thực hiện các cuộc tấn công, thay vì quy trách nhiệm cho các nhóm chiến binh địa phương tại nước này.

Phát ngôn viên của nhóm ‘South Asia Team’ thuộc tổ chức Đoàn Kết Kitô Giáo Thế Giới – ‘Christian Solidarity Worldwide’ (CSW) đã có buổi nói chuyện với ông Georgia Gogarty về tình hình hiện nay ở Bangladesh và những nỗ lực cần phải thực hiện để ngăn chặn sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan bạo lực tại nước này.

Phát ngôn viên CSW cho biết người dân Bangladesh hiện đang sống trong tâm trạng vô cùng sợ hãi và bất an. Khi được hỏi lý do tại sao lại có một sự gia tăng về cực đoan bạo lực như vậy, họ nói rằng chúng ta phải “nhìn lại lịch sử và bối cảnh chính trị” của Bangladesh từ khi bị tách khỏi Pakistan sau cuộc chiến tranh giải phóng vào năm 1971.

Người Hồi giáo chiếm 89% dân số Bangladesh; nhiều người dân cảm thấy rằng  những người Ấn giáo cũng như người nước ngoài nơi quốc gia này đang “cố gắng để làm lu mờ vai trò của người Hồi giáo nơi đây”. Mọi chuyện bắt đầu khi những vụ tấn công nhằm vào các bloggers đã “mở rộng sang những người dân địa phương, nhằm vào mục tiêu là các nhóm tôn giáo thiểu số”, bao gồm các tín hữu Ấn Độ giáo và Kitô giáo, cũng như những người thẳng thắn phê bình trào lưu “chính thống”.

Khi được hỏi về các biện pháp có thể được thực hiện để ngăn chặn sự công kích của chủ nghĩa cực đoan bạo lực, phát ngôn viên của CSW nhấn mạnh rằng chính phủ cần phải trung thực hơn về những đối tượng phải chịu trách nhiệm về những vụ tấn công giết người này. “Việc phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm về phía nhà nước Hồi giáo ISIS, al-Qaeda hoặc một số nhóm cực đoan bên ngoài, thực sự đã không giúp gì cho việc cải thiện tình hình” – ông nói thêm.

Mặc dù một thực tế là Nhà nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công hôm 1/7 vừa qua, phát ngôn viên của CSW tiếp tục cho biết rằng “Phe đối lập Awami League đang sử dụng tình hình để có được những lợi thế chính trị qua việc thực sự đổ lỗi cho các đảng đối lập”. Họ nhấn mạnh rằng chính phủ và cảnh sát cần phải hành động một cách minh bạch hơn để truy tìm ra những kẻ chủ mưu có liên quan đến các vụ tấn công.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng lời cầu nguyện và gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công hôm thứ Sáu vừa qua. Phát ngôn viên của CSW nói rằng: với dân số 160 triệu dân trong đó 0,5% là Kitô giáo,  người dân vẫn hướng về phía lãnh đạo tinh thần của Đức Thánh Cha Phanxicô và “đổ dồn sự chú ý” về những chỉ dẫn của ngài. Những chỉ dẫn của ngài thực sự như những sự “trấn an tinh thần” và đầy tình liên đới trong những giây phút đầy tổn thương và sợ hãi.

Minh Tuệ (theo Radiovatican)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết