“Hầu hết người Mỹ – nếu bạn hỏi họ – khá ủng hộ việc viện trợ liên bang, và họ nghĩ rằng con số ấy chiếm khoảng 20% ngân sách liên bang. Khi bạn hỏi họ về việc họ sẽ nhận được bao nhiêu, họ nghĩ sẽ không nhiều, chỉ khoảng 10%. Khi bạn nói với họ rằng khoản đó sẽ dưới 1% ngân sách, họ thực sự sẽ bị sốc”, Stephen M. Colecchi – Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp quốc tế và Hòa bình tại HĐGM Hoa Kì cho biết.
Một loạt các vấn đề, cả trong nước và nước ngoài, đã được đưa ra trong suốt quá trình chuyển đổi tổng thống. Một vấn đề đã không nhận được nhiều thông tin đó là tình hình của cộng đồng Kitô hữu đang bị bao vây tại Trung Đông.
Với sự quan tâm và đưa tin về những vấn đề khác, nó là một câu hỏi mở như chỉ ra những điều mà Hoa Kỳ sẽ làm cho các cộng đồng Kitô giáo thiểu số tại Trung Đông dưới thời chính quyền tổng thống của ông Donald J. Trump.
Dân biểu Chris Smith, R-New Jersey, cho biết ông sẽ tái giới thiệu một dự luật mà trước hết ông đã giới thiệu hồi tháng Chín rằng dự luật này sẽ đảm bảo viện trợ của Hoa Kỳ đặc biệt đối với những người tị nạn Kitô hữu cũng như những người dân đã buộc phải di tản trong khu vực.
Ông Smith cho biết ông đã gửi một bản sao bản dự luật hôm 4/1 tới Phó Tổng thống tân cử Mike Pence. “Tôi đã nói với ông ta rằng tất cả mọi thứ trong dự luật này có thể thực hiện về mặt hành chính”, ông Smith cho biết thêm.
Stephen M. Colecchi – Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp quốc tế và Hòa bình tại Hội nghị các Giám mục Công giáo Hoa Kỳ tại Washington – hồi giữa tháng Giêng đã dẫn đầu phái đoàn đi tìm hiểu tình hình thực tế tại khu vực, với điểm dừng chân đầu tiên là Irbil, Iraq – một khu vực bị người Kurd kiểm soát ở phần phía bắc đất nước, nơi mà nhiều Kitô hữu Iraq đã phải bỏ trốn.
Cùng đồng hành trong chuyến đi tìm hiểu thực tế với ông Colecchi đó là Đức Giám mục Oscar Cantu Las Cruces, New Mexico – Chủ tịch Ủy ban Giám Mục Hoa Kỳ về Công lý và Hòa bình quốc tế và ông Bill O’Keefe – Phó chủ tịch phụ trách quan hệ chính phủ và vận động tại Catholic Relief Services.
“Tôi hình dung ra việc chúng tôi sẽ gặp gỡ một số khá lớn các Kitô hữu Iraq bị buộc di tản trong nước. Chúng tôi cũng sẽ có cuộc gặp với một số người dân Syria đã phải chạy trốn khỏi khu vực mà những người Kurd đang kiểm soát vì bạo lực đang xảy ra nơi đây”, ông Colecchi phát biểu với Catholic News Service. Cũng trên chuyến hành trình này, chúng tôi sẽ đến thăm các dự án của CRS hỗ trợ tất cả các nhóm, trong đó bao gồm cộng đồng những người Yezidi và những người Hồi Giáo dòng Shiite – “những người đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ghê rợn này”, ông Colecchi cho biết.
Lập trường của các Giám mục Hoa Kỳ về các vấn đề chính sách dựa vào phần lớn những kinh nghiệm của các Giám mục trong khu vực hoặc quốc gia bị ảnh hưởng. “Chúng tôi tìm kiếm những tình huống mà ở đó những giáo huấn của Giáo Hội đã quá rõ ràng, được hướng dẫn bởi các Giáo hội địa phương”, ông Colecchi nói.
“Chúng tôi tham khảo ý kiến Tòa Thánh để có thể chắc chắn rằng lập trường của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp với Tòa Thánh. Và chúng tôi tìm kiếm những tình huống nơi mà Hoa Kỳ có thể tạo ra một sự khác biệt. Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc đến tình hình tại khu vực và cần phải có những chỉ dẫn để giúp đỡ những người dân đang chịu cảnh khốn khổ”.
“Có rất nhiều sự nhầm lẫn” khi nói đến sự thống nhất về các giải pháp, ông Michael LaCivita – giám đốc truyền thông Hiệp hội Phúc lợi Công giáo vùng Cận Đông – một cơ quan Vatican, cho biết.
“Có rất nhiều dân tộc đã kêu gọi người dân của họ trở lại các cộng đồng bản địa, họ là những người đã giành được tự do hay đã được phóng thích. Vấn đề là 80% những nơi này đều đã bị phá hủy hoàn toàn. Khắp nơi là đống hoang tàn đổ nát”.
“Để cho mọi người dân có thể trở về các làng mạc và thị trấn của họ, họ cần nhà ở phù hợp, họ cần đến các cơ sở hạ tầng cũng như đảm bảo vấn đề an ninh – đồng thời phải đảm bảo rằng họ sẽ không bị đặt vào tình thế đầy nguy hiểm như vài năm trước đây.
“Không ai biết trước tương lai sẽ thế nào”, ông LaCivita cho biết thêm. “Liệu chúng ta sẽ có được những nơi trú ẩn an toàn hay không? Các Kitô hữu sẽ trả lời rằng tuyệt nhiên là không”, ông LaCivita cho biết.
“Làm thế nào để chúng ta có thể trở thành những Kitô hữu làm chứng cho Tin Mừng nếu chúng ta sống trong những khu vực chỉ có người Kitô hữu?”. Các tổ chức khác đang kêu gọi các Kitô hữu nhanh chóng rút khỏi Trung Đông.
“Washington sẽ cứ nói như Washington thường hành động, nhưng tôi có thể nói điều này: hành động đơn phương của Hoa Kỳ tại một khu vực của thế giới thường có những tác động đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương, thường thì đối với những cộng đồng, những hành động đơn phương này nhằm mục đích giúp đỡ”.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về việc giết hại nhiều người của IS kể từ năm 2014 chính là tội ác diệt chủng “cho phép cộng đồng quốc tế quay về điểm xuất phát và thực sự nhận ra tính nghiêm trọng của tình hình. Các cộng đồng dần bị xóa sổ khỏi mặt đất. Về cơ bản, họ đã bị tuyệt chủng”, Philippe Nassif – giám đốc điều hành của tổ chức ‘In Defense of Christians’ cho biết.
Ông Nassif cho biết số phận của các Kitô hữu sẽ cải thiện ở một số nơi, nhưng nhiều khả năng sẽ không phải ở những nơi khác, với lý do “trào lưu chính thống” tại Ai Cập chống lại các Kitô hữu Coptic tại quốc gia này.
‘In Defense of Christians’ đã tạo ra một khu vực tự trị Kitô giáo tại Ninevah Plain, Iraq như một trong những ưu tiên về phương diện lập pháp của tổ chức này.
Một ưu tiên khác đó là yêu cầu Quốc Hội nhìn nhận nạn diệt chủng bằng [cách cung ứng] số tiền viện trợ để giảm bớt những ảnh hưởng của nó.
Một ưu tiên thứ ba đó là để hỗ trợ an ninh và ổn định của Lebanon, mà như ông Nassif ghi nhận rằng nơi đây có “số lượng các Kitô đông đảo nhất và ổn định nhất” và có thể phục vụ như là một mô hình hợp tác chính trị giữa các Kitô hữu và phần lớn các cộng đồng Hồi giáo ở những nơi khác trong khu vực.
“Thành thật mà nói, tôi nhận thấy rằng các chính trị gia của cả hai bên và Quốc hội dường như rất lo ngại về cuộc khủng hoảng tại khu vực”, ông Colecchi nói. “Tôi biết đã có sự gia tăng đáng kể trong những nỗ lực hỗ trợ của Hoa Kỳ”.
Tuy nhiên, ông Smith phàn nàn với CNS về ngân quỹ của Hoa Kỳ được gửi đến Cao ủy Liên Hiệp Quốc cho các trại tị nạn – nơi rất ít các Kitô hữu đã bỏ đi.
Ông Colecchi cho biết thêm: “Điều tôi lo ngại đó là cam kết chính trị sẽ gặp phải những thách đố về tài chính. Nó nằm trong mối bận tâm của chúng tôi là những cộng đồng này được tái liên kết với nhau. Có nhiều điều thú vị để xem”.
“Hầu hết người Mỹ – nếu bạn hỏi họ – khá ủng hộ việc viện trợ liên bang, và họ nghĩ rằng con số ấy chiếm khoảng 20% ngân sách liên bang. Khi bạn hỏi họ về việc họ sẽ nhận được bao nhiêu, họ nghĩ sẽ không nhiều, chỉ khoảng 10%. Khi bạn nói với họ rằng khoản đó sẽ dưới 1% ngân sách, họ thực sự sẽ bị sốc”.
Ông LaCivita thuộc tổ chức CNEWA rất cảm kích trước hơn 9 triệu Mỹ kim nhận được từ cuộc lạc quyên đặc biệt vào mùa thu năm 2014 để giúp đỡ cho các Kitô hữu Trung Đông. CNEWA nhận được 25% tổng số tiền quyên góp, và 75% được gửi tới CRS. Thế nhưng, nếu thiếu sự ổn định, thì bao nhiêu tiền bạc đổ ra cũng không thể cứu chữa toàn vẹn.
Bất kể các Kitô hữu tại Iraq, Syria hoặc các vùng lãnh thổ của Palestine – ông LaCivita nhấn mạnh – “Nếu viễn cảnh về hòa bình và sự ổn định về kinh tế cũng như chính trị trở nên nghiệt ngã và không thể lay chuyển được, thì tương lai của họ cũng thế mà thôi”.
Minh Tuệ chuyển ngữ