Kigali (Agenzia Fides) – Theo chỉ thị của chính phủ, tám nghìn ngôi Thánh đường đã bị đóng cửa trong vòng bảy tháng qua. Quyết định nhằm giảm bớt số lượng các cở sở thờ phượng trong cả nước, cả Kitô giáo lẫn Hồi giáo, quy định việc đóng cửa đối với các nhà thờ không hội đủ các yêu cầu về vệ sinh và sự an toàn để tiếp tục thực hiện các hoạt động của họ. Đây là những gì đã được báo cáo bởi hãng thông tấn Kigali Today Press ủng hộ chính phủ. Các cáo buộc đang được đưa ra bởi các Kitô hữu Rwandan (những người Công giáo và Tin lành), chiếm tới 90% dân số, đó là chính phủ sử dụng luật mới để biện minh cho việc đóng cửa nhà thờ và các ngôi thánh đường Hồi giáo.
“Việc đóng cửa nhà thờ và thiết lập các tiêu chí để trở thành linh mục, liệu có thực sự là một giải pháp thích hợp đối với vấn đề tôn giáo ở châu Phi?”, theo linh mục Donald Zagore, một thần học gia thuộc Hội Truyền giáo châu Phi, người giải thích rằng nó có thể là một giải pháp nhưng cần phải chú ý đến những tác động mà quyết định đó có thể mang lại đối với bản chất cơ bản của động lực tôn giáo. “Tôn giáo có một chế độ hoạt động khác biệt so với bất kỳ đảng phái chính trị hay bất kì một hiệp hội nào. Việc thiết lập trật tự đối với một sự hỗn độn là một vấn đề. Một vấn đề khác đó chính là việc lấp liếm đặc tính tiên tri của tôn giáo một cách có chủ ý hay vô thức, vốn ngăn chặn bất kỳ hình thức logic và đòi buộc về mặt học thuật nào. Việc đào tạo học thuật và tri thức chắc chắn là cần thiết, nhưng trong tôn giáo, đó không phải là điều kiện tiên quyết. Điều kiện tiên quyết duy nhất chính là đức tin. Thiên Chúa mời gọi việc dấn thân phục vụ, người ta không nhất thiết phải thông minh hay có học thức, nhưng trước hết họ cần phải xác tín về đức tin của mình và sẵn sàng thể hiện và làm chứng về đức tin ấy thậm chí ngay cả khi phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình. Chúng ta cũng nên tự hỏi – linh mục Zagore tiếp tục – liệu khi nào họ thiết lập các tiêu chí đối với việc đào tạo thần học, như mong muốn của chính phủ Rwanda, họ sẽ chấm dứt việc biến tôn giáo trở thành hoạt động của họ. Vấn đề quan trọng đó chính là tại sao nghành thương mại trong tôn giáo lại phổ biến và sinh lời ở châu Phi? Thậm chí ngay cả khi những kẻ mạo danh tôn giáo vẫn là một mối nguy hiểm cần phải bị đánh bại, vấn đề thực sự là những người đã bị lường gạt. Tại sao người dân của chúng ta bị lạm dụng và bị chiếm đoạt một cách có ý thức?”.
Tự do tôn giáo đã được đưa vào như một quyền trong Hiến pháp Rwandan tại Điều 37 trong Hiến pháp năm 2003 nhưng, theo tổ chứcWorld Monitor Watch, bất kỳ sự ám chỉ nào đến tôn giáo Kitô giáo đều đã bị xóa khỏi phần mở đầu của Hiến pháp, trong suốt dịp kỷ niệm cuộc diệt chủng, không có bất kì linh mục hay mục sư nào có thể phát biểu (trừ khi sự kiện đó được tổ chức bởi một nhà thờ), và tại các văn phòng công cộng, không có cuộc họp nào được phép quy tụ cho việc cầu nguyện.
Để làm cho mọi việc trở nên rõ ràng, linh mục Zagore bình luận: “Chúng ta cần suy nghĩ về hai điểm chính. Một mặt chúng ta phải thừa nhận rằng người dân của chúng tôi đang lẩn trốn đằng sau những linh mục ‘chẳng đáng kính trọng’ này với hy vọng sẽ được giúp loại bỏ hành động lạm quyền của các chính trị gia và sự khát khao vô tận của họ vốn vẫn khiến cho người dân hao mòn trong đau khổ”.
“Hơn nữa, linh mục Zagore tiếp tục – có một quan niệm của Châu Phi về Thượng đế và tôn giáo không quá lành mạnh và cần được gột rửa. Với động lực học của thuyết duy linh, đôi khi quá xúc động, Thiên Chúa được giải thích như là nguồn mạch duy nhất của các phép lạ và là Đấng tạo ra các giải pháp. Quan niệm này làm cho Thiên Chúa không xa gì mấy so với việc được ví như một kẻ lang băm. Người dân Châu Phi phải nhận ra rằng Thiên Chúa không phải là một pháp sư, và bất chấp sự toàn năng của mình, Thiên Chúa không thể thay đổi cuộc sống của con người nếu như họ không góp phần vào công cuộc của Ngài, họ sẽ tiếp tục sống và trở nên tràn ngập ý thức hệ và liên tục ‘bị tước đoạt'”, linh mục Zagore kết luận.
Theo các nguồn tin của chính phủ, chính quyền quyết định đóng cửa các địa điểm thờ phượng sau khi các cư dân địa phương xây dựng hàng loạt nhiều nhà thờ, mà không tính toán đến sự phân mảnh mạnh mẽ của các ngôi làng ở Rwanda vốn có mật độ dân số thưa thớt. Thường thì những ngôi làng này nằm cách nhau nhiều cây số và do thiếu cơ sở hạ tầng kết nối đến các trung tâm, mỗi vùng đều xây dựng nhà thờ riêng của mình nhằm ngăn chặn việc công dân phải đi bộ 20 cây số hoặc nhiều hơn để có thể tới được nhà thờ tham dự Thánh lễ.
Gần đây một nhà thờ đã bị đóng cửa thậm chí ngay cả khi đang cử hành lễ cưới, theo thông tin từ Cổng thông tin Kitô giáo của tổ chức ‘World Monitor Watch’, và khách mời phải rời bỏ buổi lễ đang được tiến hành. Một cộng đồng Kitô hữu bị cấm thực hiện các buổi lễ tại một trường học, được chọn vì thiếu nhà thờ trong vùng lân cận, bởi vì nhà thờ này có cửa ra vào được làm bằng gỗ và không phải là cửa được làm bằng kim loại.
Minh Tuệ chuyển ngữ