Chiến dịch ‘Laudato Si' Pledge’ kêu gọi sự dấn thân của người Công giáo

  • Tin tức
  • Chúa Nhật, 18-06-2017 | 19:12:34

Gần hai năm sau khi công bố Thông điệp Laudato Si mang tính bước ngoặt của ĐTC Phanxicô, một chiến dịch toàn cầu của Công giáo hy vọng sẽ chiêu mộ 1 triệu tín hữu Công giáo để giữ cho Thông điệp này luôn tồn tại và sống động trong cuộc sống hàng ngày của người Công giáo, đặc biệt là xung quanh vấn đề biến đổi khí hậu.

WashingtonDC_UnitedStatesofAmerica-PCL_Marchers-GCCM_Photo-Credit_VictoriaPizzini [web]

‘Laudato Si’ Pledge’ (Cam kết thực hiện Laudato Si), được tạo ra bởi Phong trào Khí hậu Công giáo toàn cầu, nhằm tìm kiếm việc dấn thân của những người Công giáo, trước những lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô trong thông điệp đầu tiên về môi trường và sinh thái con người, để tất cả mọi người tham gia việc bảo vệ công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Cam kết được đưa ra trước thềm kỷ niệm hai năm, vào ngày 18 tháng 6, công bố Thông điệp ‘Laudato Si’, về việc Chăm sóc cho Ngôi nhà chung của chúng ta”.

Chiến dịch này đã đặt ra mục tiêu huy động 1 triệu tín hữu Công giáo trên toàn thế giới cam kết thực hiện các bước như giảm sử dụng năng lượng và sử dụng năng lượng sạch, đồng thời thúc đẩy các biện pháp như vậy nơi các cộng đồng và quốc gia của họ. Các cá nhân, gia đình, Giáo xứ và các tổ chức có thể ký vào bản cam kết, hiện đang được lưu hành bằng bốn thứ tiếng.

Cam kết này tuyên bố: “Đáp lại lời mời gọi khẩn thiết của Đức Phanxicô trong Thông điệp Laudato Si, tôi cam kết: Cầu nguyện cho và với công trình sáng tạo, Sống đơn giản hơn, Ủng hộ việc bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta”. Biết thêm thông tin có thể truy cập tại địa chỉ LiveLaudatoSi.org.

Những người ký cam kết sẽ nhận được lời mời tham dự các chương trình được tổ chức bởi Phong trào Khí hậu Công giáo Toàn cầu khác nhau, chẳng hạn những kế hoạch đã được lập ra như: ‘Season of Creation’ vào tháng Chín sắp tới, và ‘Earth Day’, để biến những cam kết của họ thành những hành động và thay đổi lối sống.

“ĐTC Phanxicô đã giúp biến cuộc tranh luận về khí hậu bằng cách tái định hình nó như một vấn đề về luân lý. Hiện tại là bước đi của Giáo hội để “làm tới nơi tới chốn” và mang những thông điệp trong Laudato Si đến với đời sống”, Tomas Insua – Giám đốc điều hành của Phong trào Khí hậu Công giáo Toàn cầu, phát biểu trong một tuyên bố.

Mạng lưới quốc tế của trên 400 tổ chức Công giáo chỉ ra quy mô tuyệt đối của Giáo hội Công giáo toàn cầu – 1,2 tỷ người, chiếm khoảng 16% dân số thế giới, cùng với hàng trăm ngàn Giáo xứ, trường học cùng với các tổ chức khác – và việc đồng hành với ‘Dấu chân các bon’ (carbon footprint) không chỉ là lý do để người Công giáo làm cho vấn đề khí hậu trở nên một vấn đề ưu tiên hơn mà còn là một vấn đề tiềm năng đối với những tác động có ý nghĩa thông qua hành động tập thể.

Trong Thông điệp của mình, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh: “Khí hậu là một vấn đề thuộc về công ích chung, nó thuộc về tất cả mọi người và có ý nghĩa đối với tất cả mọi người”, đồng thời ĐTC Phanxicô cũng nhấn mạnh rằng đối với người Kitô hữu, việc chăm sóc công trình sáng tạo cũng chính là “một phần quan trọng trong đức tin của họ”.

“Quả là hết sức tốt đẹp cho nhân loại và toàn thể thế giới nói chung khi chúng ta, với tư cách là những người tín hữu, thừa nhận những cam kết về sinh thái vốn bắt nguồn từ những xác tín của chúng ta”, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh.

“Trọng tâm của cuộc khủng hoảng sinh thái đòi buộc tất cả chúng ta phải nhìn vào vấn đề công ích, bắt tay vào một cuộc đối thoại vốn đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỷ luật và sự rộng lượng, luôn ghi nhớ rằng” thực tế lớn hơn những ý tưởng “, ĐTC Phanxicô cho biết.

Nữ tu Sheila Kinsey – một nữ tu thuộc Dòng Franciscan, đồng Chủ tịch Ủy ban Công lý, Hoà bình và Sự Toàn vẹn của Công trình Sáng tạo thuộc Liên hiệp các Bề trên Tổng Quyền Quốc tế, phát biểu với NCR rằng lời cam kết chứng tỏ “công ích chung có ý nghĩa đối với tất cả chúng ta”.

“Chúng ta là một phần trong đại gia đình toàn cầu và chúng ta nhận thấy rằng các hành động của chúng ta có ảnh hưởng đến cả thế giới”, nữ tu Kinsey nói.

Một khía cạnh quan trọng của chiến dịch, nữ tu Kinsey cho biết thêm, đó chính là một nỗ lực của cộng đồng giữa những người Công giáo trên toàn thế giới. Việc nhận thức rằng những người khác đang làm phần của họ “tạo ra một động lực”, nữ tu Kinsey cho biết. “Nó tạo ra một xu thế chung, theo một nghĩa nào đó, rằng mọi thứ có thể thay đổi”.

Một sự kiện khởi đầu cho ‘Laudato Si’ Pledge’ được đặt ra vào ngày 17 tháng 6 tại Philippines, nơi mà Phong trào Khí hậu Khí hậu Công giáo Toàn cầu đã được hình thành vào tháng 1 năm 2015 trong chuyến thăm của ĐTC Phanxicô đến quần đảo Thái Bình Dương.

Quốc đảo này đã đóng vai trò tương tự cho các chương trình của Phong trào Khí hậu Khí hậu Công giáo Toàn cầu trong quá khứ, không chỉ bởi sự nhiệt huyết xung quanh vấn đề công lý về môi trường mà còn là trạng thái của nó như là một điểm bắt đầu của toàn cầu đối với những tác động của vấn đề biến đổi khí hậu, bao gồm cả việc mực nước biển đang ngày càng tăng và các cơn bão trở nên mạnh hơn, chẳng hạn như trận siêu bão Hải Yến năm 2013, đã thàm thiệt mạng ít nhất 6.300 người.

Insua, có mặt tại Manila cho việc bắt đầu cam kết, phát biểu với tờ NCR trong một email rằng “động lực cực kỳ phấn khởi đang được hình thành xung quanh lời cam kết, đặc biệt với các Giám mục của Philippines”.

Cả Đức Hồng Y Luis Tagle Giáo phận Manila và Đức Tổng Giám mục Socrates Villegas Giáo phận Lingayen-Dagupan, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Philippines, dự kiến sẽ tham dự sự kiện này.

‘Laudato Si’ Pledge’ đã nhận được sự ủng hộ ban đầu từ bốn vị Hồng Y khác, đến từ những vùng khí hậu dễ bị tổn thương trên thế giới, cũng như đến từ Hoa Kỳ.

“Đây chính là một sứ mạng quan trọng để giúp Giáo hội toàn cầu đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu”, ĐHY John Ribat giáo phận Port Moresby, Papua New Guinea, đồng thời cũng là Chủ tịch Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Công giáo châu Đại Dương, cho biết.

ĐHY Ribat, đã được vinh thăng Hồng Y vào tháng 10, là một trong số những người đứng đầu sáu Hội đồng Giám mục lục địa đã kêu gọi đưa ra một thoả thuận toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trước hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc vào năm 2015, kết thúc bằng Hiệp định Paris. ĐHY Ribat đã thẳng thắn lên tiếng về những ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu ngày nay đối với người dân trên các hòn đảo ở Thái Bình Dương, nơi mà việc tái định cư do nước biển dâng đã bắt đầu diễn ra đối với một số cộng đồng, bao gồm cả quần đảo Carteret.

“Thay mặt cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Châu Đại Dương, tôi kêu gọi mọi người Công giáo tham gia và hỗ trợ nỗ lực quan trọng này để đưa Thông điệp Laudato Si đến với cuộc sống”, ĐHY Ribat kêu gọi.

ĐHY Sean O’Malley Giáo phận Boston, thành viên Hồng Y Đoàn của ĐTC Phanxicô, nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng, thông qua Thông điệp Laudato Si’, Đức Phanxicô đã đóng góp một phần quan trọng cho lợi ích của thế giới mà chúng ta đang sống bằng cách làm nổi bật rằng chúng ta có trách nhiệm phải chăm sóc cho món quà đặc biệt của công trình sáng tạo của Thiên Chúa”, không chỉ đối với tất cả mọi người ngày hôm nay mà còn đối với cả các thế hệ tương lai.

ĐHY Blase Cupich Giáo phận Chicago đã mô tả Thông điệp này như là một “lời kêu gọi rõ ràng trong việc hành động để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta”.

“Khi chúng ta đánh dấu kỷ niệm lần thứ hai của Thông điệp mang tính đột phá này, có một sự cấp thiết hơn nữa để cùng cộng tác với nhau trong việc tôn vinh món quà từ Đấng Tạo Hóa của chúng ta”, ĐHY Cupich nói.

Những người khác ủng hộ cam kết này cho đến nay là nhà thần học sinh thái thuộc Dòng Thánh Columban – linh mục Sean McDonagh; Marie Dennis – Chủ tịch tổ chức ‘Pax Christi Quốc tế’; linh mục Richard Rohr thuộc Dòng Phanxicô; May Boeve – Giám đốc điều hành của tổ chức khí hậu cơ sở ‘350.org’; và bà Christiana Figueres – Cựu thư ký điều hành Cơ quan biến đổi khí hậu của LHQ.

“Giờ đây hơn bao giờ hết, thế giới cần phải chú ý đến sự đòi buộc về mặt luân lý của Thông điệp Laudato Si’, và tiến tới những hành động quả quyết và khẩn cấp vốn hết sức cần thiết”, bà Figueres nhấn mạnh.

Kể từ khi thành lập, Phong Trào Khí Hậu Toàn Cầu Công Giáo đã nhấn mạnh các bước cơ bản cho người Công giáo để giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu, dù đó là các cá nhân hay trong các cộng đồng địa phương của họ. Tổ chức này cũng đã hợp tác trong các cuộc biểu tình lớn và các cuộc tuần hành được tổ chức bởi ‘350.org’ và các tổ chức hành động về khí hậu khác.

Quan điểm “các hành động địa phương” đã gia tăng gấp đôi sau cuộc bầu cử vào hồi tháng 11 tại Hoa Kỳ của Tổng thống Donald Trump, người cam kết sẽ đảo ngược các chính sách về biến đổi khí hậu của nước này. Kể từ khi đảm nhiệm chức vụ Tổng thống, ông đã ra lệnh duyệt lại Kế hoạch Năng lượng Sạch và đã tìm cách xem xét lại Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ, đề xuất việc cắt giảm lớn đối với các khoản ngân sách và tập trung đơn giản hóa vào vấn đề nước và không khí sạch.

Gần đây nhất, Trump tuyên bố ông dự định sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Paris, vốn sẽ chấm dứt một cách có hiệu lực việc thực hiện cam kết của quốc gia này ở cấp liên bang.

‘Laudato Si’ Pledge’ được đưa ra như một chiến dịch toàn cầu kêu gọi các chữ ký ủng hộ bởi Chiến dịch Toàn cầu về Khí hậu Công giáo, cuộc đàm phán về khí hậu COP21 đầu tiên đã thu thập được 900.000 chữ ký cho một kiến nghị tìm kiếm các nhà thương thuyết để đạt được thỏa thuận nhằm hạn chế nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên 1,5 độ Celsius.

Bước ngoặt này – được coi là một mục tiêu cấp ba “ngay bên dưới” mục tiêu cấp hai được đánh dấu trong Hiệp định Paris – là một ưu tiên của các quốc đảo, chẳng hạn như Philippines, vốn đã cung cấp nhiều chữ ký hơn bất kỳ 135 quốc gia nào khác tham gia cam kết.

Minh Tuệ (theo CNR)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết