Cách đây một thập kỷ, quả thực rất khó để các nhà hoạch định chính sách của các chính phủ phương Tây quan tâm đến vai trò của các tổ chức tôn giáo trong vấn đề phát triển con người. Tư duy thế tục chỉ nhìn tôn giáo, cách tốt nhất, như là một vấn đề riêng tư. Tồi tệ nhất, tôn giáo được coi là nguyên nhân gây ra các hành vi có hại cho xã hội, là sự cản trở đối với bản chất “thiêng liêng” của vấn đề nhân quyền toàn cầu, hoặc là nguyên nhân gốc rễ của chủ nghĩa khủng bố. Nói tóm lại, tôn giáo thuộc về ‘một loạt những điều đáng trách’.
Tuy nhiên, bắt đầu vào giữa thập niên 90 với Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, James Wolfenson, và nhân sự kiện mừng năm 2000 dưới thời Tổng Thư ký LHQ Kofi Anan khi các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đã được đồng ý, thì – theo một loạt các sáng kiến được gợi hứng từ các tôn giáo – xuất hiện các cố gắng đưa ‘tôn giáo’ vào số “những thực tại đáng mong ước” của sự phát triển quốc tế.
Các lập luận được sử dụng để bắt đầu tạo ra sự quan tâm tích cực đến vai trò của các tổ chức phi tôn giáo phi chính phủ trên các diễn đàn đa phương quốc tế đã tương đối cởi mở. Ngày nay họ gần như là một bản in đúc sẵn: các tổ chức tôn giáo chính là các nhà cung cấp dịch vụ xã hội lâu đời nhất được biết đến đối với nhân loại, và một số cơ sở giáo dục và y tế cơ bản đối với thời đại ngày hôm nay, được điều khiển hoặc ảnh hưởng đến một mức độ nào đó, bởi các thực thể tôn giáo.
Vì vậy, nếu chúng ta nghiêm túc về việc tăng cường các hệ thống y tế và việc tiếp cận phổ cập tới vấn đề chăm sóc sức khoẻ, việc tăng cường các cơ sở giáo dục, sự mãn nguyện và khả năng tiếp cận, việc bảo vệ môi trường của chúng ta, việc bảo vệ quyền của những người dân bị gạt ra bên lề xã hội và dễ bị tổn thương, chống lại việc loại trừ xã hội và bảo đảm phẩm giá con người, chúng ta cần phải làm việc với những người có ảnh hưởng đến trí óc, tâm hồn, và tiếp tục cung cấp cũng như quản lý một lượng đáng kể các dịch vụ xã hội ở hầu hết các quốc gia.
Những thực tế và số liệu về việc có bao nhiêu dịch vụ xã hội được cung cấp bởi hoặc thông qua các cơ sở tôn giáo hiện vẫn đang trong vòng tranh cãi.
Số lượng các sáng kiến trong các tổ chức đa phương thế tục – chẳng hạn như LHQ – vốn tập trung vào ‘tôn giáo và phát triển’ bắt đầu thu hút sự chú ý (và tiền bạc) của một số chính phủ tài trợ phương Tây. Chẳng hạn như Thụy Sĩ và Nauy, cả hai đều rất quan tâm đến việc huy động sự hỗ trợ tôn giáo đối với quyền của phụ nữ nói riêng. Một số chính phủ (như Hoa Kỳ và Anh) đã tham gia vào các tổ chức phi chính phủ tôn giáo ở cả quê hương quốc gia của mình cũng như việc hỗ trợ một số trong việc phát triển cũng như hoạt động nhân đạo ở nước ngoài.
Tuy nhiên, theo quan điểm đa phương, tấm thảm lớn hơn đối với các nhà tài trợ phương Tây ủng hộ cho những nỗ lực xung quanh vấn đề tôn giáo, có xu hướng trở thành những ngón chân nằm chìm trong nước hơn là quyết tâm hành động.
Với sự hiện diện ngày càng tăng của tổ chức al-Qaeda trên vũ đài thế giới vào năm 2001, và cuộc chiến tranh theo sau tại Iraq và Afghanistan, thế giới đã chứng kiến những tai ương khó trị ghê rợn đang nổi lên của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, ngay lập tức thúc đẩy, và được thúc đẩy bởi các hiện tượng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, kì thị chủng tộc, thói bài ngoại và xu hướng thù hận đối với phụ nữ. Một số chính phủ phương Tây đã công khai nói về việc thu hút các nhân tố tôn giáo trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng câu chuyện này có vẻ như đầy rẫy những căng thẳng chính trị.
Chỉ khi những người di cư xuất hiện đến “tràn ngập” trên các bờ biển Châu Âu (mặc dù số lượng chỉ là một phần nhỏ so với các nước đang phát triển), thì có một sự quan tâm đáng chú ý của một số chính phủ phương Tây về “vấn đề mang tính tôn giáo này”.
Đối với các thực thể liên quan đến sự phát triển của LHQ, những người đã đầu tư đáng kể để tạo ra sự quan tâm của các nhà tài trợ lớn nhất của phương Tây trong sự liên quan của các tôn giáo với sự phát triển, thúc đẩy bởi việc học hỏi từ các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỉ và với ý định nhằm thực hiện Chương trình nghị sự 2030, có một sự trở mặt đáng chú ý diễn ra ngay trước mắt.
Các sáng kiến của LHQ liên kết với các nhân tố tôn giáo và tăng cường quan hệ đối tác về y tế, giáo dục, môi trường, quyền lợi của phụ nữ, công việc nhân đạo, tất cả đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và hậu thuẫn bởi nhiều năm nghiên cứu, tư vấn, các mạng lưới và chia sẻ thực tiễn (như công việc của Tổ công tác liên ngành của LHQ về Tôn giáo và Phát triển đã chứng minh) trở thành đối tượng mong muốn của một số chính phủ.
Thay vì tìm cách hỗ trợ LHQ trong việc tiếp tục tham gia vào công việc này và các mối quan hệ đối tác quan trọng đã phát triển nhiều năm, ngược lại, mục tiêu của các chính phủ là nhằm tìm cách trực tiếp quản lý vai trò triệu tập, hình thành mạng lưới và tài trợ đối với các thực thể dựa trên niềm tin tôn giáo, có vẻ là với cùng mục tiêu của việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỉ.
Nhưng có một sự khác biệt quan trọng giữa việc Liên Hiệp Quốc triệu tập cũng như việc hợp tác với các tổ chức tôn giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo chỉ có một hoặc một số ít các chính phủ làm như vậy. Để tồn tại, phát triển và bảo vệ nhân quyền, chương trình nghị sự của các thực thể đa phương phải duy trì sự khác biệt với lợi ích tự thân quốc gia của bất kỳ chính phủ nào – hoặc một số ít – dù cho quyền lực của chính phủ này (hay các chính phủ này) thế nào đi chăng nữa, có lẽ vậy.
Điều này áp dụng cho tất cả các vấn đề, các cử tri đoàn cũng như các loại hình hợp tác được phác thảo trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG 17). Nhưng lập luận ở đây thậm chí còn mạnh mẽ hơn: nơi nào các tôn giáo được quan tâm, điều cốt yếu cần thiết phải có là sự tham gia không thiên vị đối với các nhà hoạt động tôn giáo, khác với lợi ích cá nhân của một quốc gia.
Nếu có nghi ngờ về vai trò của một chính phủ ngoài phương Tây trong việc hỗ trợ các nhà hoạt động tôn giáo ở các quốc gia bên ngoài phươngTây, thì tại sao chúng ta không nghi ngờ các chính phủ phương Tây liên quan đến việc hỗ trợ các nỗ lực tôn giáo ở các quốc gia khác với của họ?
Câu hỏi này trở nên đặc biệt thích hợp khi chúng ta bắt đầu xem xét thành phần tôn giáo của các chính phủ phương Tây hiện đang quan tâm đến việc “hỗ trợ tôn giáo và việc phát triển” ở nước ngoài – phần lớn là Kitô giáo. Và nếu chúng ta nhìn vào các chính phủ được nhìn nhận với sự nghi ngờ vốn từ lâu đã ủng hộ những cam kết tôn giáo ở nước ngoài (cũng vì mục đích phát triển và vì mục đích nhân đạo, có thể thêm), họ có xu hướng là người Hồi giáo. Có lẽ là một sự trùng hợp?
Để tránh những loại câu hỏi như vậy, tất cả các bên liên quan cần phải quan tâm đến việc đạt được các mục tiêu quan trọng của các Mục tiêu Phát triển Bền vững cũng như nhằm mục đích xác nhận nhiệm vụ bảo vệ hòa bình, an ninh, nhân quyền của Liên hợp quốc, nhằm hỗ trợ những nỗ lực của LHQ trong việc thu hút sự tham gia của toàn bộ xã hội dân sự.
Thay vì những nỗ lực của một số chính phủ, để làm việc với các đối tượng tôn giáo chọn lọc, ở một số nước, thách đố (vốn hoàn toàn có thể đạt được) chính là tăng cường các liên minh dân sự đa tín ngưỡng trên thế giới, bao gồm nhiều lĩnh vực của các tổ chức phi chính phủ được thành lập hợp pháp và được biết đến, với các chính phủ và các tổ chức Liên Hợp Quốc, ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Nếu không, những nỗ lực đó có nguy cơ sẽ bị hiểu nhầm như là một doanh nghiệp thuộc địa mới trong sự phát triển quốc tế, đang gia tăng những căng thẳng tôn giáo trên toàn cầu. Lịch sử đầy dẫy những ví dụ khi huy động các nhà hoạt động tôn giáo ở các quốc gia khác, cho dù có thiện chí như thế nào đi chăng nữa, cũng có thể tạo ra một số liên minh không tín ngưỡng.
Minh Tuệ (theo Allafrica.com)