"Châu Âu cần quay trở lại với tinh thần Kitô giáo của De Gasperi và Schuman"

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 29-07-2016 | 13:42:18

“Một Liên minh châu Âu dựa trên lợi ích kinh tế, sẽ thất bại khi nền kinh tế bị tê liệt. Cần có một sự đánh giá lại vấn đề lương tâm. Chúng ta cần trở về với tinh thần hiệp nhất đã được duy trì bởi các Kitô hữu đích thực như Alcide de Gasperi và Robert Schuman”.

20160729 Dziwisz

Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz – Tổng Giám mục Địa phận đồng thời là thư ký riêng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã trả lời phỏng vấn của Vatican Insider trước khi Đại Giới Trẻ Thế Giới diễn ra tại Krakow.

Về vấn đề nhập cư, Ngài cho biết: “Đó chính là nhiệm vụ của mỗi người Kitô hữu chúng ta trong việc chăm sóc họ. Đây cũng chính là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các trường hợp khẩn cấp, đảm bảo những người tị nạn phải được đối xử một cách nhân đạo, đồng thời ngăn chặn những rủi ro có khả năng xảy đến với những người muốn bằng mọi giá để có thể đến châu Âu”.

 

“Một Liên minh châu Âu dựa trên lợi ích kinh tế, sẽ thất bại khi nền kinh tế bị tê liệt. Cần có một sự đánh giá lại vấn đề lương tâm. Chúng ta cần trở về với tinh thần hiệp nhất đã được duy trì bởi các Kitô hữu đích thực như Alcide de Gasperi và Robert Schuman”. “Tôi hy vọng rằng trong suốt kì Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới này (WYD), nhiều bạn trẻ sẽ đặt ra những vấn đề liên quan đến hướng nghiệp”. Giáo Hội đã nhận lãnh một “món quà tuyệt vời: đó là sự liên tục giữa các triều đại Giáo Hoàng từ Thánh Gioan Phaolô II, Nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô”.

Còn về vấn đề di dân thì sao? “Đó chính là nhiệm vụ của mỗi người Kitô hữu chúng ta trong việc chăm sóc họ. Đây cũng chính là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các trường hợp khẩn cấp, đảm bảo những người tị nạn phải được đối xử một cách nhân đạo, đồng thời ngăn chặn những rủi ro có khả năng xảy đến với những người muốn bằng mọi giá để có thể đến châu Âu”.

 

Với cuộc gặp gỡ mang tầm vóc quốc tế về tâm linh và văn hóa của các bạn trẻ trên khắp hành tinh từ ngày 26/7 đến ngày 31/7, Vatican Insider đã có cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz -Tổng Giám Mục Địa phận Krakow (thành phố, nơi sự kiện đang diễn ra) đồng thời Ngài cũng từng là thư ký riêng của Đức Gioan Phaolô II.

 

Thưa Đức Cha, nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (WYD) sắp diễn ra: xin Đức Cha cho biết mong đợi của của Ngài đối với Đại Hội Giới Trẻ sắp tới tại Krakow là gì?

 

“Tôi tin chắc chắn rằng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow sẽ là một trải nghiệm khó quên đối với rất nhiều các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới. Tôi có một sự hy vọng rất lớn đối với kì ĐHGTTG sẽ được tổ chức tại thành phố quê hương của Thánh Gioan Phaolô II và Thánh nữ Faustina: Nguyện xin thông điệp về Lòng thương xót của Thiên Chúa bám rễ sâu nơi tâm hồn của nhiều bạn trẻ, kể cả các bạn trẻ đã và đang tuyên xưng đức tin Công Giáo để họ có thể đến gần hơn với Chúa Giêsu cũng như các bạn trẻ đang trên đường tìm kiếm đức tin, để họ có thể cảm nghiệm ân sủng của Thiên Chúa trong những ngày sắp tới và bắt đầu một cuộc hành trình Kitô giáo dẫn đưa họ trên đường dẫn đưa tới hạnh phúc đích thực”.

 

Hiện có những vấn đề nào liên quan đến nguy cơ khủng bố không? Đức Cha có quan ngại về vấn đề này không?

 

“Tôi không nghĩ rằng sẽ có có những nỗi lo sợ tại Krakow. Các sự kiện quốc tế chắc chắn sẽ có những khó khăn nhất định, thế nhưng đây không phải là lần đầu tiên một Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức trong một hoàn cảnh đầy khó khăn: Tôi đang nghĩ đến Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Toronto năm 2002, được tổ chức chỉ 9 tháng sau cuộc tấn công khủng bố xảy ra vào ngày 11/9. Ngoài ra, chính phủ Ba Lan đã tăng cường các biện pháp an ninh. Vì vậy, tôi có thể nói rằng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016 thực sự sẽ là một sự kiện an toàn”.

 

Đức Cha cảm nhận thế nào về Triều Đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô? Có bất kỳ mối liên kết trực tiếp nào với Triều Đại Giáo Hoàng Gioan Phaolô II không? Và có liên hệ thế nào?

 

“Triều Đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô thực sự là một triều đại tràn đầy niềm vui và ân sủng cho tất cả mọi người. Thiên Chúa quả nhiên đã ban cho chúng ta rất nhiều quà tặng thông qua tấm gương của Đức Thánh Cha cũng như những giáo huấn của Ngài. Tất cả chúng ta cảm thấy như được thúc đẩy để nỗ lực hơn nữa, để bước theo Chúa Kitô mỗi ngày.

 

Triều đại Giáo hoàng của Ngài gắn bó chặt chẽ với Triều đại của Đức Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI và Đức Gioan Phaolô II. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua nhiều khía cạnh, đặc biệt là qua Thông điệp về Lòng Thương Xót Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhớ lại Thông điệp “Dives in Misericordia” (Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót) của Đức Gioan Phaolô II và Thông điệp “Deus Caritas Est” (Thiên Chúa là Tình Yêu) của Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI. Hẳn chúng ta sẽ cảm thấy rất vui mừng và tạ ơn Chúa vì món quà vô giá mà Ngài đã ban cho Giáo Hội Công Giáo, đó là sự liên tục trong các giáo huấn của các Triều Đại Giáo Hoàng”.

 

Ngày nay, vấn đề nhập cư hiện đang là mối quan tâm và đồng thời là tâm điểm của giới truyền thông cũng như các tranh cãi chính trị, do những tác động xã hội, kinh tế cũng như tôn giáo và những nguy cơ tiềm ẩn có liên quan đến vấn đề khủng bố: làm thế nào chúng ta có thể tin tưởng rằng vấn đề này sẽ được giải quyết, dựa trên căn cứ nào?

 

“Cuộc khủng hoảng di cư là một trong những vấn đề lớn nhất thời đại chúng ta. Có lẽ nhận thức của chúng ta về vấn đề này quả là đáng buồn hơn vì châu Âu có liên quan trực tiếp đến vấn đề này, nhưng có lẽ đó là lỗi của chúng ta. Chúng ta đã không nhận thức được vấn đề sớm hơn vì sự ích kỷ của lục địa chúng ta vốn mang trong tâm trí rằng đã có nhiều cuộc di cư hàng loạt từ châu Phi và châu Á nhiều thập kỷ gần đây.

 

Tôi nghĩ rằng có hai khía cạnh cơ bản ở đây, trong đó, khía cạnh đầu tiên đó là: con người phải là trên hết. Đức Thánh Cha không ngừng nhắc nhở chúng ta rằng mọi người đều có phẩm giá và đầy đủ nhân quyền và tất cả mọi người phải được đối xử đúng với phẩm giá của họ. Nhiệm vụ của người Kitô hữu chúng ta đó là chăm sóc, giúp đỡ và bảo vệ những con người đáng thương này.

 

Khía cạnh thứ hai là chúng ta cần cộng tác với các cơ quan công quyền trong việc giải quyết những trường hợp khẩn cấp của cộng đồng bằng các giải pháp tạm thời cũng như lâu dài. Chúng ta cần đảm bảo rằng những người tị nạn phải được đối xử cách tử tế đồng thời thể hiện tinh thần liên đới với họ và ngăn chặn những nguy cơ có khả năng xảy ra đối với những người muốn nắm bắt những cơ hội để có thể đến được châu Âu bất chấp mọi nguy hiểm rình rập. Chúng ta cũng được mời gọi để giải quyết những nguyên nhân dẫn đến những cuộc di cư đó và cần phải đảm bảo rằng tất cả mọi người có thể an tâm sinh sống nơi đất nước của họ trong hòa bình và yên ổn. Chúng ta không thể trở nên lo lắng đơn giản chỉ vì họ đến và “gây ra” những vấn đề rắc rối “đối với chúng ta”, nhưng chúng ta phải làm hết sức mình để đảm bảo rằng tiến trình này có thể được thực hiện nơi quê hương đất nước của họ, đó là điều mà nhân loại ai ai cũng mong muốn. Điều này đòi hỏi một nỗ lực quốc tế mà hiện nay chúng ta thấy dấu hiệu quả là đáng buồn”.

 

Đức Cha nhận định thế nào về tương lai của châu Âu? Ngài có những đề nghị gì vào thời điểm rất nhạy cảm này không?

 

“Châu Âu hiện tại đang ở ngã ba đường trong vấn đề chính trị. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua vấn đề Brexit. Cần có một sự kiểm điểm lại lương tâm: một liên minh dựa trên lợi ích kinh tế hẳn sẽ thất bại khi nền kinh tế không hiệu quả hay bị tê liệt hoặc khi người ta cho đi nhiều hơn là nhận được … Nó thậm chí còn tồi tệ hơn khi có những nỗ lực đồng nhất văn hóa chống lại các giá trị căn bản của Kitô giáo tại  nhiều quốc gia ở châu Âu. Chính những khoảnh khắc khó khăn này đề nghị chúng ta nên trở lại với tinh thần hợp nhất châu Âu duy được duy trì bởi các Kitô hữu đích thực như Alcide de Gasperi và Robert Schuman.

 

Về vấn đề này, tôi nhớ lại Thông điệp của Đức Gioan Phaolô II nhắn gửi từ Santiago de Compostela vào năm 1983: “Châu Âu, hãy là chính mình!”. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã chỉ ra rằng: chỉ bằng cách quay lại các giá trị của chúng ta, châu Âu mới có thể tạo ra một sự đóng góp có giá trị trước hết cho người dân của mình và sau đó là đóng góp cho những khu vực còn lại của thế giới”.

 

Những câu nói nào của Đức Wojtyla mà Ngài muốn dùng để nói với các bạn trẻ ngày nay nói riêng?

 

“Hầu hết các bạn trẻ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow đều chưa từng có cơ hội gặp gỡ Đức Wojtyla. Tôi hy vọng rằng khi tất cả chúng tụ tập quanh Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta cũng sẽ được gặp gỡ chính Đức Gioan Phaolô II, thông qua đức tin của chúng ta trong sự hiệp thông với các Thánh. Tôi thực sự rất vinh hạnh vì đã được đồng hành bên Ngài không những qua những kì Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới mà còn qua những chuyến tông của Ngài tại nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó tôi có thể xác thực một điều rằng Ngài biết dùng những lời động viên đối với các bạn trẻ để dạy họ biết đưa ra những quyết định khôn ngoan. Ngài sẽ luôn luôn nói: “Thậm chí ngay cả khi người ta không đòi hỏi nhiều từ các con, các con cũng phải đòi hỏi bản thân mình như vậy”. Ngài giải thích: “Mỗi người trong chúng ta đều có những khía cạnh khác nhau, và mỗi người đều phải đảm nhận và thực hiện những  nhiệm vụ khác nhau. Đó cũng chính là nguyên nhân mà họ không thể giúp đỡ, nhưng phải chiến đấu. Một nhiệm vụ, một cam kết mà họ không thể tránh khỏi. Điều đó không thể từ bỏ. Một trật tự nhất định của chân lý và các giá trị mà chúng ta có nghĩa vụ phải “duy trì” và “bảo vệ”: nơi chính bản thân mỗi người cũng như xung quanh mình. Vâng: phải tự bảo vệ bản thân mình cũng như những người khác”.

 

Minh Tuệ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube

Liên kết